Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ tại Thượng Hải, Trung Quốc

[MINH HUỆ 7-8-2018] Ngày 29 tháng 11 năm 2017, ông Từ Vĩnh Thanh, một học viên Pháp Luân Công 54 tuổi ở Thượng Hải đã bị bắt giữ khi đến đồn công an theo yêu cầu của một công an để thực hiện một cuộc phỏng vấn. Là một kỹ sư cao cấp trong ngành điện, ông Từ nổi tiếng là người hay giúp đỡ người khác khi cần thiết.

Ngày 5 tháng 1 năm 2018, Viện kiểm sát khu Hàn Giang đã phê chuẩn lệnh bắt giữ ông, và ngày 20 tháng 4, Viện kiểm sát đã trả hồ sơ của ông về Cục Công an. Sau khi thu thập thêm “bằng chứng”, một tháng sau, hồ sơ lại được nộp lên Viện kiểm sát và đến đầu tháng 7, Viện kiểm sát đã gửi hồ sơ về toà án địa phương. Hiện ông Từ đang đối mặt với việc bị xét xử.

Yêu cầu công bố thông tin và kiện Bộ Công an

Ngày 22 tháng 8 năm 2016, khi ông Từ và một học viên khác thấy một bảng thông báo có dán các áp phích bôi nhọ Pháp Luân Công tại Ga tàu điện ngầm Tào Bảo Lộ, họ đã đến Văn phòng Thỉnh nguyện Thượng Hải để yêu cầu gỡ tấm bảng xuống. Do Hội nghị Thượng đỉnh G20 đang diễn ra gần đó, Bộ Công An nói rằng ông Từ đã phạm tội khi thỉnh nguyện trong thời gian diễn ra hội nghị và nên bắt giữ và lục soát nhà ông.

Sau đó, ông Từ đã đệ đơn kiện Bộ Công an.

Tuy nhiên, khi ông Từ không nhận được phản hồi, ông tin rằng cuộc bức hại các học viên Pháp Luân Công có liên quan đến thông báo [2000] Số 39 của Bộ Công an Trung Quốc.

Thông báo đó có tiêu đề “Thông báo từ Bộ Công an về việc xác định và ngăn chặn các tổ chức tà giáo” và cùng với một thông báo khác cùng tên, “Thông báo [2005] Số 39,” hai thông báo xác định 14 tổ chức tà giáo, trong đó không có Pháp Luân Công.

Tháng 12 năm 2016, ông Từ đã gửi Yêu cầu Công bố Thông tin đến Bộ Công an để yêu cầu thông tin về thông báo đó có không hợp lệ hay không, và nếu có, hãy cho biết chi tiết thời điểm không hợp lệ. Ngoài ra, ông cũng yêu cầu về các thủ tục về công bố thông tin.

Yêu cầu đã được gửi thông qua hai công ty chuyển phát và đã nhận được giấy biên nhận. Theo Các quy định về Sự cởi mở của Thông tin Chính phủ của Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa, thông tin này đáp ứng các tiêu chí của các cơ quan hành chính theo đúng ý nó là “liên quan đến lợi ích sống còn của công dân, cá nhân hay tổ chức pháp lý khác” và “nhu cầu được công chúng biết đến rộng rãi hoặc tham gia.”

Khi ông Từ không nhận được phản hồi, vào tháng 5 năm 2017, ông đã đệ đơn kiện Bộ Công an lên Toà án Nhân dân Trung cấp Bắc Kinh số 2 vì “thiếu sót hành chính”.

Bị giám sát và bắt giữ

Sau khi nộp đơn kiện, Bộ Công an đã gây áp lực lên ông Từ để ông rút đơn nhưng ông đã từ chối. Sau đó, Bộ Công an đã bắt đầu sách nhiễu khách hàng của ông và thậm chí còn theo dõi ông.

Ngày 29 tháng 11 năm 2017, một công an yêu cầu ông Từ có mặt tại Đồn công an Thiên Sơn Lộ để phỏng vấn, nơi mà ông đã bị bắt giữ.

Từ đó, ông Từ đã bị giam tại Trại tạm giam Miếu Trấn ở thành phố Dương Châu. Vào tháng 12, gia đình ông đã nhiều lần đến các ban ngành khác nhau của chính quyền thành phố để yêu cầu giải quyết những kiến nghị của ông.

Khiếu nại hành chính của ông Từ

Yêu cầu kiện tụng

1. Quyết định của toà án cho bị cáo công bố thông tin về “Thông báo từ Bộ Công an về việc xác định và ngăn chặn các tổ chức tà giáo” (Thông báo [2000] Số 39).

2. Quyết định của toà án cho bị cáo công bố thông tin về “Thông báo từ Bộ Công an về việc xác định và ngăn chặn các tổ chức tà giáo” (Thông báo [2005] Số 39).

3. Bị cáo chịu chi phí kiện tụng

Sự thật và nguyên nhân

Cục Công an Thượng Hải đã nhiều lần dựa vào Điều 300 của “Luật hình sự” để bắt giữ và giam giữ hành chính đối với nguyên đơn. Khi bị giam, nguyên đơn đã yêu cầu công an cho biết tên của tổ chức tà giáo, cách mà nó vi phạm pháp luật và hậu quả nó gây ra. Tuy nhiên, không có lời giải thích nào được đưa ra.

Để hiểu về việc này, ngày 7 tháng 12 và 20 tháng 12 năm 2016, thông qua công ty chuyển phát nhanh, nguyên đơn đã gửi Yêu cầu Công bố Thông tin đến Văn phòng Công bố Thông tin của Bộ Công an để yêu cầu công bố thông tin của “Thông báo từ Bộ Công an về việc xác định và ngăn chặn các tổ chức tà giáo” (Thông báo [2000] Số 39 và Thông báo [2005] Số 39).

Theo hệ thống theo dõi vận chuyển của công ty, đơn yêu cầu đã được cục nhận vào ngày 22 tháng 12 và 27 tháng 12 năm 2016. Tuy nhiên cho đến thời điểm này, bị cáo vẫn chưa nhận được phản hồi.

Vì bị cáo không được công bố thông tin, điều này dẫn đến một sự thiếu sót hành chính. Theo “Các quy định về Sự cởi mở của Thông tin Chính phủ của Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa”, thông tin này đáp ứng các tiêu chí của các cơ quan hành chính theo đúng chủ trương của nó là “liên quan đến lợi ích sống còn của công dân, cá nhân hay tổ chức pháp lý khác” và “nhu cầu được công chúng biết đến rộng rãi hoặc tham gia.” Vì thế, theo Quy định 33, nguyên đơn đã đệ đơn lên toà án yêu cầu giải quyết.

Bối cảnh

Tháng 7 năm 1993, Hội Nghiên cứu Pháp Luân Đại Pháp đã chính thức được thành lập như là một chi nhánh của Hội Nghiên cứu Khí công Trung Quốc, một tổ chức giám sát các môn khí công trong nước, các hoạt động bảo trợ và hội thảo. Nó cung cấp tư vấn cho các học viên về các kỹ thuật thiền định, dịch vụ dịch thuật và điều phối các môn tập trên toàn quốc.

Tháng 3 năm 1996, Hội Nghiên cứu Pháp Luân Đại Pháp đã chính thức giải tán theo yêu cầu của Nhà sáng lập, Ông Lý Hồng Chí. Nhưng các học viên vẫn tiếp tục tổ chức lập Hội của riêng họ ở cấp địa phương, kết nối với nhau qua liên lạc điện tử, mạng lưới cá nhân và những điểm luyện công.

Ngày 20 tháng 7 năm 1999, công an đã bắt cóc và giam giữ hàng ngàn học viên Pháp Luân Công mà họ xem là lãnh đạo. Hai ngày sau, Bộ Nội vụ đã ra thông báo xem Hội Nghiên cứu Pháp Luân Đại Pháp là một tổ chức bất hợp pháp. Cùng ngày, Bộ Công an đã ban hành thông tư cấm công dân tu luyện Pháp Luân Công theo nhóm, sở hữu các sách của Pháp Luân Công, trưng bày các biểu ngữ và biểu tượng của Pháp Luân Công, hoặc phản đối lệnh cấm.

Từ đó, hàng trăm ngàn học viên đã bị cầm tù phi pháp, và các học viên bị giam phải chịu lao động cưỡng bức, lạm dụng tinh thần, tra tấn và các phương pháp “cải tạo tư tưởng” cưỡng chế khác của chính quyền.

Pháp lệnh Công bố Thông tin của Chính phủ Trung Quốc được ban hành vào năm 2007, cho phép công dân được yêu cầu thông tin cụ thể từ chính quyền và các cơ quan tư pháp của chính phủ. Chính phủ có 30 ngày để phản hồi các yêu cầu của công dân. Công dân có quyền yêu cầu đánh giá lại hoặc nộp đơn kiện chính phủ nếu anh/cô ấy không thoả mãn với sự phản hồi hay không nhận bất kỳ phản hồi nào trong khoảng thời gian quy định trên.

Bài liên quan:

Cặp vợ chồng ở Thượng Hải bị giam giữ trong 30 ngày vì phản đối lời tuyên truyền công kích Pháp Luân Công


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2018/8/7/372147.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2018/8/13/171505.html

Đăng ngày 19-08-2018; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share