Bài viết của một học viên ở Trung Quốc
[MINH HUỆ 24-11-2006] Tôi đã để ý tới đoạn Pháp cụ thể này của Sư Phụ trong giai đoạn đầu tu luyện của tôi:
“Con người thật sự rất khó [cứu] độ; ở mỗi lớp học nào cũng có 5%, 10% số người là không theo lên được. Ai ai cũng đắc đạo là điều không thể; là người kiên định [tu] luyện rồi, còn cần xem chư vị có thể tu xuất lai hay không, còn cần xem chư vị có thể hạ quyết tâm tu hay không; ai ai cũng thành Phật là điều không thể. [Người nào] chân tu Đại Pháp, đọc sách này cũng sẽ gặp trạng thái như thế; cũng lại được hết thảy những gì đáng được đắc.”
Tôi phải thừa nhận rằng sau này tôi đã thực sự không hiểu ý nghĩa của đoạn Pháp đó. Tôi chỉ biết rằng một người cần tiến bộ tinh tấn trong tu luyện. Bằng việc học Pháp liên tục, cùng với việc thực tu bản thân trong tu luyện thời kỳ Chính Pháp. Tôi ngày càng nhận ra hàm nghĩa thâm sâu của đoạn Pháp này.
Sư Phụ đã nói với chúng ta từ rất lâu về rất nhiều trạng thái chúng ta có thể gặp phải trên con đường tu luyện của chúng ta. Một cá nhân không thể tu luyện với sự quyết tâm và chỉ đơn thuần là tu luyện trên bề mặt, thì người này sẽ không thể thực sự hoàn tất sự tu luyện, không thể rũ bỏ cái vỏ con người, và đạt viên mãn.
Qua sự giao lưu với các đồng tu khác trong vòng hai năm qua, tôi đã để ý thấy một tình trạng nguy hiểm – đó là, một vài đồng tu càng ngày càng trở nên chấp trước vào sự thoải mái và tới lối sống của người thường. Một vài đồng tu gần đây đề cập tới hiện tượng này trong các bài chia sẻ của họ. Có thể nói rằng gần đây chấp trước vào sự thoải mái không chỉ là một hiện tượng cá biệt trong những đệ tử Đại Pháp; giống như khối u nhọt, nó đang được nuôi dưỡng và lan rộng. Một khi nó cắm rễ sâu, thì nó đạt được mục đích cuối cùng của nó là phá hủy quyết tâm tu luyện của học viên, kéo người tu xuống, và làm cho tất cả nỗ lực tu luyện của họ trở thành vô nghĩa.
Có thể một vài đồng tu băn khoăn rằng liệu tôi có phóng đại vấn đề hay không. Không, tôi không hề! Những học viên mà tôi biết những người mà có thể hành xử bản thân theo tiêu chuẩn của Đại Pháp trong năm 2002 và 2003, khi tà ác điên cuồng nhất. Họ đã kiên định trong sự tu luyện của mình và lấy việc cứu độ chúng sinh làm ưu tiên hàng đầu. Tuy nhiên, khi tà ác trở lên ít đi, và khi một trường tu luyện trở lên ngày càng thoải mái hơn, bị thúc đẩy bởi chấp trước vào thoải mái, họ đã buông lơi tu luyện và bắt đầu trượt xuống. Họ đang để cho ma quỷ lôi họ xuống, tới cảnh giới của người thường.
Một vài học viên trở nên chấp trước vào việc kinh doanh, và trong đầu họ lúc nào cũng toàn là kiếm tiền. Một vài người còn đi cùng với những người bạn mà không tu luyện của họ tới nhà hàng và uống rượu, thậm chí là uống rượu nhiều lần. Một vài người chơi mạt chược và trò chơi điện tử để giải trí khi họ đang khó khăn về tài chính và không có cuộc sống như ý. Một vài đồng tu nữ dùng thời gian quý báu mà đáng lẽ nên dùng để tu luyện vào việc đi mua sắm và mua những bộ quần áo xa xỉ. Một vài đồng tu lớn tuổi thì trở nên dính mắc vào việc làm, hôn nhân của con cái họ, v,v…….
Cũng có một số đồng tu chấp trước vào sắc và dục của người thường; họ trở nên không lý trí, bị chi phối bởi tình yêu nam nữ. Không ai trong số những người mà bị dính mắc vào những vấn đề này có được trạng thái tu luyện tốt. Họ không học Pháp đầy đủ và đặt hầu hết trọng tâm của họ vào việc làm sao để sống cuộc sống người thường.
Trông thấy họ hành xử như vậy, tôi cảm thấy vô cùng lo lắng. Họ đang để cơ hội tu luyện Đại Pháp trôi qua. Tôi cảm thấy buồn trong tâm. Tôi thường nghĩ, “Với một Pháp vĩ đại như vậy và với một Sư Phụ vĩ đại như vậy, tại sao chúng ta vẫn không trân quý cơ hội này? Làm sao chúng ta lại quá dính mắc vào những thứ trong xã hội người thường? Làm sao chúng ta chỉ có thể sống vì những lợi ích nhỏ nhoi, vì danh tiếng, phát tài, hay là vì cái tình của người thường? Ngay cả một người thường thông thái cũng có thể nhìn thấy rằng mọi thứ trong xã hội người thường không kể nó có vẻ tốt đẹp thế nào, thì chỉ là tạm thời, và người ta không thể mang chúng đế khi sinh và mang chúng đi khi chết, chứ không kể là đệ tử Đại Pháp những người mà đã hiểu được nguyên lý của vũ trụ. Làm sao mà chúng ta lại bị mê lạc được?”
Sau khi tôi tĩnh tâm và nghĩ lại những vấn đề này tôi nhận ra rằng điều làm chúng ta không tu luyện tinh tấn và buông lơi chính là sự truy cầu thoải mái mà chúng ta chưa buông bỏ đã làm mạnh vấn đề này lên theo thời gian. Ma quỷ gây can nhiễu đã lợi dụng chấp trước này của chúng ta trong giai đoạn cuối của tu luyện Chính Pháp. Chấp trước thoải mái đã làm chúng ta miễn cưỡng tập công và học Pháp, thay vào đó nó làm chúng ta trở nên lười biếng và xem ti vi. Trong giai đoạn ác liệt của bức hại, chấp trước này đã làm chúng ta phát triển chấp trước sợ hãi, và không sẵn lòng chứng thực Pháp. Nó làm cho chúng ta ở nhà tập công để không bị chú ý.
Chấp trước này làm chúng ta sợ gian khổ và ngăn chúng ta vứt bỏ sự ích kỷ và như vậy làm chúng ta không thể hoàn toàn để tâm vào công việc giảng thanh chân tướng và nỗ lực cứu độ chúng sinh. Nó làm chúng ta ưu tiên đến những được mất nơi người thường. Chúng ta chỉ muốn được mà không muốn hy sinh. Chúng ta sợ mất những thứ trong xã hội con người. Chấp trước này làm chúng ta không sẵn sàng phối hợp với các học viên khác và thăng tiến cùng nhau. Nó làm chúng ta tập trung vào việc tập công và học Pháp cá nhân cũng như sự truy cầu viên mãn. Chấp trước vào sự thoải mái thực sự đã gây tổn hại tới các học viên! Nó ẩn giấu trong mọi ý nghĩ của chúng ta; trong ước muốn truy cầu sự thoải mái của người thường, hay là trong việc trở nên thỏa mãn với những thứ tốt ở xã hội người thường, những thứ mà chúng ta có được từ Đại Pháp. Chấp trước này làm chúng ta tự mãn với tình trạng hiện có và không có thể nhớ rõ sứ mệnh của đệ tử Đại Pháp và không thể chứng thực Pháp vô điều kiện.
Một số đồng tu nói rằng họ không thể tu luyện tinh tấn bởi vì điều kiện tài chính của họ không tốt. Đối mặt với những gánh nặng gia đình như vậy, làm sao họ có thể có một tâm trí yên tĩnh để tu luyện và có tâm để chứng thực Pháp? Nói cách khác, họ muốn tu luyện bản thân chỉ sau khi điều kiện của họ tốt hơn. Chẳng phải điều này thực tế gây ra bởi chấp trước người thường của họ vào sự thoải mái hay sao?
Sư Phụ giảng,
“Hơn nữa, chư vị sau này không phải lo lắng, chư vị không có phiền phức gì nữa, thì chư vị tu luyện gì đây? Luyện công một cách quá ư thoải mái chăng? Lẽ nào có chuyện ấy? Đó [chỉ] là chư vị đứng tại góc độ người thường mà [mong] tưởng vậy thôi.”
Sư Phụ đã nói với chúng ta nguyên lý của Pháp- rằng mọi thứ trong xã hội được quyết định bởi quan hệ nhân duyên, và hạnh phúc và khó khăn của người thường đều bắt nguồn từ quan hệ nhân quả và được gây ra bởi chính con người. Là một đệ tử Đại Pháp, chúng ta phải có thể hiểu rõ nguyên lý này, tĩnh tâm lại, hài lòng với những gì mình đang có, loại trừ dục vọng, nâng cao tâm tính trong môi trường tu luyện đặc thù của mình, và biến những điều chúng ta gặp phải dù tốt hay xấu thành cơ hội để đề cao tâm tính và tu luyện bản thân cho tới bước cuối cùng. Thực sự, khi chúng ta có thể đạt được trạng thái này, khổ nạn mà chúng ta đối mặt sẽ không kéo dài, bởi vì nguyên lý của vũ trụ đang kiểm soát mọi thứ. Với sự đề cao liên tục của chúng ta, những nhân tố xấu sẽ càng ngày càng ít có thể kiềm chế chúng ta, và môi trường tu luyện càng trở nên tốt hơn. Trái lại, nếu chúng ta không có quyết tâm tu luyện cao, ngay cả khi môi trường trở lên tốt hơn, chúng ta có thể vẫn chấp trước vào tất cả những thứ trong xã hội người thường và không thể tu luyện bản thân tinh tấn.
Nhiều học viên bên cạnh tôi có điều kiện tài chính rất tốt. Họ khá giàu có, con cái họ sống một cuộc sống như ý; họ có rất nhiều thời gian, và thậm chí không phải làm việc nhà. Tuy nhiên, họ trở lên dính mắc vào cuộc sống thoải mái nơi xã hội người thường và đắm chìm bản thân trong trạng thái đó mà không thoát ra được. Cũng có những học viên mà gánh nặng gia đình rất lớn và họ không có cuộc sống đầy đủ, nhưng họ luôn giữ được tiêu chuẩn của người luyện. Sự tinh tấn của họ trong tu luyện không bị giảm đi, và ước muốn cứu độ chúng sinh vô cùng mạnh mẽ. Do đó, một người tu luyện có thể tu luyện bản thân tinh tấn hay không hoàn toàn phụ thuộc vào tư tưởng bên trong của họ trong quá trình tu luyện trong khi hoàn cảnh bên ngoài không đóng vai trò quan trọng. Một người mà chấp trước vào thoải mái, thì cho dù điều kiện sống của họ có tốt hay xấu họ cũng không thể tu luyện tinh tấn.
Nhận thức cá nhân của tôi mách bảo tôi rằng nó khá nguy hiểm đối với một người tu luyện mà không buông bỏ được sự truy cầu vào thoải mái. Dưới sự ảnh hưởng của chấp trước này, ý chí tu luyện của chúng ta sẽ yếu dần đi và bị thay thế bởi các thèm muốn của người thường. Chúng ta có thể dùng cái cớ “phù hợp với trạng thái người thường” trong khi theo đuổi danh, lợi và đầu hàng trước tình cảm. Cuối cùng, sau khi chúng ta vấp ngã đau đớn, chúng ta sẽ lại đứng dậy; chỉ khi đó chúng ta mới nghĩ lại con đường mà chúng ta đã chọn có sai hay không. Nhưng khi đó, khi chúng ta muốn quay lại tu luyện, chúng ta có thể thấy rằng chúng ta đã đánh mất đi cơ hội tu luyện quý giá, và nó đã quá muộn để hối tiếc.
Tu luyện là một vấn đề nghiêm túc. Chúng ta thực sự không nên chấp trước vào thứ gọi là cuộc sống hạnh phúc của người thường. Đây có phải là những thứ mà chúng ta muốn hay không? Ngay cả khi chúng ta đạt được những thứ này, chúng chỉ là tạm thời; sau khi chết, chúng ta vẫn phải trải qua vòng luân hồi và không bao có thể thoát khỏi nó. Làm sao mà điều đó có thể là ý nghĩa của sự tồn tại sinh mệnh của chúng ta?
Hôm nay chúng ta may mắn trở thành đệ tử Đại Pháp thời Chính Pháp. Tât cả những may mắn chúng ta có được không được phản ánh trong sự hưởng thụ chút thoải mái đó của người thường. Có những uy đức thậm chí là lớn hơn đang chờ đợi chúng ta. Với việc trợ Sư chính Pháp và cứu độ chúng sinh, chúng ta có thể thật sự đạt viên mãn và tiến vào vũ trụ mới đẹp không gì so sánh được. Đó là sự huy hoàng và vinh diệu lớn nhất của sinh mệnh một người, điều mà nhiều sinh mệnh trong vũ trụ muốn nhưng không được.
Hỡi các đồng tu: Sư Phụ đã nhiều lần nói rằng đệ tử Đại Pháp là vĩ đại, do đó chúng ta nên nhanh chóng buông bỏ chấp trước vào sự thoải mái. Chúng ta không chỉ đơn thuần là tu luyện mà phải là thật sự tu luyện bản thân trong Pháp và đạt viên mãn; chỉ có điều này mới là mục đích thật sự của sinh mệnh chúng ta.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2006/11/24/143028.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2006/12/16/80903.html
Đăng ngày 24-11-2009, bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai cho sát hơn với nguyên bản.