Viết bởi Vô Danh

[Minh Huệ] Vào tháng 5 năm 1992, Ông Lý Hồng Chí tổ chức lớp Pháp Luân Công đầu tiên tại Trung Quốc. Vào tháng 9 năm 1992, Pháp Luân Công là được chính thức công nhận như là một chi phái của Hội Nghiên cứu Khí công Trung Quốc (HNCKCTQ) và nhận được giấy phép được dạy Pháp Luân Công trên toàn Trung Quốc. Sau đó, Công ty Ấn loát và Truyền hình Trung Quốc và một số công ty ấn loát chính thức khác in và phát hành những sách do Ông Lý Hồng Chí (Li Hongzhi) biên soạn như là Pháp Luân CôngChuyển Pháp Luân.

Vì sự mầu nhiệm, và siêu diệu vô biên của Pháp Luân Công khi nói đến việc phục hồi hay tăng cường sức khoẻ, Pháp Luân Công đã vượt lên trên hàng ngàn chi phái khí công khác đương thời và vì thế phát triển rất nhanh chóng. Trước tháng 7 năm 1999, mỗi buổi sáng sớm, hầu như tại mỗi công viên tại Trung Quốc, hàng hàng, lớp lớp người tập luyện Công pháp Pháp Luân Công. Con số người tu luyện Pháp Luân Công vượt đến 100 triệu chỉ trong vòng 7 năm. Các đệ tử hiện diện khắp mọi nơi, mọi lứa tuổi, mọi giai cấp, và hầu như là mọi người. Thậm chí có 7 vị lãnh đạo trong Bộ chính trị đã đọc Chuyển Pháp Luân. Một số thân nhân trong gia đình họ cũng tập Pháp Luân Công và có rất nhiều nhân viên cao cấp trong chính phủ cũng tập Pháp Luân Công. Rất nhiều cơ quan chính phủ và cơ quan ngôn luận biết đến và ủng hộ Pháp Luân Công.

Vào tháng 12 năm 1992, Ông Lý Hồng Chí và một số đệ tử tham gia vào Hội chợ Sức khoẻ Đông phương tại Bắc Kinh. Ông Lý Như Tùng (Li Rusong), tổng giám đốc Hội chợ, và giảng sư đại học Khương Học Quý (Jiang Xuegui), là Giám đốc tham vấn tại Hội chợ, đã bày tỏ trực tiếp về công năng mà Ông Lý Hồng Chí có và những sự mầu nhiệm phục hồi sức khoẻ của Pháp Luân Công. Ông Lý Như Tùng nói rằng “Pháp Luân Công nhận được nhiều sự ca ngợi nhất tại Hội chợ và sự chữa trị của Pháp Luân Công rất là tốt”. Giảng sư Khương Học Quý nói rằng “Chúng ta có thể nói rằng Ông Lý Hồng Chí là một ngôi sao sáng tại Hội chợ. Tôi đã chứng kiến rất nhiều mầu nhiệm mà Ông Lý Hồng Chí làm tại Hội chợ. Tôi đã thấy nhiều bệnh nhân phải dùng nạn, gậy, xe lăn, những người bị đau đớn nhiều nơi, khác nhau mà đã ngăn cản họ đi đứng bình thường, đã được Ông Lý Hồng Chí chữa trị, chỉnh sửa và họ đứng lên và đi một cách diệu kỳ. Điều đó cũng nói lên rằng Pháp Luân Công là một hệ thống tu luyện rất huyền diệu. Là một giám đốc Tham vấn tại Hội chợ và với trách nhiệm đó, tôi khuyến khích mọi người nên tu luyện Pháp Luân Công. Tôi tin tưởng rằng hệ thống tu luyện này sẽ chắc chắn đem lại sức khoẻ về thể xác cũng như tinh tấn, tâm trí cho mọi người”.

Vào ngày 25 tháng 8 năm 1993, Bộ An ninh Công cộng (Công An) và Bộ Tuyên truyền cùng bảo trợ Hội nghị Thứ Ba của Tổ chức Quốc gia về những Anh hùng tại Bắc Kinh. HNCKCTQ mời Ông Lý Hồng Chí đến để chữa trị không lấy tiền cho những người bị thương hay tàn tật trong khi thi hành nhiệm vụ. Vào ngày 31 tháng 8, tổ chức này viết một lá thư đến HNCKCTQ và Ông Lý Hồng Chí bày tỏ lòng biết ơn của họ, trong đó họ nói rằng “Vào ngày 24 tháng 8, được lời mời, Ông Lý Hồng Chí đã đích thân đến Bộ An ninh Công cộng và đã chữa trị không lấy tiền cho Chủ tịch Vương Phương (Wang Fang). Vào ngày 30 tháng 8, Ông Lý Hồng Chí, và một số đệ tử, đã chữa trị cho 100 đại diện tại Hội nghị. Vì sự phục hồi, lành bệnh rất nhanh chóng nên sự chữa trị được mọi người biết đến. Trước khi được chữa trị, một số người bị đủ chứng bệnh, vết thương từ đạn, dao. Sau khi được chữa trị, họ được lành lặn và các triệu chứng như đau đớn, tê nhức và yếu như không còn nữa. Những người bị chấn thương sọ, bệnh về não cũng phục hồi và trở thành lành lặn sau khi được chữa trị. Họ không còn triệu chứng đau đầu hay chóng mặt nữa. Một số người bị u, bướu trong nội tạng cũng được chữa ngay tại chỗ. Một số bị sạn thận cũng được chữa trị tại chỗ. Một số bị bệnh bao tử, đường ruột, tim hay các chứng đau xương khác. Sau khi được chữa trị, tất cả họ không còn cảm thấy đau nhức nữa. Theo thống kê từ về hiệu quả sau buổi đó, trong số 100 người được nhận chữa trị, chỉ có một người không thấy hiệu lực. Tất cả những người khác đều cảm thấy được phục hồi ở các mức độ nào khác nhau. Những đại diện được Pháp Luân Công chữa trị rất vui mừng và biết ơn Hội nghị này và cho rằng đây là hành động giúp đỡ cụ thể nhất mà họ thấy có lợi khi tham gia Hội nghị và với những lời như sau “Trong khi các vị lãnh đạo của HNCKCTQ và ông Lý Hồng Chí đã trực tiếp giúp đỡ chúng tôi, và những hoạt động sẽ giúp phát huy tinh thần dân chúng tự nguyện đánh phá những hoạt động tội ác, ở đây chúng tôi bày tỏ lòng biết ơn đến quý vị, những vị lãnh đạo của HNCKCTQ, và ông Lý Hồng Chí!”. Báo Công an Nhân dân, phát hành bởi Bộ An ninh Công cộng của Cộng hoà Nhân Dân Trung Quốc, đăng tải bài tường trình về ngày 21 tháng 9 năm 1993 về sự kiện này.

Người ta vẫn biết rằng chính phủ Trung Quốc luôn luôn nỗ lực tìm cách điều khiển tâm trí của nhân dân. Từ hồi Đảng Cộng sản lên nắm chính quyền, làn sóng phản đối từ những nhóm chính trị đã đưa Trung Quốc vào vòng loạn lạc. Ngày nay, những người cao tuổi của Trung Quốc vẫn còn hằn sâu trong đầu về ký ức những hành động gán ép tội trạng, lừa dối và khủng bố trong suốt thời gian “chống phe quốc gia” và Cách mạng Văn hoá. Sau khi mở rộng kinh tế và chính sách “cởi mở” được áp dụng, kinh tế Trung Quốc phát triển mạnh mẽ và tình hình tài chính cũng được nới rộng, nhưng tình hình chính trị, đàn áp, từ phía chính phủ vẫn còn y như cũ. Ðảng không nới rộng chính sách cai trị của họ đối với nhân dân Trung Quốc, đặc biệt đối với các nhóm có ý kiến không giống của họ và các nhóm cấp tiến khác. Những người nắm quyền có tâm ý thù nghịch, đối phó với những người có ý kiến khác mình, và điều này đã cắm rễ trong họ rồi, và xem những người đó là kẻ thù; nó giống như một dạng “nhạy cảm về chính trị” và điều này xảy ra trong suốt thời gian Ðảng cần quyền. Ðầu óc của những vị cầm quyền tạo ra một điều kiện rất thuận lợi cho những kẻ mong muốn thâu tóm quyền lực bằng cách phát động những chiến dịch mới, hay những người luôn luôn tìm phương cách để phát huy tinh thần đó. Pháp Luân Công tại Trung Quốc, với sự phát triển mạnh mẽ của mình, đã đứng trước một hoàn cảnh chính trị đặc thù đến vậy tại Trung Quốc, và đã phải chịu ảnh hưởng chính vì điều đó.

Pháp Luân Ðại Pháp đem lại những ích lợi cao quý cho những người đệ tử Pháp Luân Ðại Pháp vì giúp họ nâng cao trình độ tâm tính cũng như tình trạng sức khoẻ về thể xác. Tuy nhiên, vì giáo lý của Pháp Luân Ðại Pháp, vốn rất gần với hệ thống đạo đức truyền thống của dân tộc Trung Hoa, lại khác với chủ nghĩa duy vật vô thần được Đảng tôn thờ, và con số người tu luyện Pháp Luân Ðại Pháp tăng lên quá nhanh, chỉ sau 7 năm đã vượt hẳn con số của đảng viên Ðảng Cộng sản. Từ đó trong Ðảng, những người vẫn theo nếp nghĩ thủ cựu, đã có một cái nhìn khác với Pháp Luân Ðại Pháp. Ngoài ra, một số lãnh đạo Ðảng và các thành phần chủ nghĩa cơ hội của Ðảng vốn luôn ấp ủ mưu toan thâu tóm quyền lực, đã nghĩ đến một chiến dịch mà qua đó họ có thể khuyếch trương quyền lực dưới chiêu bài bảo vệ quyền lực của Đảng. Mưu đồ phát động chính sách khủng bố Pháp Luân Ðại Pháp dần dần nhen lên một cách bí mật trong nội bộ Đảng, khi mà công chúng và các đệ tử Pháp Luân Ðại Pháp hoàn toàn không biết đến. La Cán (Luo Gan), người có vai trò quan trọng trong biến cố Thảm sát các sinh viên tại Thiên an môn vào ngày 4 tháng 6 năm 1989, và anh rể của y là Hà Tộ Hưu (He Zuoxiu), một khoa học gia giả và tên khuấy động chính trị, đã trực tiếp tham gia trong âm mưu này.

Vào ngày 17 tháng 6 năm 1996, ‘Quang Minh nhật báo’, một tờ báo của chính phủ, đăng một bài của ban biên tập với nhan đề “Một tiếng báo động lớn và dài để cảnh tỉnh những trường hợp phản khoa học” trong đó tuyên bố rằng Pháp Luân Ðại Pháp tuyên truyền mê tín, và là “phản khoa học”. Nó gọi các đệ tử Pháp Luân Ðại Pháp là những tên khờ vì tin như thế. Một tháng sau, Hãng thông tấn Trung Quốc, dưới sự lãnh đạo của Bộ Tuyên truyền và Ban bí thư trung ương Ðảng, phát hành một lệnh cấm in, phát hành sách Chuyển Pháp LuânPháp Luân Công Trung Quốc và các tư liệu Pháp Luân Ðại Pháp khác trên toàn quốc, biện luận rằng những sách này là để “quảng bá mê tín”. Chẳng bao lâu, hàng chục báo chí khác của chính phủ như ‘Tin chiều Tề Lỗ’ (Qilu) và ‘Thanh niên Trung Quốc’ viết bài tấn công Pháp Luân Ðại Pháp.

Năm 1997, La Cán, bí thư của Ủy ban Chính trị và Tư pháp của Trung ương Ðảng ra lệnh cho công an bí mật điều tra Pháp Luân Ðại Pháp trên toàn Trung Quốc và tìm kiếm bằng cớ để cấm Pháp Luân Ðại Pháp. Mặc dầu họ không thể tìm thấy những gì sai trái với Pháp Luân Ðại Pháp, công an tại một số địa phương bắt đầu theo dõi và phạt các đệ tử Pháp Luân Ðại Pháp và quấy nhiễu cuộc sống hằng ngày của họ.

Khi bị tấn công, mạ lỵ, các đệ tử Pháp Luân Ðại Pháp đi đến các cơ quan thông tin, chính phủ nhiều lần, để ôn hoà giải thích sự thật về Pháp Luân Ðại Pháp. Sự cởi mở và hiền hoà của họ làm nhiều người trước đã hiểu lầm họ, nay cảm động và hiểu ra; họ được sự ủng hộ từ các nhân viên chính phủ cao cấp. Một số báo chí đăng tải những tin tức không chính xác, họ chịu sửa lại sau khi họ hiểu được sự thật. Ðể ngăn ngừa Bộ an ninh công cộng bí mật tấn công Pháp Luân Ðại Pháp, vào ngày 15 tháng 5 năm 1998, ông Ngũ Thiệu Tổ (Wu Shaozu), cục trưởng Tổng cục Thể thao tại Trung Quốc (TCTT) đi đến thành phố Trường xuân, nơi mà Pháp Luân Ðại Pháp phát xuất ra, để làm nghiên cứu về Pháp Luân Ðại Pháp. Sau khi nghiên cứu kỹ lưỡng, TCTT khám phá rằng sự hữu hiệu của chữa trị và giữ gìn sức khoẻ bằng cách tu luyện Pháp Luân Ðại Pháp là lên đến 97.9%. Vào ngày 20 tháng 10, TCTT đưa một nhóm các chuyên gia về y khoa đến Trường xuân để thực hiện nghiên cứu thêm. Sau khi nghiên cứu, vị lãnh đạo của nhóm nghiên cứu nói: “Chúng tôi cảm thấy rằng công pháp và công hiệu của Pháp Luân Ðại Pháp đều rất là tốt. Có tác dụng rất rõ rệt cho ổn định xã hội, văn minh tinh thần. Điều này nên được ủng hộ phát triển.”

Vào năm 1998, 135 người có danh vị trong xã hội, và cũng là đệ tử Pháp Luân Ðại Pháp, cùng nhau viết thư và đưa lên chủ tịch đương thời là Giang Trạch Dân (Jiang Zemin) và thủ tướng Chu Dung Cơ (Zhu Rongji). Lá thư nói rằng Bộ an ninh Công cộng đã vi phạm Hiến pháp Trung Quốc và luật pháp vì đã can nhiễu đối với các hoạt động và việc tập luyện thông thường của các đệ tử Pháp Luân Ðại Pháp. Cũng nói rằng Bộ an ninh Công cộng nên dành nhiều thời gian để giữ trộm cướp, vô lại thay vì gây khó khăn, rắc rối cho các đệ tử Pháp Luân Ðại Pháp. Thủ tướng Chu Dung Cơ viết thư cho Bộ an ninh Công cộng, mà trong đó ông nói rằng Pháp Luân Ðại Pháp đã giúp tiết kiệm cho chính phủ một số tiền rất lớn về thuốc men, và công an nên tập trung sức lực để giữ gìn an ninh thay vì hành hung các đệ tử Pháp Luân Ðại Pháp.

Nhóm chính trị vô lại dẫn đầu bởi Giang Trạch Dân, La Cán và Hà Tộ Hưu làm ngơ sự cởi mở và thiện chí của các đệ tử Pháp Luân Ðại Pháp. Họ xem hành động thỉnh nguyện ôn hoà của các đệ tử đối với các báo chí, cơ quan chính phủ là một mối đe doạ và thách thức quyền lực của họ, và họ có ý định tiêu diệt Pháp Luân Ðại Pháp. Một đảng viên kỳ cựu, muốn được giấu tên, đã kể: Cuối năm 1998, một nhóm các cựu đại biểu của Quốc hội Nhân dân do đồng chí Kiều Thạch (Qiao Shi) [cựu Chủ tịch Quốc hội Nhân dân] dẫn đầu, đã mở một cuộc điều tra chi tiết và nghiên cứu Pháp Luân Ðại Pháp trong một thời gian nhất định, vì có rất nhiều người đã gởi thư than phiền về hành động phi pháp của Bộ an ninh Công cộng đối với các đệ tử Pháp Luân Ðại Pháp. Cuộc nghiên cứu có kết luận rằng ‘Pháp Luân Ðại Pháp chỉ có lợi và không có hại gì cho quốc gia và dân chúng’, và ‘được lòng dân được thiên hạ, mất lòng dân mất thiên hạ’. Bản báo cáo được đệ lên Bộ Chính trị (hội đồng tham vấn của đảng Cộng sản) do Giang Trạch Dân dẫn đầu, vào tháng Mười năm 1998. Những người bên trong Trung Nam Hải (nơi cư trú của các lãnh tụ) sau đó kể rằng Giang Trạch Dân rất khó chịu với bản báo cáo này và nói đại ý như: viết mơ hồ thế nào ý tôi đọc không hiểu; rồi Giang Trạch Dân viết một lá thư đến La Cán để bày tỏ sự khó chịu đó, lá thư đó chỉ rõ đường thăng quan tiến chức của La Cán nếu chống lại Pháp Luân Ðại Pháp. La Cán hoàn toàn hiểu và đồng ý với ý định của Giang Trạch Dân. Chẳng bao lâu, thậm chí lá thư của thủ tướng Chu Dung Cơ và những lời khen tặng Pháp Luân Ðại Pháp của ông để gởi cho các chính phủ địa phương đều bị La Cán giữ lại. Vào đầu năm 1999, áp lực nặng nề bắt đầu đặt lên Pháp Luân Ðại Pháp, và sự can nhiễu kéo dài trong 3 năm đã nổ tung.

Vào ngày 11 tháng 4 năm 1999, Hà Tộ Hưu phát hành một bài tấn công và mạ lỵ Pháp Luân Ðại Pháp trên một tờ báo quốc gia do Học viện Thiên Tân phát hành. Trong bài viết y tuyên bố rằng tu luyện Pháp Luân Ðại Pháp làm cho con người bị điên.

Bài viết vô căn cứ đó có một ảnh hưởng rất xấu trong xã hội. Lo lắng rằng nếu họ không giải thích sự thật, thanh danh Pháp Luân Ðại Pháp sẽ bị tổn hại và quyền tu luyện sẽ bị tước đoạt, trong suốt thời gian từ 18 đến 24 tháng Tư, một số đệ tử tại Thiên Tân đi đến Học viên Thiên Tân và các cơ quan liên hệ để giải thích sự thật về Pháp Luân Ðại Pháp. Ban đầu, các nhân viên của Học Viện gặp các đệ tử và nói rằng họ sẽ có cải chỉnh. Nhưng ngay ngày hôm sau, họ thay đổi ý kiến và không chịu sửa.

Càng ngày càng nhiều đệ tử đi đến Học Viện để giảng rõ sự thật lần đầu tiên trong đời họ. Vào ngày 23 và 24, Sở An ninh công cộng thành phố Thiên Tân cử khoảng 300 cảnh sát đặc nhiệm chống bạo động đến đánh đập các đệ tử tham gia trong cuộc thỉnh nguyện ôn hoà và đúng luật. Chính quyền bắt 45 đệ tử và công an làm một số đệ tử bị thương. Các nhân viên chính quyền Thiên Tân nói với các đệ tử rằng lệnh bắt bớ là không phải của thành phố và khuyên rằng nếu các đệ tử muốn thỉnh nguyện, thì hãy đến chính phủ trung ương tại Bắc Kinh.

Tin tức lan truyền rất nhanh. Nhiều người biết được áp lực từ chính phủ trung ương và sự bạo động bất ngờ do công an và chính quyền thành phố Thiên Tân. Các đệ tử tin tưởng chắc chắn rằng làm người tốt và sống theo chân lý Chân Thiện Nhẫn không có gì là sai trái cả, và kinh nghiệm của họ thừa đủ minh chứng rằng Pháp Luân Ðại Pháp là rất tốt. Với lòng tin tưởng của họ vào chính phủ và hy vọng rằng họ sẽ được công lý, có khoảng 10, 000 đệ tử đi đến Văn phòng thỉnh nguyện trung ương gần Trung Nam Hải vào ngày 25 tháng 4 năm 1999.

Cũng trong ngày đó, đích thân thủ tướng Chu Dung Cơ gặp gỡ các đại diện của các đệ tử.

Theo đệ tử Thạc Thải Đông (Shi Caidong), một sinh viên đang học tiến sĩ tại Viện hàn lâm Khoa học Trung Quốc kể lại: “Vào khoảng 7 giờ sáng, khi tôi đến cuối phía Bắc của đường Phủ Hữu vào ngày 25 tháng 4, thì các đệ tử đã tập trung đông đủ hai bên lề đường Phủ Hữu, và các đường phố lân cận. Một số đứng và một số ngồi, nhưng họ không nói gì với người qua lại. Một số cầm sách và đọc. Mặc dầu có rất nhiều người, nhưng họ cũng không gây ra tắc nghẽn giao thông, mà cũng không làm mất trật tự. Những người đi làm vẫn đạp xe bình thường. Tôi băng qua Ðại lộ Tây An Môn và vào khu vực phía nam của vùng đó. Ðây là lần đầu tiên tôi đến đó và tôi không biết cái cổng nằm ở đâu. Tôi nghĩ rằng tôi phải đi vòng quanh để gặp những đệ tử mà tôi biết. Vì thế tôi đi bộ dọc theo phía tây của đường Phủ Hữu. Các đệ tử sắp hàng rất trật tự hai bên đường. Các đệ tử bên ngoài đứng lên và các đệ tử bên trong ngồi xuống. Tất cả đều đọc Chuyển Pháp Luân. Nhìn cách ăn mặc của họ, tôi có thể nói rằng họ đến từ vùng nông thôn và họ trông rất hiền hậu và thật thà. Tôi không gặp ai quen cả, mặc dầu tôi gặp những thanh niên trẻ báo cáo về tình hình bằng máy bộ đàm. Có thể họ là những nhân viên công an.

Khi tôi đi xuống xa hơn, tôi nghe một tràng pháo tay rộn ràng. Tôi quay lại nhìn và thấy thủ tướng Chu Dung Cơ cách tôi chừng mười mét đang đi ra khỏi cổng bên kia đường. (Tôi vừa mới đi ngang qua cổng phía tây của Trung Nam Hải). Một số nhân viên của ông ta đi theo. Họ đi bộ tới phía các đệ tử phía bên kia cái cổng. Các đệ tử đang ngồi dưới đất đều đứng dậy và vỗ tay. Mọi người rất vui vẻ và kinh ngạc gặp được thủ tướng Chu Dung Cơ ra ngoài để gặp các đệ tử ngay sau khi ông ta vừa đến văn phòng làm việc. Mọi người muốn đi lại gần ông ta để giải thích sự thật. Tôi đi tới nhanh hơn và cố đến gần ông bên trong đám đông. Ngay khi đó, một đệ tử nhắc nhở các đệ tử khác đứng yên và giữ trật tự.

Zhu Rongji có lẽ đã biết được các đệ tử Pháp Luân Ðại Pháp đến đây để thỉnh nguyện. Ông ta hỏi chúng tôi rất rõ ràng ‘Các bạn đến đây có chuyện gì? Ai bảo các vị đến đây?’

‘Các bạn có tự do tín ngưỡng!’ ông ta nói tiếp.

Một số đệ tử trong đám đông trả lời ‘Chúng tôi các đệ tử Pháp Luân Ðại Pháp và chúng tôi đến đây để giải thích vấn đề’.

‘Nếu các bạn có vấn đề, các bạn có thể chọn đại diện lên đây và tôi sẽ đưa họ vào trong để thảo luận’, Ông Chu Dung Cơ ngừng lại, sau đó nói tiếp, ‘Tôi không thể nói chuyện hết với tất cả mọi người được!’

Zhu Rongji khuyến khích chúng tôi chỉ định đại diện để nói chuyện với ông ta. Tuy nhiên, tất cả chúng tôi đến đây là tự động và hầu hết chúng tôi cũng không biết nhau nữa và chưa bao giờ nghĩ về chọn đại diện. Vì môn tu luyện của chúng tôi hoàn toàn là tự nguyện, chúng tôi chỉ đến tập luyện bất cứ khi nào chúng tôi muốn và nếu chúng tôi bận thì chúng tôi có thể nghỉ để lo cho công việc chúng tôi. Không ai ký giấy hay xin phép và không ai đếm ai cả, đừng có nói là chọn đại diện.

‘Các bạn có đại diện không? Ai là người phát ngôn viên cho các bạn?’ Ông ta hỏi lại.

Ngay lúc đó tôi đi về phía ông ta và cuối cùng chỉ cách ông ta chừng 2 mét. ‘Thủ tướng Chu, tôi có thể đi với ông’ Tôi là người đầu tiên trong đám đông tình nguyện đi về phía ông ta.

‘Ai nữa?’ ông Chu Dung Cơ hỏi.

‘Tôi!’

‘Tôi!’

‘Tôi nữa!’

Thình lình, mọi người đều giơ tay.

Mỗi một đệ tử đều muốn đi đến để giải thích sự hiểu biết của họ.

‘Chúng tôi không thể tiếp nhiều người được.’ Zhu Rongji chỉ vào ba người đầu tiên giơ tay. Thật ra, chúng tôi không được chọn lựa hay đại diện cho ai cả, nhưng chỉ là thiện nguyện.

Zhu Rongji quay lại và đưa chúng tôi vào cổng phía tây của Trung nam hải. Khi ông ta đi ông ta nâng cao giọng và hỏi chúng tôi ‘Chẳng phải tôi đã phê duyệt tình huống mà các bạn báo cáo rồi kia mà?’

‘Chưa, chúng tôi chưa biết’ Chúng tôi trả lời và ngạc nhiên.

Có lẽ ông ta nghĩ đến điều gì và thay đổi đề tài. ‘Tôi sẽ gặp ông giám đốc của Sở thỉnh nguyện để nói chuyện với các bạn. Tôi cũng gọi Phó Thư ký để nói chuyện với các bạn’. Sau đó ông ta quay qua nhân viên của ông và yêu cầu họ đi tìm những người ông muốn gọi. Trong lúc đó chúng tôi đến Trạm An ninh ở cổng phía tây của Trung nam hải. Các nhân viên an ninh ra dấu chúng tôi đứng lại và đưa chúng tôi vào bên trái vào một phòng tiếp khác trong khi đó Zhu Rongji đi vào Trung nam hải để làm việc.

Các đệ tử Pháp Luân Ðại Pháp có ba yêu cầu:

1) Phóng thích các đệ tử Pháp Luân Ðại Pháp bị bắt tại Thiên Tân;

2) Cho phép được tập luyện Pháp Luân Ðại Pháp và được tự do tập luyện khắp nơi;

3) Cho phép tiếp tục ấn hành sách Pháp Luân Ðại Pháp.

Sau đó, trong cùng ngày, Thủ tướng Chu Dung Cơ ra lệnh cho Phòng công an thành thố Thiên Tân phóng thích các đệ tử Pháp Luân Ðại Pháp và nhắc lại chính sách của chính phủ là không can dự vào tự do của dân để tu luyện.

Ðến 10 giờ tối, tất cả các đệ tử ra về yên lặng. Họ rất ôn hoà và trật tự đến nỗi họ không bỏ lại một mảnh giấy trên đường.”

Sự kiện ngày 25 tháng 4 là lần đầu tiên chính phủ Trung Quốc giải quyết một vụ xáo trộn bằng đường lối hoà giải thoả đáng với nhân dân. Các báo chí ngoại quốc ca ngợi sự kiện này và nghĩ rằng đó là một bước ngoặc quan trọng của chính phủ Trung Quốc trên đường lối dân chủ hoá. Rất nhiều người ấp ủ hy vọng về chính phủ Trung Quốc. Thật thảm thương thay, những điều thật sự xảy ra sau đó là một thảm trạng. Bí thư Đảng thời bấy giờ Giang Trạch Dân rất tức giận về sự thỉnh nguyện ôn hoà của các đệ tử Pháp Luân Ðại Pháp, hoàn toàn ngược hẳn với thái độ của thủ tướng Chu Dung Cơ. Như tin từ bên trong cho biết: vào trong ngày mà ‘sự kiện Trung Nam Hải’ xảy ra, ngày 25 tháng 4, những người trách nhiệm trong phòng thỉnh nguyện, cùng với La Cán và các người khác, báo cáo về tính cách pháp lý của sự thỉnh nguyện của các đệ tử Pháp Luân Ðại Pháp. Sau khi nghe như thế, Giang Trạch Dân vẫy hai tay và la lớn “Ðè bẹp Pháp Luân Ðại Pháp! Ðè bẹp! Ðè bẹp hoàn toàn!” Sự kiện phẫn nộ này làm sửng sốt mọi người đang chứng kiến, bao gồm cả La Cán.

Vào ngày 25 tháng 4, như là một vị thủ tướng nên làm, ông Chu Dung Cơ đã ban cho một tinh thần rộng mở và một giải pháp ôn hoà đến các đệ tử Pháp Luân Ðại Pháp đang thỉnh nguyện. Sau khi biết được thế giới sẽ ca ngợi Chu Dung Cơ về việc giải quyết thỏa đáng vấn đề Pháp Luân Ðại Pháp, chủ tịch Giang Trạch Dân trở nên điên lên và ganh tỵ. Trong cuộc họp đầu tiên của Uỷ ban Lãnh đạo về ‘vụ Trung Nam Hải’, ông Chu Dung Cơ nói lớn, khuyến khích rằng “nên để cho họ tu luyện”. Giang Trạch Dân chỉ tay về phía ông và nói “Ông sai rồi! Ông là đồ ngốc! Pháp Luân Ðại Pháp sẽ phá tan Ðảng và quốc gia!” Thủ tướng Chu Dung Cơ yên lặng và từ đó ông ta không còn đề cập đến vấn đề Pháp Luân Ðại Pháp nữa. Khi buổi họp chấm dứt, ông ta bắt tay và tạm biệt tất cả những nhân viên có mặt. Các thành viên trong ban lãnh đạo, tất cả, cũng yên lặng.

Không cần có được ủng hộ từ Ban lãnh đạo của Bộ chính trị, Giang Trạch Dân dùng thủ thuật như thời Mao Trạch Ðông (cựu lãnh tụ Trung Quốc trong thời Cách mạng Văn hoá) bằng cách viết nghị quyết, và viết thư đến từng ủy viên Bộ chính trị, và lập lại nhiều lần, dưới cái tên của bí thư Đảng, rằng “xem Pháp Luân Ðại Pháp là một ‘vấn đề hệ trọng’ ‘tranh giành quyền lực với Ðảng Cộng sản’ và ‘đe doạ quốc gia và Ðảng’”.

Giang Trạch Dân đặt áp lực lên Bộ chính trị, Bí thư và Ủy ban Quân sự trung ương, phải hợp tác với y về chính sách khủng bố. Y cũng ra lệnh rằng bài nói chuyện của y về Pháp Luân Ðại Pháp phải được lưu hành trong Ðảng. Dưới chỉ thị của Giang Trạch Dân, vào ngày 10 tháng 6 năm 1999, Ủy ban trung ương Ðảng chính thức lập một văn phòng cho “nhóm lãnh đạo” và đặt tên là “Ban tham mưu để giải quyết vấn đề Pháp Luân Ðại Pháp” cũng còn được gọi là “Phòng 610”. Sau đó chúng thay đổi tên thành “Văn phòng Chống các tổ chức tà giáo”.

Trong thời gian này, sự chuẩn bị cho chính sách khủng bố được bắt đầu bởi cá nhân của Giang Trạch Dân với mục đích là triệt hạ hoàn toàn Pháp Luân Ðại Pháp. Ðể khủng bố toàn diện Pháp Luân Ðại Pháp, mọi công tác đều đưa xuống cho mọi tầng lớp chính phủ địa phương.

Vào ngày 20 tháng 7 năm 1999, Giang Trạch Dân phát động chính sách khủng bố toàn diện với bắt bớ hàng loạt, đánh đập, và giam giữ trái phép hàng ngàn đệ tử Pháp Luân Ðại Pháp. Công an đốt sách Pháp Luân Ðại Pháp và lùng sục nhà các đệ tử, và hệ thống tuyên truyền toàn quốc phát động rầm rộ chính sách bôi nhọ, phỉ báng Pháp Luân Ðại Pháp.

Nếu chúng ta nhìn lại quá trình từ khi giới thiệu Pháp Luân Ðại Pháp cho công chúng cho đến khi bị cấm đoán, chúng ta có thể thấy rằng luôn luôn có những ý kiến khác nhau trong chính phủ Trung Quốc. Rất nhiều cấp lãnh đạo cởi mở như thủ tướng Chu Dung Cơ chấp nhận và ủng hộ Pháp Luân Ðại Pháp, trong khi đó có những người thù địch và đàn áp Pháp Luân Ðại Pháp chỉ là một nhóm nhỏ, nói thẳng ra chỉ là Giang Trạch Dân và những tên chính trị gia chủ nghĩa cơ hội như La Cán và Hà Tộ Hưu.

Vào đầu tháng 9 năm 2000, Giang Trạch Dân có một cuộc phỏng vấn đặc biệt với Mike Wallace của CBS. Ðể trốn tránh trách nhiệm, Giang Trạch Dân nói rằng tất cả các ủy viên trong Bộ chính trị đều giơ tay tán thành chính sách khủng bố Pháp Luân Ðại Pháp. Sự thật là chính sách khủng bố chỉ là ý kiến riêng của Giang Trạch Dân. Y qua mặt luật pháp và cố tình phá tan quyết định của thủ tướng Chu Dung Cơ vể cuộc thỉnh nguyện ngày 25 tháng 4. Chính y là người đứng phía sau chỉ đạo toàn bộ chính sách khủng bố.

Tại sao Giang Trạch Dân khủng bố Pháp Luân Ðại Pháp? Cái gì đã thúc đẩy y?

Tất cả các tên độc tài luôn luôn bị cảm thấy bất an và lo sợ mất quyền hạn. Chính vì thế, chúng dùng tất cả mọi thủ đoạn để nắm quyền hành và củng cố địa vị. Bất cứ ai có can đảm kháng cự, chống lại ý kiến của họ và kiên quyết với quyền cuả mình đều bị xem như là mối đe doạ của chế độ độc tài, và y sẽ làm bất cứ hành động nào để im lặng những tiếng nói can đảm đó. Nếu tên độc tài không chỉ là bọn khát máu, mà còn cũng bất tài và dốt nát, và y có được quyền hành vì dùng thủ đoạn, thì công chúng chỉ thừa nhận y như là kẻ vô lại. Thật không may, Giang Trạch Dân hội tụ đủ các điều kiện trên.

Nhân dân Trung Quốc tất cả đều biết rằng Giang Trạch Dân trở thành chủ tịch, không phải là vì y có khả năng hay nhiều tuổi đảng, nhưng vì y là người đầu tiên về phe bảo thủ trong chính phủ trung ương trong vụ Thảm sát Sinh viên tại Thiên an môn. Rất nhiều người từ bên trong và ngoài đảng đã chỉ trích rằng Giang Trạch Dân không đủ điều kiện là chủ tịch Trung Quốc và chủ tịch của Quân uỷ trung ương. Vì thế, rõ ràng rằng Giang Trạch Dân có được phần tâm ý đen tối như hầu hết các tên độc tài vì y đã hoài nghi, thù ghét, và cuối cùng khủng bố Pháp Luân Ðại Pháp một cách vô cùng điên dại.

Nói một cách rõ ràng hơn, Giang Trạch Dân tuyệt đối không thể chấp nhận rằng Pháp Luân Ðại Pháp đã dạy những điều khác hơn là những gì y muốn cấy vào đầu óc nhân dân.

Thứ hai, Pháp Luân Ðại Pháp có hơn 100 triệu người tu luyện chỉ trong vòng mấy năm ngắn ngủi, và con số này vượt quá xa con số đảng viên Đảng Cộng sản, một sự thật gây rôí ren rất nặng cho Giang Trạch Dân và làm cho y ghen tức. Y không thể chịu đựng được thực tế là một nhóm sinh hoạt dân sự lại có người tham gia nhiều hơn là một đảng cầm quyền do y lãnh đạo.

Thứ ba, mặc dầu ông Lý Hồng Chí chỉ là một công dân bình thường và không có một chức vụ nào, và ông ta có hàng triệu đệ tử, những người luôn luôn tôn trọng ông và gọi ông là Sư phụ. Rất nhiều đệ tử của ông ta là những viên chức cao cấp trong đảng cũng như trong chính phủ. Là tên đứng đầu một quốc gia, Giang Trạch Dân luôn luôn thèm thuồng có được những con người thật sự trung thành và ngưỡng mộ y, nhưng y không có được. Sự ghen tức đã dâng cao đến một điểm không chịu nổi nữa vì y không thể để cho một người dân bình thường lại có những vinh dự, kính trọng còn cao hơn y.

Y cũng ghen tức với thủ tướng Chu Dung Cơ vì đã dàn xếp đúng đắn, hoà giải vụ thỉnh nguyện vào ngày 25 tháng 4, và được nhiều quốc gia trên thế giới tỏ ý kính trọng.

Ðiểm cuối cùng, y rất kinh ngạc vì các đệ tử Pháp Luân Ðại Pháp đến nhiều lần để thỉnh nguyện với chính phủ mà không có ngần ngại, miễn cưỡng hay sợ bị trả thù, khi có nhiều đệ tử hành động như thế, y đánh giá lòng can đảm của các đệ tử là một trở ngại lớn lao cho quyền lực của y.

Ðầu óc, tâm trí của y có thể tóm tắt trong một chữ: ganh tỵ. Ganh tỵ về Pháp Luân Ðại Pháp và ông Lý Hồng Chí là gốc rễ mà đưa Giang Trạch Dân đến chỗ phát động chính sách khủng bố Pháp Luân Ðại Pháp.

Còn có nhiều phân tích khác, lý do khác để phát động chính sách khủng bố.

Một số người nói rằng, đạo đức suy đồi hơn sau vụ thảm sát Thiên an môn vào ngày 4 tháng 6 năm 1989 và đã dẫn đến nhiều tệ nạn xã hội, hối lộ và xáo trộn xã hội mà Giang Trạch Dân chịu trách nhiệm một phần lớn trong đó. Chân lý Chân Thiện Nhẫn của Pháp Luân Ðại Pháp trực tiếp đi ngược lại tính tình nham hiểm và tàn độc của Giang Trạch Dân, và cuối cùng là y không chịu được nữa và phải khủng bố Pháp Luân Ðại Pháp.

Một số người nói rằng mở rộng quyền thế bằng cách phát động phong trào là thường được sử dụng bởi các nhà độc tài Trung Quốc. Rõ ràng Giang Trạch Dân không có lạ gì những thủ thuật này. Trong bài viết “Chính sách đàn áp của Trung Quốc phải trả một giá đắt” bởi Willy Wo-Lap Lam, một phân tích viên kỳ cựu của CNN về vấn đề Trung Quốc nói rỏ rằng “Không có lạ lùng gì một vài thành phần trong Bộ chính trị đã nghĩ rằng ông chủ tịch đã dùng sai chiến thuật”. Nhà phân tích gia này cũng nhắc lại lời của một đảng viên kỳ cựu nói rằng “Bằng cách sử dụng chiến thuật của Mao trạch Ðông, Giang Trạch Dân đang bắt buộc những người đảng viên kỳ cựu phải thề là cùng phe với y… Ðiều này sẽ làm tăng quyền hành của Giang Trạch Dân”.

Nhưng tại sao La Cán và Hà Tộ Hưu lại đóng vai trò chính trong chính sách khủng bố? Tên độc tài và đám hầu đoàn của y dựa vào nhau. Ðám hầu đoàn thường là chỉ gây tiếng vang để làm vừa lòng ông chủ của chúng. Pháp Luân Ðại Pháp có rất nhiều đệ tử và có được ảnh hưởng lớn rộng tại Trung Quốc. Nều họ có thể tận diệt được Pháp Luân Ðại Pháp, thì họ sẽ được thăng quan tiến chức.

Ngày nay tại Trung Quốc, hối lộ, tham nhũng khắp nơi nơi. Pháp Luân Ðại Pháp dạy con người sống theo chân lý Chân Thiện Nhẫn; nó làm lợi cho xã hội và không gây một tai hại nào. Lẽ ra phải trừng phạt bọn nhân viên tham nhũng, hối lộ, làm xáo trộn xã hội thì Giang Trạch Dân lại quay mũi dùi về Pháp Luân Ðại Pháp, điều này chứng tỏ rằng y thật sự đã mất trí, không lý lẽ và điên thật sự rồi.

Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2004/10/25/87513.html;

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2004/11/18/54661.html.

Dịch ngày 23-11-2004, đăng ngày 27-11-2004; bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên tác.

Share