Bài viết của phóng viên Minh Huệ ở tỉnh Giang Tô, Trung Quốc

[MINH HUỆ 03-12-2018] Từng bị cầm tù bảy năm, một kỹ sư thiết kế ra-đa ở thành phố Nam Kinh lại bị kết án tù một lần nữa vào tháng 6 năm 2018 vì tu luyện Pháp Luân Công, một pháp môn tu luyện cả tâm lẫn thân bị chính quyền cộng sản Trung Quốc bức hại từ năm 1999.

Luật sư kháng án của ông Mã Chấn Vũ đã không được gia hạn giấy phép hành nghề luật bởi ông đã nhiều lần đại diện pháp lý cho ông Mã và các học viên Pháp Luân Công khác. Bởi vậy, vợ ông Mã, cũng là học viên Pháp Luân Công, hiện đang phải sống lưu vong ở Mỹ quốc để tránh bị bức hại, đã mất năm tháng để tìm một luật sư mới để trình kiến nghị xem xét lại vụ án của chồng bà.

Vị luật sư mới này cũng từng bị bắt giữ vì đại diện cho các học viên Pháp Luân Công khác, vợ, con gái của ông cũng đã phải chuyển sang Mỹ quốc sinh sống để tránh bị cảnh sát sách nhiễu. Ông cũng bị đe dọa thu hồi giấy phép hành nghề nếu tiếp tục đại diện cho ông Mã.

Vợ ông Mã, Tiến sỹ Trương Ngọc Hoa, đang rất lo lắng cho sự an nguy của chồng và vị luật sư mới. Bản thân bà Trương cũng từng bị bức hại tại Trung Quốc vào năm 2001 vì từ chối từ bỏ Pháp Luân Công. Trong thời gian bị giam giữ ở một bệnh viện, cảnh sát đã tiêm những loại thuốc không rõ nguồn gốc khiến cơ và lưỡi của bà cứng đờ và nhịp tim tăng lên. Bà đã bị đau đến mức không còn biết gì nữa.

Hiện Tiến sỹ Trương vẫn đang nỗ lực kêu gọi trả tự do cho chồng bà và ngay lập tức chấm dứt bức hại Pháp Luân Công.

94b1eefa03230cf24d508e61b27f449b.jpg

Vợ ông Mã, Tiến sỹ Trương Ngọc Hoa, tại buổi mít tinh ở Washington D.C hồi tháng 7 năm 2018

Liên tục bị chính quyền bức hại vì đức tin của mình

Ông Mã, 56 tuổi, từng là kỹ sư trưởng của Viện Nghiên cứu Số 14 thuộc Tập đoàn Công nghệ Điện tử Trung Quốc ở Nam Kinh. Ông bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công năm 1995 và sức khỏe của ông được cải thiện rõ rệt. Thân thể khỏe mạnh cũng giúp ông công tác tốt hơn.

2018-12-2-mh-mazhenyu-1--ss.jpg

Ông Mã Chấn Vũ

Cuộc sống của ông Mã bị đảo lộn hoàn toàn khi cuộc bức hại Pháp Luân Công xảy ra năm 1999. Ông Mã liên tục bị bắt giữ vì kiên định đức tin của mình. Trước lần bị cầm tù gần đây nhất, ông Mã từng bị giam giữ tổng cộng chín năm – trong đó bị giam trong trại tẩy não sáu tháng, giam 1,5 năm trong trại lao động cưỡng bức, và ngồi tù bảy năm. Trong khi bị giam giữ, ông liên tục bị tra tấn thể xác đến mức tính mạng thường xuyên gặp nguy hiểm.

Án tù lần hai bị tòa án trung cấp giữ nguyên và giấy phép hành nghề của luật sư không được gia hạn

Ông Mã bị bắt giữ lần gần đây nhất vào tháng 9 năm 2017 và bị kết án ba năm tù giam vào tháng 6 năm 2018 vì đã gửi sáu lá thư tới các lãnh đạo chính phủ bày tỏ quan ngại của mình về cuộc bức hại Pháp Luân Công.

Ông đã kháng án lên Tòa án Trung cấp Nam Kinh, hai tháng sau, cơ quan này ra quyết định giữ nguyên bản án ban đầu.

Luật sư kháng án của ông Mã, ông Lận Kỳ Lỗi, yêu cầu được gặp thân chủ của mình tại Trại tạm giam Số 3 Nam Kinh, nhưng trại giam nói rằng họ đã chuyển ông Mã tới nhà tù và từ chối tiết lộ thông tin nhà tù.

Ông Lận không được thông qua kỳ kiểm tra thường niên dành cho luật sư hành nghề vào cuối năm đó bởi ông nhiều lần đại diện pháp lý cho các học viên Pháp Luân Công. Do đó, ông không thể gia hạn giấy phép hành nghề luật.

Luật sư mới vượt qua nhiều gian nan để đại diện cho ông Mã

Tháng 11, vợ ông Mã đã tìm được một luật sư mới. Ông Tạ Dương sinh sống và làm việc tại tỉnh Hồ Nam, ban đầu ông do dự trong việc nhận vụ án của ông Mã bởi lẽ hãng luật của ông cấm ông tham gia vào các vụ án Pháp Luân Công trước sức ép từ phía chính quyền.

Bản thân ông Tạ từng bị bức hại tàn bạo bởi tích cực biện hộ cho các học viên Pháp Luân Công. Ông từng bị bắt, giam giữ, tra tấn thể xác và uy hiếp tinh thần. Giống như Tiến sỹ Trương, vợ và con gái ông cũng phải sống tha hương ở Mỹ quốc.

Sau đó ông Tạ hạ quyết tâm, tin rằng việc lên tiếng cho chính nghĩa là việc đúng đắn nên làm, bất chấp rủi ro. Ông đã tìm một luật sư đồng nghiệp và người này đồng ý cùng ông đại diện cho ông Mã.

Không được gặp mặt thân chủ và bị đe dọa thu hồi giấy phép hành nghề

Qua các mối quan hệ cá nhân ông Tạ biết rằng ông Mã lúc đó đang bị giam tại Nhà tù Tô Châu, thành phố Tô Châu, tỉnh Giang Tô.

Ông Tạ cùng vị luật sư kia bay thẳng tới Nam Kinh vào ngày 13 tháng 11 và sau đó đi tàu cao tốc tới Tô Châu. Tình cờ họ phát hiện ra có vài người đang ghi hình họ ngay trước khi họ lên tàu. Ông liền lập tức nhận ra ngay mình đang trở thành mục tiêu của chính quyền và đang bị theo dõi. Các đặc vụ cũng lên tàu nhưng không theo hai ông tới nhà tù.

Khi đến Nhà tù Tô Châu, lính canh tù không cho phép ông Tạ gặp mặt thân chủ của mình, nói rằng người phụ trách việc thăm hỏi đang bận. Ông Tạ hỏi rằng nhà tù đã thông báo cho gia đình ông Mã về địa điểm của nhà tù này hay chưa. Lính canh đáp rằng thông báo đã được gửi qua đường bưu điện tới quê nhà ông Mã ở tỉnh Thiểm Tây, và rằng anh trai ông Mã đã đến đây thăm ông.

Ông Tạ cũng chuyển lời của vợ ông Mã rằng bà quan ngại về sự an nguy của chồng mình, và một lính canh khác hứa rằng sẽ đối xử với ông Mã giống như các tù nhân khác.

Khi ông Tạ rời đi, một lính canh thứ ba ngăn ông lại và muốn “được xem giấy phép của ông lần nữa.” Lính canh này đã chụp vài bức ảnh giấy phép hành nghề của ông Tạ.

Ngay khi ông Tạ về nhà, ông nhận được cảnh cáo của Ủy ban Chính trị và Pháp luật Hồ Nam, một cơ quan ngoài vòng pháp luật có nhiệm vụ đàn áp Pháp Luân Công, yêu cầu ông chấm dứt đại diện cho ông Mã bằng không ông sẽ không được gia hạn giấy phép hành nghề.

Bài liên quan:

Một kỹ sư trưởng bị đuổi việc, liên tiếp bị bắt giữ và bị bỏ tù vì đức tin của mình

Từng bị cầm tù 7 năm, một kỹ sư thiết kế ra-đa lại bị bỏ tù vì đức tin của mình

Mít tinh tại Đài Tưởng niệm Washington ghi dấu 19 năm kháng nghị ôn hòa kêu gọi chấm dứt cuộc bức hại Pháp Luân Công tại Trung Quốc

Nhiều học viên Đại Pháp từ Học viện nghiên cứu số mười bốn Nam Kinh, tỉnh Giang Tô bị bức hại


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2018/12/3/377977.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2018/12/15/173631.html

Đăng ngày 18-12-2018; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share