Bài của một học viên trẻ tuổi
[MINH HUỆ 23-09-2009] Trong bài giảng mới đăng gần đây, Sư Phụ đã lại đề cập đến vấn đề quan hệ nam nữ. Sư Phụ nói:
“Đề cập đến một điểm khác; chính là đệ tử Đại Pháp cần chú ý về phương diện sinh hoạt. Như mọi người đã thấy rồi, không phải là vợ chồng mà có quan hệ nam nữ bất chính, ấy là tội ác của nhân loại, phá hoại gia đình, [làm] bại hoại nhân luân. Từ thời kỳ đầu tôi đã thấy vấn đề này; tu luyện trong xã hội người thường, [thì] vấn đề lớn nhất chính là vào thời loạn thế mà đối diện với dụ hoặc của [giới] tính ở xã hội người thường. Vấn đề này đối với người tu luyện mà giảng, quá khứ là yêu cầu phi thường nghiêm khắc; vô luận là chủng [loại] tu hành nào xét cũng là rất nặng. Quá khứ nếu một người xuất gia mà phạm giới về phương diện này, thì chư vị đừng tu nữa. Nếu là một đệ tử được Thần Tiên nào đó dẫn vào núi tu, ai mà phạm lỗi này, thì chư vị vĩnh viễn là xong rồi. Sự tình nghiêm túc đến như thế. Là đệ tử Đại Pháp, chư vị tu trong Đại Pháp còn thần thánh hơn; nhưng có một số học viên lại không chú ý như thế. Dẫu cái Lý ở thế gian con người nơi xã hội là như thế nào, con người coi vấn đề này ra làm sao; thì đã làm người tu luyện thì phải [lấy] tiêu chuẩn cao, và cái Lý siêu việt khỏi người thường để xét và đối đãi vấn đề này, là [cần] chiểu theo yêu cầu của Thần mà làm. Người có quan hệ nam nữ bất chính thì cũng chính là phạm tội; Thần không có làm những việc dơ bẩn ấy; mà người tu luyện chúng ta chẳng phải tu luyện hướng về Thần sao? Chẳng phải đang bước trên con đường [thành] Thần sao? Tại sao không thể theo gương chư Thần? Tại sao không thể chiểu theo yêu cầu của Thần mà làm?” (Giảng Pháp ở Manhattan)
Tôi là một học viên Đại Pháp 21 tuổi. Tôi nghĩ rằng tôi vẫn còn trẻ và chưa từng trải qua chuyện như vậy, mỗi khi đọc bài giảng của Sư Phụ về quan hệ nam nữ, tôi cảm thấy đó là một cảnh báo cho những ai đã lầm đường trong vấn đề này. Tôi đã không nhìn vào trong và che đậy chấp trước vào sắc dục. Gần đây, trong một khoảng thời gian, tôi không thể nào giữ tâm bình ổn khi học Pháp và tôi coi việc phát chính niệm như một nghĩa vụ mà không thể tập trung tâm trí. Tôi cũng không được thành công lắm trong việc thuyết phục mọi người thoái ĐCSTQ. Tôi nhận ra rằng đã đến lúc phải đào sâu vào tận gốc rễ chấp trước của mình.
Tôi trầm tĩnh nhìn vào trong và thấy chấp trước vào danh của mình. Mỗi khi học Pháp hay ngộ ra được nguyên lý Pháp “cao hơn”, tôi cảm thấy khó có thể kiềm chế bản thân và sẽ chạy vội đi nói cho các học viên khác biết tôi đã ngộ ra điều gì, để được mọi người khen ngợi và ca tụng hay thậm chí để được mọi người nể phục. Thực tế, tôi thường được khen “Cậu ấy trẻ thế mà đã khác với những thanh niên khác trong xã hội. Cậu ấy vẫn tu luyện đấy, thật hiếm người làm được như thế.v.v” Sau đó khi tôi học Pháp, tôi ôm giữ một mong muốn mạnh mẽ ngộ được Pháp lý cao hơn, để tôi có thể khoe khoang trước mặt người khác. Tôi cảm thấy rất thoải mái khi được khen ngợi và cảm thấy ngọt ngào trong tâm như thể vừa ăn một thìa mật ong đầy vậy.
Khi tôi cố gắng thuyết phục người khác thoái ĐCSTQ trên mạng, ngay cả khi tôi không thuyết phục thành công bất kỳ người nào thoái đảng, tôi cũng nói với đồng tu rằng “Tôi gặp một người như thế, như thế người có tính cách như thế này , thế này này.” Tôi đã không trung thực với đồng tu mà cố gắng chứng thực bản thân – Tôi cũng giảng chân tượng và thuyết phục mọi người thoái ĐCSTQ đấy nên đừng nghĩ rằng tôi làm không tốt nhé. Thậm chí tôi còn đi xa tới mức tìm lời biện hộ khi “làm không hiệu quả”. Tôi sẽ nghĩ: Ngay cả khi anh ta không thoái ĐCSTQ, ít ra thì với thông tin mà tôi cấp cho anh ta cũng sẽ khiến anh ta nhận thức được về vấn đề thoái ĐCSTQ, và điều đó sẽ tạo cơ sở cho những người nào tới thuyết phục anh ta sau này. (Tất nhiên chúng ta có những nỗ lực chung để giúp người dân thoái ĐCSTQ, ở đây tôi chỉ muốn chỉ ra rằng tôi dùng nó như một lời biện hộ để che đậy đi “việc thực hiện không hiệu quả” để có thể giữ vững được “danh tiếng” của mình). Khi tôi phát chính niệm trong tư thế ngồi liên hoa chưởng trong phòng, tôi nghĩ “Thật tốt nếu có đồng tu nào đó đến đây ngay bây giờ để họ sẽ khen ngợi tôi khi thấy tôi phát chính niệm nghiêm túc như thế nào.” Như các bạn thấy đó, chấp trước vào “danh” của tôi rất là mạnh mẽ.
Trong bài “Người tu phải tránh” trong Tinh tấn yếu chỉ, Sư Phụ đã nói:
“Lòng đầy chủ tâm, người ham danh vọng sẽ hành tà đạo. Một khi danh tiếng trên đời đã đạt, họ miệng nói tốt mà tâm nghĩ bậy; như thế làm công chúng hiểu sai, và phá hoại Pháp.”
Tôi đã ở vào tình trạng đủ tồi tệ để khiến cho “người ta hiểu sai”. Trong con mắt người khác, tôi là một học viên khá tốt, trong khi đó trên thực tế nó giống như là “bên ngoài trong sạch, ô uế bên trong”. Vì vậy, sau khi nhìn vào trong, tôi đi đến kết luận rằng, để giữ danh tiếng tốt, tôi sẽ chỉ khoe một chút thành quả để được mến phục và khen ngợi mà thôi.
Mặc dù tôi đã tìm ra chấp trước này, [ tôi thấy] vẫn chưa đủ. Nếu tôi chưa thể tìm ra gốc rễ của nó, tâm trí tôi vẫn lơ đãng khi tôi học Pháp. Tôi còn có chấp trước nào khác nữa đây? Tôi rất hứng khởi khi thể hiện trước mặt người khác. Tôi muốn thể hiện với những người nào? Tôi nghĩ về điều đó, và nhận ra rằng họ đều là phụ nữ, từ trẻ đến già. Trong gia đình tôi, những người tập luyện Pháp Luân Công phần lớn là phụ nữ, ít nhất là những người tinh tấn nhất cũng đều là phụ nữ. Hiện giờ, tôi đang sống một mình và trong môi trường tu luyện của tôi hầu hết là phụ nữ. Những người khen ngợi tôi khi tôi tu luyện tinh tấn cũng hầu hết là phụ nữ. Vậy chấp trước vào ‘danh’ của tôi về cơ bản là tôi cố gắng thể hiện trước mặt người khác giới và tôi muốn được họ ca ngợi và mến phục. Nếu xung quanh tôi chỉ toàn là nam đồng tu, liệu tôi có quan tâm nhiều đến thể diện của mình như vậy không? Không. Vậy thì đây là vấn đề tâm “sắc dục”
Nhìn lại, tôi có thể thấy tôi đã phát triển bao nhiêu tâm sắc dục kể từ khi còn nhỏ. Tôi luôn luôn thích lánh trong phòng đọc sách một mình, đặc biệt vào những ngày mưa. Mặc dù là nam giới, tính tôi hơi đa cảm. Hầu hết các tiểu thuyết kinh điển đều nói về một thể loại truyện tình cảm nào đó. Tôi thích đọc loại sách này và để cho cảm xúc của tôi bay bổng cùng với những nhân vật chính trong truyện. Thỉnh thoảng tôi cũng cảm động đến phát khóc bởi những lời hẹn thề yêu đương trong những câu chuyện. Tất nhiên, trong đó cũng có cả những đoạn mô tả rõ ràng về hành vi quan hệ. Tôi khao khát một “chuyện tình” lãng mạn và thực sự muốn tìm được một người bạn đời xinh đẹp và ân cần để sẻ chia cuộc đời đến độ tôi thường tưởng tượng ra cảnh tôi và “người bạn đời lý tưởng” hưởng tuần trăng mật tại một khu nghỉ mát nổi tiếng trên thế giới. Tôi mong đợi có một người bạn đời, một phụ nữ yêu, tôn trọng và chăm lo cho tôi.
Những suy nghĩ như vậy tự nhiên đã tích tụ vô số nhân tố sắc dục trong trường không gian của tôi. Sau đó, tôi bắt đầu lên mạng và thường chơi game kích thích thêm tâm sắc dục của mình. Tôi đã hai lần xem phim nội dung xấu, và điều đó đã giáng cho tôi một cú đánh mạnh. Thế giới hỗn loạn mà chúng ta đang ngâm mình trong đó và những câu chuyện với các bạn học đều phát khởi tâm sắc dục, mà hầu như những niệm đó ngày nào cũng xuất hiện trong tư tưởng tôi. Tôi không thể nào giữ tâm thanh tịnh và bình ổn khi học Pháp. Chính niệm của tôi trở nên yếu hơn và tôi thường buông mình trong tâm sắc dục. Sau đó, mỗi khi tôi có niệm sắc dục như thế, tôi lại cưỡng chế đè nén nó xuống chứ không giải thể nó thông qua đồng hóa với Pháp. Trên thực tế, tôi không có can đảm để dứt bỏ chấp trước này và đó là lý do vì sao nó lại trở nên mạnh mẽ như vậy khi tôi cố gắng loại bỏ nó. Tôi không phân biệt được rõ ràng rằng sắc dục ấy không phải là chân ngã của tôi, chúng chỉ là những điều hậu thiên tôi nghe, nhìn nói và làm đã được tích tụ lại.
Trước đây, tôi cảm thấy quan hệ nam nữ là khá dơ bẩn. Tôi cảm thấy ghê tởm mỗi khi suy nghĩ đó nổi lên và thường phủ nhận nó một cách vô thức. Trên thực tế, mọi người phủ nhận nó, đều là phủ nhận của người thường đối với một thứ gì đó mà họ cho là dơ bẩn, chứ không phải là quá trình đồng hóa với Pháp và dứt bỏ chấp trước sắc dục. Một lối phủ nhận như thế về cơ bản không thể diệt trừ được tâm sắc dục từ tận gốc rễ mà thậm chí còn có thể khuyến khích tâm buông thả. Sắc dục như là cái gai trong thịt mà người ta phải hoàn toàn nhổ đi. Nếu một người chỉ phủ nhận nó mà không lấy nó ra, sự phủ nhận đó chỉ có thể đẩy nó vào sâu hơn chứ không thể nhổ bật rễ của nó, và hậu quả nó có thể gây tác dụng phá hoại hơn.
Một dạng thức khác của tâm sắc dục rất khó phát hiện và đây là điều mà tôi đặc biệt muốn chia sẻ với các đồng tu. Mặc dù tôi phủ nhận chuyện quan hệ nam nữ, cho rằng nó là một cái gì đó dơ bẩn, tôi lại coi chuyện có tình cảm “bình thường” giữa một người nam và một người nữ là nghiêm túc. Ví dụ, tôi thích cách trao đổi tự hiểu bằng ánh mắt thoáng qua mà không dùng đến lời nói với các bạn học nữ. Nếu tôi thấy một bạn học nam được bạn gái mà tôi thích nhìn với ánh mắt “ngưỡng mộ”, tôi sẽ cảm thấy cực kỳ ghen tức và sẽ cố gắng tìm cơ hội thể hiện trước mặt cô ấy để cũng nhận được một ánh mắt “ngưỡng mộ”. Bởi vì tôi là người khá hướng nội, lối trao đổi không dùng lời như thế rất có ý nghĩa đối với tôi. Khi tôi làm điều gì tốt, tôi sẽ cảm thấy hoan hỉ mỗi khi tôi nhận được ánh mắt thán phục của các bạn gái cùng lớp. Tôi sẽ cảm thấy thế là đủ và không còn cần gì hơn trong cuộc đời nữa. Ý chí tu luyện của tôi cũng bị ảnh hưởng.
Bất kể là vào cấp ba hay bắt đầu vào đại học, mỗi khi vào lớp mới, điều tôi quan tâm nhất là ấn tượng của tôi đối với các bạn khác giới. Tôi dường như không quan tâm lắm đến việc các bạn nam cùng lớp nghĩ gì về tôi. Ở bề mặt, đó rõ ràng là chấp trước vào “danh” và “tính kiêu ngạo” nhưng về thực chất đó là vấn đề của tâm sắc dục. Lúc đầu, tôi nghĩ là sẽ hơi quá nếu chúng ta coi việc trao đổi bằng ánh mắt hay việc đùa cợt giữa các bạn nam và nữ trong lớp cũng nghiêm trọng như chấp trước sắc dục, nhưng qua học Pháp, tôi đã có được nhận thức sâu hơn về vấn đề này.
Sư Phụ nói trong Chuyển Pháp Luân
“Các tăng nhân trong quá khứ coi việc này rất [quan] trọng, bởi vì hễ động niệm là họ đang tạo nghiệp. Do đó họ giảng “thân khẩu ý”. ‘Tu thân’ mà họ giảng ấy, chính là không làm điều xấu. ‘Tu khẩu’ chính là không nói. ‘Tu ý’ chính là luôn cả nghĩ thì cũng không nghĩ nữa. Yêu cầu những việc này của người tu luyện chuyên nghiệp trong các chùa quá khứ rất nghiêm khắc. Chúng ta chiểu theo tiêu chuẩn tâm tính của người tu luyện để yêu cầu bản thân mình, dàn xếp cho tốt những gì nên nói những gì không nên nói là được rồi.”
Ở tại tầng hiện tại, nhận thức của tôi là: Về vấn đề tình cảm và sắc dục, “tu thân” là nền tảng nhất và đó là cơ sở để xem một người là người tu luyện hay là một người thường. Một khi người ta vi phạm quy định này và làm gì không đúng, thì cả thần và người đều sẽ phẫn nộ. Tất cả chúng ta đều biết rằng tất cả các hình thức tu luyện trong quá khứ đều là để đặt định con đường cho đệ tử Đại Pháp tu luyện ngày hôm nay. Vậy con đường tu luyện của chúng ta hôm nay, quả vị sẽ đạt được và cả trách nhiệm chúng ta đang gánh vác và thệ ước chúng ta đã lập từ tiền sử đòi hỏi một yêu cầu nghiêm khắc hơn đối với chúng ta. Thậm chí trong quá khứ, khi ai đó làm sai về phương diện này, người đó “coi như là xong”, chứ không kể gì đến việc tu luyện của chúng ta hôm nay. Đó là Sư Phụ từ bi vô lượng đã tạo cơ hội cho những học viên phạm lỗi về phương diện này.
Vậy các thần khác nhìn nhận vấn đề này như thế nào? Sư Phụ nói:
“Mọi người thử nghĩ xem, Thần trong vũ trụ khi nhìn thấy đệ tử đại Pháp làm những việc kia thì họ sẽ đối đãi chư vị như thế nào? Dùng tiêu chuẩn của họ đối với một người sẽ thành Thần mà yêu cầu, chư vị hễ làm loại việc kia thì đáng sợ nhường nào? Hễ ai phạm lỗi về phương diện này, Thần của khắp trời đều sẽ nhìn nhận rằng nhất định phải đánh hạ chư vị xuống, là tuyệt đối không thể chấp nhận, tuyệt đối không thể thừa nhận chư vị; do đó nạn mà chư vị gặp phải từ nay về sau, có rất nhiều nhân tố là những Thần đó họ thuần tuý là tống chư vị xuống; chư vị thử nói xem điều ấy gây khó khăn cho tu luyện đến nhường nào?”
Nhận thức cá nhân của tôi là vài vị thần sẽ cố gắng hủy hoại bạn đơn giản vì bạn đã phạm giới luật này. Điều đó cho thấy vấn đề này nghiêm trọng và đáng sợ ngần nào. Đối với “tu khẩu”, nhận thức của tôi là chúng ta không nên tùy ý đùa với người khác giới, và chúng ta phải tuyệt đối không trao đổi những lời tán tỉnh. Khi nói chuyện với người khác giới, chúng ta phải chú ý đến việc nói năng đúng mực và không nên có nhận xét hàm hồ. Nhận thức về “tu ý” của tôi là chúng ta không nên có bất kỳ suy nghĩ không đúng đắn nào và không có suy nghĩ về sắc dục. Hơn nữa, chúng ta phải dứt bỏ chấp trước đối với ánh mắt ngưỡng mộ, cảm giác “vui sướng” khi được tán tỉnh hay khen ngợi và suy nghĩ thể hiện bản thân trước người khác giới. Tất cả chúng đều là “tâm sắc dục”
Trong quá khứ, khi tôi đọc lời giảng của Sư Phụ về “tu khẩu”, tôi đã nghĩ tiêu chuẩn khắt khe này chỉ dành cho những người tu luyện chuyên nghiệp. Trên thực tế, tất cả chúng ta đều biết rằng tu luyện giữa cám dỗ và dụ hoặc của cuộc sống người thường là khó nhất. Nên điều Sư Phụ nói: “Chúng ta chiểu theo tiêu chuẩn tâm tính của người tu luyện để yêu cầu bản thân mình” còn đòi hỏi khắt khe hơn nhiều so với việc cưỡng chế không cho khởi tâm sắc dục ở trong chùa trong quá khứ. Trước những cám dỗ và dụ hoặc trong xã hội, đòi hỏi chúng ta không được có tâm sắc dục và những tư tưởng bất chính.
Tu luyện là một vấn đề nghiêm túc và khi thời gian trôi đi, quá trình Chính Pháp của Sư Phụ cũng sẽ có những yêu cầu khắt khe hơn đối với chúng ta. Để tu chính bản thân, chúng ta phải đồng hóa với Pháp trong từng niệm. Đối chiếu với điều đó, tôi đã thực hiện thật là kém. Giờ đây tôi đã tìm ra tâm sắc dục của mình và khi đào sâu hơn, tôi nhất định sẽ tìm được những tâm chấp trước khác và cả những quan niệm hậu thiên mà đều cần phải gỡ bỏ. Tình trạng tu luyện cá nhân của tôi ở một mức độ nào đó cũng làm chậm trễ việc giảng chân tướng và làm chậm quá trình Chính Pháp của Sư Phụ. Chỉ bằng cách đồng hóa với Pháp, tôi mới có thể trừ bỏ được những quan niệm hậu thiên và những chấp trước xấu xa đã bám rễ sâu để có thế đạt tiêu chuẩn của vũ trụ mới.
Tôi muốn chia sẻ lời giảng sau đây của Sư Phụ để khích lệ các bạn đồng tu:
Người tu phải tránh
Lòng đầy chủ tâm, người ham danh vọng sẽ hành tà đạo. Một khi danh tiếng trên đời đã đạt,họ miệng nói tốt mà tâm nghĩ bậy; như thế làm công chúng hiểu sai, và phá hoại Pháp. Người ham tiền sẽ kiếm của cải và tu hành giả tạo. Phá hoại (tôn) giáo và Pháp, họ phí cả cuộc đời thay vì tu Phật. Người ham sắc sẽ không khác gì kẻ ác. Miệng niệm kinh mà mắt liếc (trộm) ngang dọc; họ quá rời xa Đạo, và chỉ là kẻ ác bình thường. Người luỵ vào vòng gia quyến sẽ nhất định không tránh khỏi bị thiêu đốt, bối rối, và giày xéo do luyến ái (tình cảm). Bị trói trong sợi chỉ tình và âu sầu nơi đó, đến cuối đời họ sẽ thấy quá
muộn để hối tiếc .
Tôi hy vọng sẽ có nhiều học viên trẻ chia sẻ kinh nghiệm tu luyện của mình hơn nữa để chúng ta có thể cùng đề cao. Những gì tôi vừa chia sẻ chỉ là những nhận thức của tôi ở tầng hiện tại. Xin hãy chỉ ra những gì chưa đúng.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2009/9/23/208859.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2009/10/7/111389.html
Đăng ngày 10-10-2009; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.