[Minh Huệ] Trong quá trình lịch sử Trung Quốc trong hơn 50 năm qua, những hoạt động chính trị liên tục xảy ra từ nhóm này đến nhóm khác. Mỗi lần như thế, nhiều người vô tội đã bị hành hung, làm khó và đời sống của họ bị đe doạ trầm trọng chỉ vì họ có liên hệ với những người bị gán cho cái nhãn hiệu là “kẻ thù của nhân dân”.

Với guồng máy cai trị như thế, được thấy rõ ràng nhất là trong thời Cách mạng Văn hoá. Khi một người bị gán là “kẻ thù của nhân dân”, chỉ vì họ là điạ chủ, một người giàu có, một người “quốc gia”, và rồi thì con cái, thân nhân, họ hàng của họ sẽ bị hành hung, làm khó. Thậm chí cả bạn bè, láng giềng, đồng nghiệp cũng bị bắt buộc báo cáo hành tung của người đó, mặc dầu người đó có thể là cha, mẹ, anh chị em, bạn tốt… để chứng tỏ rằng họ đã “cách ly với người đó”. Nếu không, thì họ cũng sẽ bị liên can và cũng chịu cùng số phận của người đó.

Lịch sử vẫn đang lập lại như thế. Vào tháng 7 năm 1999, khi Giang Trạch Dân phát động chính sách khủng bố Pháp Luân Công. Y lạm dụng quyền hành để phát động chính sách khủng bố toàn diện, dã man với các đệ tử Pháp Luân Công. Y đích thân phát động chính sách liên lụy, quan hệ, rồi hành hạ, làm khó dễ bằng cách bắt buộc chính quyền các cấp và các chủ hãng xưởng ký giấy tờ đồng ý khủng bố, bức hại các đệ tử Pháp Luân Công bằng cách cắt đứt các nguồn lợi tài chính, kinh tế, đuổi việc, sa thải. Nếu một đệ tử trong cơ quan của họ tu luyện công khai Pháp Luân Công hay đi Bắc Kinh để thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công, thì trưởng cơ quan sẽ bị cách chức. Sự trừng phạt cũng tương tự cho các chủ hãng xưởng tư nhân. Bằng cách này, rất nhiều người và cơ quan bị bắt buộc trong chính sách khủng bố vì những người này sợ bị liên lụy và cũng không dám nói lên tiếng nói công lý cho Pháp Luân Công.

“Vụ Chen Lei” là một ví dụ. Cô Chen Lei là đệ tử Pháp Luân Công tại Xinji City thuộc Hebei Province. Cô ta là cô giáo trung học. Cô ta bị bắt cóc trái phép và đưa đi trại giam vào dịp tết Nguyên đán năm 2001. Năm ngày sau đó, cô ta được thả sau khi chính quyền bắt gia đình cô ta đóng phạt 5000 đồng (tiền Trung Quốc). Khi trường học khai giảng năm học mới, một số học sinh biết rằng cô ta bị giam trong dịp tết. Để giảng rõ sự thật, cô kể lại chuyện cô bị bắt cho 4 lớp cô dạy. Cha mẹ của các học sinh báo cáo về cô với Phòng 610. Wang Xudong, Bí thư tỉnh ủy Hebei nói rằng “Vụ Chen Lei rất chấn động” và “Cần phải điều tra kỹ lưỡng”. Rất nhiều người bị làm khó và trở thành nạn nhân của chính sách khủng bố.

Chen Lei bị bắt trái phép vào ngày 23 tháng 2 năm 2001. Cô ta bị giam tại Xinji Detention Center và bị tra tấn dã man. Một nửa số học sinh trong 4 lớp cô giảng dạy cũng bị điều tra. Mi Lijun, hiệu trưởng trường đó, cũng là đệ tử Pháp Luân Công, bị cách chức ngay lập tức và bị bắt giam trái phép tại trại cưỡng bức lao động. Hồ sơ chính của Pang Yusuo, Giám đốc của Xinji City Education Bureau, bị đen, vì bị ghi lầm là có vi phạm tội ác. Vì áp lực nặng nề Pang Yusuo bắt buộc tất cả các hiệu trưởng phải ký tên vào giấy bảo đảm là họ sẽ bị cách chức nều có vụ “Pháp Luân Công tương tự xảy ra”. Sau đó, Zhao Bo, phó thị trường Xinji City, đích thân phát động chính sách ký tên bảo đảm, thu thập chữ ký chống Pháp Luân Công tại tất cả các trường trung, tiểu học trong thị xã. Bất cứ ai, thấy giáo hay học sinh, sẽ bị trục xuất nếu từ chối không ký tên vào “Bản Bảo đảm”

Khi một người tu luyện Pháp Luân Công tại nhà của họ, hay thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công , thì sẽ có một khối nặng trên đầu cho toàn gia đình. Con cái của họ không được đi học hay đi lính. Họ bị cách chức, đuổi việc. Một số người, vì bị áp lực nặng nề, bị bắt buộc ly dị vợ chồng nếu vợ chồng tu luyện Pháp Luân Công.

Yang Lirong là một đệ tử từ Dingzhou City của Baoding Area thuộc Hebei Province. Cô ta bị hành hạ và khủng bố vì từ chối không ly khai với Pháp Luân Công. Công an địa phương đến nhà cô ta nhiều lần, doạ nạt, hà hiếp gia đình cô. Chồng của cô sợ bị mất việc, và hay đánh đập cô tàn nhẫn. Cô Yang vẫn thành tín với Pháp Luân Công. Công an bèn đưa cô ta vào lớp tẩy não 3 lần. Trong gia đình, hai vợ chồng cô rất khốn khổ.

Vào tháng 2 năm 2002, công an đến nhà cô ta và lục soát bất hợp pháp và doạ nạt chồng cô. Chồng cô quá sợ vì bị hành hạ đủ thứ và mất bình tỉnh. Sáng sớm ngày hôm sau, khi cha mẹ họ đi khỏi, chồng cô ta bóp cổ cô đến chết. Lúc đó con của họ mới 10 tuổi.

Bây giờ hãy nhìn vào tình trạng Pháp Luân Công tại Hoa kỳ.

Một người Trung Quốc sống tại Virginia. Anh ta tốt nghiệp tại Đại học Khoa học Kỹ thuật Trung Quốc, và sau đó lấy bằng Tiến sĩ tại Hoa kỳ. Anh ta có việc tại Hoa kỳ và kiếm đủ tiền để sống. Mẹ anh ta, là một đệ tử Pháp Luân Công, cũng sống chung với anh ta. Anh ta rất thương mẹ và kính trọng mẹ anh ta, nhưng khi chính sách khủng bố Pháp Luân Công bắt đầu tại Trung Quốc, cách đó hàng ngàn dặm, anh ta cảm thấy rằng có một đệ tử Pháp Luân Công như mẹ anh ta ở ngay trong nhà anh là một điều bất lợi cho tương lai anh. Anh ta yêu cầu mẹ anh nhiều lần là ly khai với Pháp Luân Công. Môt năm sau khi chính sách khủng bố bắt đầu, anh ta nói với mẹ anh ta rằng anh ta muốn mẹ anh ra khỏi nhà. Ngay sau khi phát ra lời nói đó, lương tâm anh rất đau nhức, anh khóc lóc và xin lỗi mẹ anh và xin mẹ anh cứ tiếp tục sống với anh. Một năm sau, khi chính sách khủng bố leo thang, anh không chịu đựng được nữa. Anh ta đuổi mẹ anh ta ra khỏi nhà, mặc dầu mẹ anh ta không biết được một chữ tiếng Anh.

Vì bị áp bức nặng nề, nhiều người hoảng sợ. Vì để bảo vệ họ, và tránh rắc rối, một số mất hẳn lương tâm. Một số còn giúp chế độ Giang Trạch Dân đề bức hại các đệ từ Chân Thiện Nhẫn. Một số người từ chối, không nhìn nhận bà con, thân nhân. Một số người cố gắng từ chối, không chấp nhận người thân của mình… tất cả chỉ vì những nạn nhân là đệ tử Pháp Luân Công. Đối với những người không đi ngược lại lương tâm của mình, thì họ giữ im lặng và chịu đựng đau khổ một cách âm thầm, nhưng nhiều người không xem giá trị của đạo đức, lương tâm và công lý là gì nữa. Một số người còn hỏi “Giá trị của lương tâm là gì?”

Chính sách khủng bố pháp là một chính sách vô dùng dã man được phát động bởi Giang Trạch Dân. Y nói rằng đó là quyết định của trung ương đảng và bắt buộc chính quyền các cấp phải thực thi chính sách khủng bố đó. Y dùng chính sách liên lụy, can hệ như là một dụng cụ để ức chế mọi người phải tuân theo. Chế độ Giang Trạch Dân đã dùng các hệ thống truyền thông để tuyên truyền, lừa mị, bôi nhọ, phỉ báng Pháp Luân Công và kích thích lòng thù ghét Pháp Luân Công trong lòng mọi người. Chúng đặt tấm hình của người sáng lập Pháp Luân Công ngay dưới đường để mọi người bước lên trên. Chúng không cho du khách đến gần Thiên An Môn nếu du khách không bôi nhọ Pháp Luân Công. Sinh viên, học sinh, ngay cả học sinh mẫu giáo cũng bị ký tên vào “tờ Bảo đảm” và chống đồi Pháp Luân Công. Tại nhà tù , trại cưỡng bức lao động, những tên công an, cai ngục hối lộ, những tên tra tấn tàn độc, dã man thì được tưởng thưởng rất hậu. Chức “Đại biểu Quốc hội nhân dân” thậm chí còn được trao cho bọn đầu trâu mặt ngựa, giết người không gớm tay tại các trại cưỡng bức lao động.

Chế độ Giang Trạch Dân đã sử dụng những quyền lợi về kinh tế, tài chính để cố gắng xuất cảng chính sách gây khó khăn cho người liên lụy đến ngoại quốc. Chúng cố gắng bắt các quốc gia khác cũng bức hại các đệ tử Pháp Luân Công tại đó.

Chính sách “liên lụy” của chế độ Giang Trạch Dân là một chính sách khủng bố toàn diện do chính phủ chủ trương. Nó không chỉ là một mối đe doạ cho tự do tín ngưỡng hay nhân quyền, mà còn đập tan lương tâm và đạo đức của con người. chính sách khủng bố toàn diện này đang làm sụp đổ Trung Quốc, và triệt hạ những truyền thống đáng quý của Trung Quốc.

1-10-2004

 

Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2004/10/1/85504.html;

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2004/10/29/53993.html.

Dịch ngày 31-10-2004, đăng ngày 5-11-2004; bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên tác.

Share