Bài của một học viên tại tỉnh Hắc Long Giang

[MINH HUỆ 26-10-2009] Ngày 11 tháng 10 năm 2009, khi đang đi chợ, tôi trông thấy một phụ nữ đang mặc cả với người bán hàng để mua Lê.

Người bán hàng nói: “Nếu bà mua hết, tôi sẽ giảm giá cho bà”, vậy nên người phụ nữ đó bèn rủ tôi cùng mua Lê với bà.  Lúc đầu, tôi không định mua Lê, nhưng tôi vẫn đồng với đề nghị của bà. Sau đó, tôi bảo bà ấy gói Lê từ đầu kia của thùng hàng và cân trước. Khi bà ấy đang cân, bà ấy bảo tôi đưa thêm cho bà để cho số cân thành chẵn. Tôi đang bận gói Lê nên không trả lời bà. Bà ấy nghĩ tôi không sẵn lòng đưa thêm nên nói: “Thế thì bà đưa tôi cái quả dập kia vậy?”. Tôi không nghĩ ngợi gì nhiều và tiện tay đưa quả đó cho bà ấy.

Trên đường về nhà, đột nhiên tôi nhớ lại chuyện này. Vì sao tôi lại đưa cho bà ấy một quả Lê dập? Tôi cẩn thận xem xét lại tâm thái của tôi về vấn đề này và tìm thấy rất nhiều chấp trước. Trước tiên, tôi để tình cảm chi phối. Tôi không định mua Lê, nhưng tôi cảm thấy ngượng khi từ chối bà ấy. Lời nói của bà ấy cũng làm khuấy động tâm phàm ăn của tôi. Và vì sao mà tôi lại bảo bà ấy gói Lê từ đầu kia? Tôi đã sợ là bà ấy chọn hết quả ngon. Đó không phải là tâm vị kỷ của tôi sao? Hơn nữa, tôi đã đưa cho bà ấy một quả Lê dập. Đó không phải là chấp trước vào lợi ích sao? Sự việc nhỏ nhoi này đã phản ánh một cách sống động tâm tính của tôi.

Tôi bắt đầu tu luyện Đại Pháp năm 1997 và đã tu luyện được hơn 10 năm, vậy mà tôi vẫn không buông bỏ được một quả Lê. Tôi viết lại kinh nghiệm này để thảo luận với các bạn đồng tu về việc phải xử lý những việc nhỏ nhặt hàng ngày như thế nào trong tu luyện. Tôi ngộ ra rằng không có gì khác nhau giữa việc lớn và việc nhỏ trên con đường tu luyện. Tất cả chúng đều phản ánh các tâm chấp trước của chúng ta.

Vì vậy, trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta phải coi tu luyện là một việc thật sự nghiêm túc. Qua những sự việc nhỏ nhặt hàng ngày, quan trọng nhất là chúng ta suy nghĩ gì và điều gì dẫn đến những suy nghĩ ấy. Chúng ta cần nắm lấy những niệm đó và dùng Pháp mà quy chính chúng. Đặc biệt vào những thời khắc giảng chân tướng và cứu độ chúng sinh then chốt, chúng ta phải quy chính lại mỗi ý niệm, mỗi hành vi của mình.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2009/10/26/211081.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2009/11/3/112068.html
Đăng ngày: 05-11-2009: Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share