Phóng viên Minh Huệ tại Trùng Khánh

Tên: Nghiêm Quang Bích(严光碧)

Giới tính: Nữ

Tuổi: Ngũ tuần

Địa chỉ: Gia đình nhà trong trường trung học số 18 thành phố Trùng Khánh

Nghề nghiệp: giáo sư nghỉ hưu trường tiểu học Mễ Đình khu Giang Bắc

Ngày qua đời: 3 tháng 10 năm 2009

Ngày bị bắt gần đây: 29 tháng 4 năm 2009

Nơi bắt giữ gần nhất: Trại lao động nữ Sa Bảo thành phố Trùng Khánh (重庆市沙堡女子劳教所)
Thành phố: Trùng Khánh

Hình thức bức hại: Lao động cưỡng bức, đánh đập, biệt giam, tra tấn, lục soát nhà, thẩm vấn, bắt giữ.

[MINH HUỆ 10-10-2009]

Bà Nghiêm Quang Bích là một học viên tại Trùng Khánh. Chồng bà là giáo viên tiểu học và trung học trường trung học số 18 thành phố Trùng Khánh. Cả hai đều kiên định sau khi cuộc đàn áp bắt đầu ngày 20 tháng 7 năm 1999, họ đã bị bắt giữ nhiều lần. Bà Nghiêm đã bị bắt vài lần và bị đưa đi tẩy não ba lần. Bà phải bỏ nhà hơn một năm để tránh bức hại. Do bị ngược đãi tàn nhẫn trong khi tẩy não tại trại lao động cưỡng bức nữ thành phố Trùng Khánh, bà đã mù cả hai mắt.  Chồng bà Trần Xương Quân bị kết án lao động cưỡng bức hai lần.  Do bị tra tấn khốc liệt, ông phải dùng nạng sau khi được thả.

Trong suốt kỳ nghỉ mùng 1 tháng 5 năm 2000, bà Nghiêm và chồng tới Bắc Kinh kháng cáo đòi quyền tập luyện và bị công an Bắc Kinh bắt giữ.  Trường tiểu học Mễ Đình khấu trừ tiền lương của bà vào chi phí áp tải bà về. Nhân viên bảo vệ khoa Trương Tổ Vinh của trường đã chi gần 3000 tệ để áp tải ông Trần, số tiền này đã bị trừ vào tiền lương của ông. Bà Nghiêm bỏ nhà hơn một năm để tránh bị bắt. Ông Trần bị giữ tại trại giam khu Giang Bắc. Từ đó nhân viên bảo vệ trường bắt đầu giám sát chặt chẽ tất cả các học viên Đại Pháp sống và làm việc trong trường. Chúng theo dõi các học viên bất cứ khi nào họ đi ra ngoài, đặc biệt là trong “những ngày nhạy cảm”.

Trần Xương Quân bị giam tại trại lao động Tây Sơn Bình, ông đã phải chịu đựng rất nhiều cực hình. Đầu tháng 5 năm 2001, các học viên luyện công tập thể trong khi cai ngục cưỡng chế tập hợp tù nhân. Cảnh sát tà ác Điền Hiểu Hải dẫn một tá cảnh sát đánh đập học viên bằng dùi cui. Hơn 30 học viên bị đả thương nghiêm trọng.

Vào tháng 2 năm 2004, bảo vệ trường trung học số 18 phát hiện Trần tải năm tờ rơi và lập tức báo cáo công an phân cục Giang Bắc. Công an lục soát, bắt giữ ông Trần và đưa tới đồn công an quận Quan Âm Kiều, giam giữ mười lăm ngày tại Giang Bắc khu. Vào ngày mười sáu, trường số 18 bí mật áp tống Trần tới ban tẩy não tỉnh Trùng Khánh bức hại bốn tháng. Trường mỗi tháng cấp 4500 tệ cho ban tẩy não tà ác.

Vào 15 tháng 3 năm 2005, bà Nghiêm và chồng giải thích sự thật tại Cái Lan Khê bị bí thư tà đảng Hùng Khắc Dung và hiệu trưởng Mã Bồi Cao thuê người thu thập thông tin và báo cho công an. Hai người bị giữ tại trại giam khu Giang Bắc một tháng. Hơn một tá công an lục soát nhà họ. Bà Nghiêm được thả vào 14 tháng 4 năm 2005, nhưng ông Trần bị ác nhân bí mật chuyển đi lao giáo sở Tây An Bình trong hai năm. Ông bị chuyển đến tổ nghiêm quản, bị ác cảnh bức hại nghiêm trọng đến mức đi lại , nói chuyện rất khó khăn. Ông sụt 5 cân trong tháng đầu tiên. Cai ngục đánh ông bằng que sắt giữa đêm. Bất chấp la hét, quản giáo không ngừng tra tấn tàn bạo, tìm cách buộc ông im lặng. Chứng đau dạ dày của ông Trần tái phát nhưng ông không được chữa trị. Ông phải chịu bức hại tàn khốc cùng với chứng đau dạ dày trầm trọng. Đội trưởng đại đội số 7 Điền Hâm,đội trưởng trung đội 2 Lôi Khoa Kim đã khóa Trần và các học viên một thời gian dài trong xà lim nhỏ. Các tù nhân khác giám sát họ 24 giờ một ngày và đưa một chút thức ăn chỉ đủ sống. Học viên bị bức hại suy nhược nghiêm trọng.

Ngày 1 tháng 6 năm 2007, khoảng 8:30 sáng, bà Nghiêm và chồng đi bộ gần trạm xe lửa Kiến Tân. Một tên hét “Nghiêm Quang Bích!” Bảy, tám tên công an nhảy xuống bắt giữ họ, chúng lục soát nhà nhưng không tìm thấy gì. Chúng đưa bà Nghiêm tới ban tẩy não bắc khu Lộc Sơn thôn vào 13 tháng 6 năm 2007. Chúng đưa ông Trần tới sở giam Giang Bắc nhưng thả ra ngay sau đó.

Vào 21 tháng 4 năm 2008 lúc 5:00 chiều cảnh sát tà ác xâm nhập phi pháp nhà bà Nghiêm, bắt giữ và đưa bà đi trại lao động cưỡng bức. Do chịu khốc hình ác liệt, bà xuất hiện triệu chứng tiểu ra máu và được thả về. Hai mắt bị mù, bà bị theo dõi sát sao tại gia.

Vào 25 tháng 4 năm 2009, bà Nghiêm cùng chồng tới thành phố Thành Đô nghe xét xử em trai của chồng bà, Trần Xương Nguyên vì tập Pháp Luân Công. Ngày hôm sau, bí thư đảng Hùng Khắc Dung lừa con gái họ, Trần Nhạn tới nhà bố mẹ và mở cửa. Khi chúng phát hiện hai người đã bỏ đi, chúng bắt cô Trần gọi cho tất cả họ hàng truy xuất xem cả hai đang ở đâu.

Khi hai người tới tòa án thành phố Thành Đô ngày 29 tháng 4 năm 2009, tà đảng đã đợi sẵn và vây bắt họ. Chúng không cho họ tham dự xét xử và giữ tại phòng kháng cáo. Chúng áp tải hai người về thành phố Trùng Khánh ngay lập tức sau khi việc xét xử kết thúc.

Bà Nghiêm lại bị đưa đi lao động cưỡng bức và giam tại trại lao động cưỡng bức nữ Sa Bảo Trùng Khánh. Bà được thả để điều trị thuốc, sau đó đưa đi cấp cứu trong tình trạng khẩn cấp. Công an vẫn giám sát bà chặt chẽ trong bệnh viện. Bà qua đời sáng 3 tháng 10 năm 2009 tại bệnh viện Trùng Khánh 324. Chồng bà vẫn bị giám sát gắt gao 24 giờ tại gia.

La Xuyên Mai, giám đốc trại lao động cưỡng bức Sa Bảo Trùng Khánh: 86-23-67549131
Trần Ngạn Nhan và Tô Xán, đại đội trưởng đội bốn
Hồ Hiểu Yến, Triệu Viên Viên, và Dương Thiến Đẳng: trung đội trưởng đội bốn
Điện thoại đại đội trưởng đội bốn: 86-23-67549181
Điện thoại đại đội bốn: 86-23-67549185
Trường trung học số 18 thành phố Trùng Khánh: 86-23-67728942/67724703
Mã Bồi Cao, hiệu trưởng trường trung học số 18 thành phố Trùng Khánh


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2009/10/10/210107p.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2009/10/16/111641.html
Đăng ngày 19-10-2009; bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share