Bài viết của Kim Trung Cương

[MINH HUỆ 27-10-2009] Trong khi nói chuyện với bạn bè của tôi, họ nói với tôi rằng họ không hiểu được đồng nghiệp, bạn bè hay ông chủ của họ. Đôi khi họ không biết là họ tốt, tử tế chu đáo hay là phê bình và mỉa mai châm biếm.

Tôi cũng có những kinh nghiệm tương tự. Vì tôi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công khi còn bé. Tôi xem nhẹ những thứ của người thường. Tuy nhiên, khi tôi càng lớn và càng bị ảnh hưởng bởi xã hội, tôi cũng bắt đầu thắc mắc không biết mọi người có những ý gì khác không khi họ nói chuyện với tôi. Khi học Pháp nhiều hơn, tôi đã nhận ra đây là vì những quan niệm và chấp trước của tôi. Tôi cần phải loại bỏ cái tâm này. Nhận ra điều này, tôi đã quyết định lý giải lời nói của người khác một cách thiện. Bất kể một người có ý định gì, chúng ta nên hiểu họ một cách thiện và từ bi. Chúng ta sẽ không mất gì. Trái lại, chúng ta có thể hiểu lầm người khác nếu chúng ta lý giải mọi thứ mà họ nói một cách tiêu cực.

Tôi nhớ lại một câu chuyện về Khổng Tử nói về vấn đề này. Nhan Hồi là đệ tử thân tín nhất của Khổng Tử. Một lần Khổng Tử đang đi chu du giảng bài, ông đã bị mắc kẹt trên đường giữa Chen và Cai, và đã không có thức ăn trong bảy ngày. Nhan Hồi, sau nhiều lỗ lực, đã có thể tìm thấy một chút gạo. Anh đắp một bếp lò để nấu cơm. Khi cơm sắp chín, Khổng Tử gửi thấy mùi thơm và đã tỉnh dậy. Ông nhìn thấy Nhan Hồi đang bốc một nắm cơm vào cho vào mồm anh ta. Khi Nhan Hồi nói với Khổng Tử rằng cơm đã chín, Không Tử muốn thử anh ta và nói: “Ta đã mơ về người cha quá cố của ta. Ta muốn cúng ông bát cơm nguyên vẹn này để tưởng nhớ ông.” Nhan Hồi vội vàng nói: “Không, không, cơm này không sạch. Khi con nấu cơm, một vài bụi bẩn đã rơi vào. Con không muốn vứt chỗ cơm bẩn đó đi nên con vừa mới lấy tay bốc và ăn nó.” Sau đó Khổng Tử biết là Nhan Hồi không ăn vụng cơm. Khổng Tử cảm động, và nói: “ Ta tin vào mắt ta, nhưng mắt ta có thể lừa dối ta. Ta dựa vào suy nghĩ của bản thân, nhưng suy nghĩ của ta có thể không đáng tin. Học trò, con nên nhớ rằng thật không dễ để biết được ý định của người khác.

Ngược lại, nếu một người có những ý định xấu, nhưng chúng ta đối xử với họ bằng tư tưởng tốt, chúng ta có thể làm người đó cảm động và khơi dậy phần Thiện bên trong của người đó. Tốt và xấu đồng thời tồn tại ở trong bản tính của mỗi con người. Khi được khơi dậy bởi lòng vị tha, người ta sẽ thể hiện lòng tốt của họ. Trong những màn trình diễn của Đoàn Nghệ thuật Thần Vận, những nghệ sĩ là hiện thân của sự thánh thiện và vẻ đẹp tinh khiết và do vậy khán giả đáp lại bằng những tràng pháo tay như sấm. Lòng tốt và từ bi được thể hiện qua những điệu múa và những ca khúc đã làm nhiều người cảm động rơi nước mắt, khôi phục lại niềm tin của họ vào văn hoá truyền thống, và thức tỉnh thiện niệm của họ. Một người đức độ nên có một trái tim rộng lớn. Một người chỉ có thể hiểu và tha thứ cho người khác khi người đó có thể trở nên vị tha.

Như cuốn sách cổ của Trung Dung nói: “Biết lợi ích [của việc làm người đức độ], [Nhan Hồi] luôn nhớ điều đó trong tâm của anh và không bao giờ từ bỏ.” Tôi hy vọng rằng sau khi nghe câu chuyện này, các bạn cũng sẽ đối xử với mọi người xung quanh bạn bằng thiện . Đôi khi thật dễ dàng để có những thiện niệm; Cần có một trái tim vị tha để luôn đối xử tốt với mọi người.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2009/10/27/211145.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2009/11/2/112046.html
Đăng ngày 03-11-2009; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản

Share