[MINH HUỆ 13-08-2009] Tôi là một người rất nghiêm túc về mọi thứ. Tôi luôn muốn biết thật rõ ràng ai có khuyết điểm và cụ thể là những gì, và sau đó tôi kiểm điểm bằng sự phân tích “lý trí” xem ai hành động đúng và ai hành động sai. Tôi cũng áp dụng cùng một suy nghĩ với những vấn đề thường nhật mà tôi gặp phải. Nếu tôi sai, tôi cố gắng chấp nhận lỗi lầm của mình; nếu tôi không phải là người mắc lỗi, tôi cố gắng đổ lỗi rõ ràng do đâu. Vì thế, tôi luôn phán xử mọi thứ theo tiêu chuẩn nhận thức của chính mình, điều mà tôi thường cho là công bằng và đúng đắn trong xử lý mọi thứ. Tôi nghĩ rằng cái tôi làm là rất đúng, rất chính xác, và rất công bằng. Tôi tin tưởng rằng việc này là “Chân“. Thậm chí sau khi tu luyện qua nhiều năm, tôi không hề nhận ra nhận thức này là sai.

Tuy nhiên, để nhìn một cách rõ ràng những nguyên nhân phía sau một vấn đề thông thường là rất khó. Rất khó cho một người thường hiểu rõ ràng và nhìn thấy quan hệ nhân quả của những vấn đề nhất định. Khi tôi có một xung đột với ai đó, nếu tôi luôn khăng khăng rằng tôi biết tất cả chi tiết và sau đó xem xem ai sai, thì tôi đã sai với “Chân” và “Nhẫn” và cũng vô ý làm tổn thương những người khác. Điều này là chấp trước của tôi về quá “quan trọng” mọi thứ, kỳ thật, nó là sự dính mắc vào lợi ích bản thân. Cái tôi nhìn thấy có thể chỉ là hiểu biết rất hời hợt về sự vật là thế nào. Nếu tôi không biết về lai lịch của ai đó, thì tôi có thể không biết cái gì đã gây ra cho người đó khó khăn phản ánh lên anh ấy hoặc chị ấy. Chỉ vì những gì không nói đến không có nghĩa là nó không xảy ra. Đây là nhưng gì mà tôi không biết và tôi không thể hiểu. Nếu tôi vẫn tin tưởng, giống như một con ếch ngồi đáy giếng, rằng sự phân tích của tôi là rõ ràng nhất và chính xác nhất, làm sao tôi có thể đề cao chính mình và mở rộng khả năng tinh thần?

Sư Phụ giảng,

Con người trong xã hội người thường, kẻ tranh người đoạt, kẻ lừa người dối, chỉ vì chút đỉnh lợi ích cá nhân mà làm hại người khác; các tâm ấy đều phải vứt bỏ.” (Chuyển Pháp Luân, “Bài giảng thứ nhất”)

Khi tôi học câu này của Pháp trong quá khứ, tôi luôn chú ý tới nửa trên của câu, cảm nhận rằng tôi không phải là người muốn đánh nhau và tranh giành với những người khác hoặc lừa dối hay tổn thương những người khác, vì thế tôi cảm thấy rằng câu này của Pháp rất dễ hiểu và tôi có thể sống theo nó. Hôm nay khi tôi học đoạn này, tôi phần nào để ý tới những từ “chỉ vì chút đỉnh lợi ích cá nhân mà làm hại người khác.” Kết quả là, tôi thu được một hiểu biết mới. “Các tâm ấy đều phải vứt bỏ” là những gì mà những người tu luyện Đại Pháp phải thật sự làm theo. Giờ tôi phát hiện ra rằng cái “quan trọng hoá vấn đề” của tôi, thật ra là chấp trước ngang bướng của mình. Cái mà ẩn chứa bên trong chấp trước này là sự truy cầu của tôi về danh tiếng tốt — Tôi muốn người khác phải nói rằng tôi rất công bằng, dám nhận lỗi, và tôi “Chân“. Nó đưa tôi làm tôi hình thành một tư tưởng không tha thứ khi tôi đúng, thậm chí đến mức quá quắt. Cách hành xử này thật ra là vì chấp trước của tôi vào chút đỉnh lợi ích cá nhân và tôi muốn bảo vệ chính mình. Vì cái tâm này, tôi đã vô ý tổn thương những người khác.

Giờ đây, cái câu có vẻ đơn giản này trong Chuyển Pháp Luân làm tôi nhận ra chấp trước ẩn sâu, một thói quen người thường mà tôi hiếm khi để ý tới. Cho dù tôi biết rằng thói quen này không tốt, tôi không thể tìm thấy nguyên nhân thật sự, và tôi không biết tại sao nó không tốt. Bây giờ, tôi cuối cùng đã lôi được nó ra. Khi tôi có thể thật sự tĩnh tâm trong khi học Pháp, tôi nhận ra rằng nó thật sự là tình huống mà tôi có những nhận thức khác nhau mỗi lần. Cùng một câu của Pháp, tôi xem làm sao tôi có thể thu được những hiểu biết khác nhau tại những thời điểm khác nhau hoặc trong những giai đoạn khác nhau của sự tu luyện của mình. Tôi thật sự hiểu rằng, tại một tầng thâm sâu, khi Sư Phụ luôn nhắc nhở chúng ta rằng học Pháp, học Pháp, học Pháp.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2009/8/13/206319.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2009/8/29/110403.html
Đăng ngày: 31-08-2009; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai cho sát hơn với nguyên bản.

Share