Bài viết của một học viên Pháp Luân Công ở tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc

[MINH HUỆ 16-12-2017] Một vài học viên chỉ mới ở độ tuổi trung niên nhưng đã bị mất đi sinh mệnh vì nghiệp bệnh một vài năm trước. Một điểm chung giữa họ là họ đều nói rằng họ biết những lời giảng của Sư phụ khi các học viên khác đến phát chính niệm và giúp đỡ họ. Điều này khiến cho các đồng tu cảm thấy việc giúp đỡ họ là không cần thiết. Một học viên nói: “Cô ấy còn biết nhiều hơn chúng tôi.”

Giờ đây tôi ngộ ra rằng biết không tương đương với hiểu. Tôi đã đọc nhiều thơ cổ khi còn nhỏ, nhưng tôi vẫn không hiểu hết nội hàm ý nghĩa thâm sâu của những bài thơ đó.

Biết là khác với hiểu, nhưng mọi người, kể cả các học viên, có thể dễ dàng cho rằng hai từ này tương đồng với nhau. Ví dụ, một số người đã tai qua nạn khỏi bằng cách nhẩm đọc “Pháp Luân Đại Pháp hảo” vì họ hiểu được ý nghĩa sâu xa của nó. Đối với những người khác khi gặp phải nguy hiểm, họ cũng biết “Pháp Luân Đại Pháp hảo”, nhưng họ không thực sự tin vào những lời này. Lý do họ không tin là bởi họ bị Đảng Cộng sản Trung Quốc lừa dối và cũng bởi họ học Pháp không sâu.

Sư phụ yêu cầu chúng ta phải giảng thanh chân tướng cho mọi người. Giảng chân tướng không có nghĩa là chúng ta chỉ nói với mọi người về sự thật. Tôi có thể ngộ rằng sự khác biệt giữa biết và hiểu là điều quan trọng để cứu độ chúng sinh.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2017/12/16/357954.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2018/1/6/167492.html

Đăng ngày 18-1-2017; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share