Phóng viên Minh Huệ Tôn Bách và Tô Dung

[MINH HUỆ 28-11-2016] Hơn 7.000 học viên tham dự Pháp hội chia sẻ kinh nghiệm Pháp Luân Đại Pháp Đài Loan năm 2016 tại Đài Bắc vào ngày 27 tháng 11. Ngoài việc lắng nghe các bài chia sẻ từ 18 diễn giả, các học viên đã thảo luận với nhau về việc tu luyện đã cải biến cuộc đời họ như thế nào.

Sinh viên đại học vượt qua khó khăn

Di Linh đến từ thành phố Đài Trung bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp từ khi cô còn học lớp một, cùng với mẹ và bà ngoại. Dần dần, cô đã nhận thức được rằng tu luyện là hết sức nghiêm túc.

Với một niềm say mê âm nhạc từ nhỏ, cô đã theo học một trường nghệ thuật sau khi học hết tiểu học. Vì nhớ nhà và áp lực căng thẳng, hầu như ngày nào cô cũng khóc vì thất vọng. “Mẹ tôi thường nói chuyện với tôi qua điện thoại hoặc đến thăm tôi, nhắc nhở tôi về các Pháp lý.” Nhờ có sự giúp đỡ của mẹ, Di Linh trở nên cởi mở hơn và không nản lòng trước những thử thách.

Sau khi được nhận vào khoa Âm nhạc tại Đại học Quốc gia Đài Loan, Di Linh đã rất biết ơn. “Pháp Luân Đại Pháp đã dạy tôi bình tĩnh và xử lý mọi việc lý trí hơn”, cô nói.

1c52c0c2036a797df9533d87ff195f4e.jpg

Di Linh đến từ Đại học Quốc gia Đài Loan cho biết Pháp Luân Đại Pháp đã giúp cô vượt qua những trở ngại trong cuộc đời.

Sống trong khuôn viên trường cùng với nhiều học sinh khác, Di Linh cho biết lúc đầu cô không thể chịu đựng được những hành vi tiêu cực của một số bạn cùng phòng. “Khi nghĩ về những gì Pháp Luân Đại Pháp yêu cầu tôi phải làm, tôi đã học cách đối xử với người khác bằng từ bi và nhẫn. Từng chút từng chút một, những người bạn cùng phòng của tôi cũng lịch sự và tôn trọng tôi. Tôi phải thừa nhận rằng Pháp Luân Đại Pháp đã thay đổi tôi và những người xung quanh.”

Hiệu trưởng trường mẫu giáo: Một khổ nạn giúp tôi tinh tấn hơn

Bà Bạch Ngọc Mỹ là hiệu trưởng trường mẫu giáo ở thành phố Bình Đông, cực nam của Đài Loan. Do áp lực trong công việc, bà bị mệt mỏi và mất ngủ mãn tính. Khi chồng bà, một giáo viên trung học, biết về Pháp Luân Đại Pháp tại một hội thảo giáo viên vào năm 2003, họ bắt đầu tu luyện. “Tôi đã có thể ngủ ngon ngay ngày đầu tiên và cuộc sống trở lại bình thường kể từ ngày đó,” bà nói.

Nhờ chiểu theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn, bà trở nên dễ tính và luôn luôn sẵn sàng giúp đỡ người khác. Nhiều người hàng xóm yêu mến bà và nhận xét, “Từ hành động tốt bụng của bà Bạch, chúng tôi có thể thấy rằng Pháp Luân Đại Pháp thật tuyệt vời.”

Một hôm, một đứa trẻ có cha mẹ là người Singapore đã bị ốm sốt. Khi bà Bạch đang vội vàng cùng đứa trẻ đến bệnh viện, thì vấp phải một vật ở gần khu vực xây dựng và một cái cổng kim loại nặng đè họ xuống đất. “Tôi che cho cháu bằng cơ thể của mình để bảo vệ cháu khi chúng tôi bị cánh cổng đè.” May thay, đứa trẻ đã mang theo cái ba lô vào thời điểm đó và cháu đã nằm đè lên trên chiếc ba lô. Khi bốn giáo viên đến và khiêng cái cửa nặng kia đi, họ đã thấy cả bà Bạch và đứa trẻ đã không hề bị thương.

“Nhiều người chứng kiến phép màu đã rất ấn tượng và tôi đã nói với họ chính Pháp Luân Đại Pháp đã bảo hộ chúng tôi trong vụ tai nạn,” Bà Bạch giải thích. “Tuy nhiên, đối với bản thân mình, tôi lại thấy đó là một điểm hóa giúp tôi tinh tấn hơn trong tu luyện.” bà nói. Ngay sau khi sự việc xảy ra và với quyết tâm thay đổi của bà, bà Bạch đột nhiên có thể ngồi đả tọa một giờ ở thế song bàn, điều mà bà đã không làm được trước đây. “Tôi biết đó chính là Sư phụ đã khích lệ tôi” bà nói.

1a369d69cec2b0e3ca77dd2b1c6c2a01.jpg

Bạch Ngọc Mỹ, một hiệu trưởng trường mẫu giáo thành phố Bình Đông, kể về một vụ tai nạn đã cảnh tỉnh bà cần phải trở nên tinh tấn hơn trong tu luyện.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2016/11/28/338285.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2016/12/3/160192.html

Đăng ngày 19-1-2017; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share