Bài viết của phóng viên Minh Huệ ở Thượng Hải, Trung Quốc

[MINH HUỆ 27-11-2016] Ông Từ Vĩnh Thanh tới ở Văn phòng pháp chế quận Hoàng Phố, Thượng Hải để nộp đơn khiếu nại về việc ông bị bắt giam phi pháp, theo lệnh Văn phòng khiếu nại Thượng Hải vào ngày 22 tháng 8 năm 2016. Hai nhân viên hành chính ở đây đã từ chối yêu cầu của ông.

Sau đó, ông Từ yêu cầu họ đưa ra thông báo giải thích việc bác bỏ kháng cáo của ông. Ngay lập tức, hai nhân viên đó rời khỏi văn phòng và ra lệnh cho bảo vệ chặn ông Từ lại, không cho đi theo họ.

Ngày 22 tháng 8 năm 2016, ông Từ và bà Dương Tiêu đã tới Văn phòng khiếu nại Thượng Hải sau khi nhìn thấy một bảng thông báo dán kín các áp phích bôi nhọ Pháp Luân Công tại ga tàu điện ngầm Tào Bảo Lộ. Tuy nhiên, họ đã bị giam giữ và các nhà chức trách đã lục soát nhà của họ.

Nhờ có sự nỗ lực không mệt mỏi của gia đình và luật sư, họ đã được thả sau khi bị giam giữ trong 30 ngày. Sở cảnh sát quận Hoàng Phố đưa ra tuyên bố phạt hành chính đối với ông Từ nhưng thay đổi thời gian giam giữ thành 15 ngày, mặc dù ông Từ bị giam cầm trong 30 ngày. Bên cạnh đó, sở cảnh sát và trại tạm giam đã ép bà Dương phải cam kết sẽ không tiếp tục kháng cáo, nếu không bà sẽ không được thả.

Trong thời gian ông Từ bị giam, luật sư của ông đã đệ trình một yêu cầu lên Sở cảnh sát quận Hoàng Phố thúc giục họ hủy bỏ vụ án. Luật sư biện hộ rằng những hành động của ông Từ là hợp pháp và Văn phòng kháng cáo Thượng Hải và cảnh sát địa phương đã hủy hoại việc thi hành pháp luật và phải bị truy tố.

Cảnh sát xử lý trường hợp này nói với luật sư rằng ông Từ không phạm tội. Chỉ thị của chính quyền cấp trên đã giảm mức phạt, với điều kiện ông Từ thừa nhận sai lầm của ông vì đã kháng cáo trong suốt thời gian diễn ra Hội nghị thượng đỉnh G20.

Ông Từ biện hộ rằng hành động của ông dựa trên các quyền hiến pháp và không đồng ý với điều kiện của cảnh sát rằng ông phải thừa nhận đó là lỗi của ông.

Nhiều cơ quan chính phủ ở Thượng Hải đã biết về việc kháng cáo của ông Từ và bà Dương. Sở cảnh sát điều các cảnh sát viên tới trại tạm giam, họ tới để thuyết phục ông từ bỏ việc buộc tội sở cảnh sát.

Ông Từ chỉ ra rằng việc giam giữ ông vì ông kháng cáo liên quan tới việc Pháp Luân Công bị vu khống là bất hợp pháp. Các nhà chức trách không thể bác bỏ lập luận của ông Từ và hứa sẽ đưa ra một tuyên bố chính thức về việc bắt giam ông trong một tuần. Tuy nhiên, họ đã không quay trở lại.

Bảng thông báo có áp phích bôi nhọ Pháp Luân Công tại ga tàu điện ngầm Tào Bảo Lộ đã được cán bộ tuyên truyền pháp luật quận Từ Hối lặng lẽ gỡ xuống bốn ngày trước khi ông Từ được thả.

Ông Từ và bà Dương đã sử dụng quyền công dân hợp pháp của mình để kháng cáo và nên được pháp luật bảo vệ. Tuy nhiên, Văn phòng kháng cáo thành phố Thượng Hải và cảnh sát địa phương đã bắt giữ họ, điều đó đã vi phạm luật pháp. Các nhà chức trách không muốn thừa nhận lỗi lầm của họ và cố gắng ép buộc ông Từ phải nhận lỗi để đổi lấy việc được thả. Không có luật nào quy định rằng một công dân không được phép kháng cáo trong thời gian diễn ra Hội nghị thượng đỉnh G20.

Các bên phải chịu trách nhiệm về việc bắt giam ông Từ và bà Dương:

Vương Kiếm Hoa, chủ nhiệm Văn phòng kháng cáo thành phố Thượng Hải: +86-21-63281234

Dương Kiệt, bí thư ĐCSTQ kiêm cục trưởng Cục cảnh sát quận Hoàng Phố, Thượng Hải: :+86-21-53025110

Bài viết liên quan:

1. Hai người dân ở Thượng Hải bị bắt giữ khi phản đối lời tuyên truyền chống lại Pháp Luân Công

2. [Thượng Hải] Bà Từ Vĩnh Thanh và bà Dương Tuyết Châu bị giam cầm trong trại giam hình sự


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2016/11/27/338211.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2016/12/16/160356.html

Đăng ngày 6-1-2017; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share