Bài viết của đệ tử Đại Pháp ở hải ngoại

[MINH HUỆ 08-10-2016] Sư phụ trong “Chuyển Pháp Luân” có giảng:

“Tu luyện là cực kỳ gian khổ, là nghiêm túc phi thường; chư vị hơi không chú ý là có thể [bị] rớt xuống ngay, huỷ [hoại] chỉ trong một sớm; do vậy tâm nhất định phải chính.” (Chuyển Pháp Luân, Bài giảng thứ sáu)

Trong tu luyện, bất kể là tâm người thường nào không phù hợp với Pháp đều có thể bị tà ác phóng đại lên, vì vậy nhất định phải bắt lấy nó, trừ bỏ nó đi.

Từ khi tu luyện đến nay tôi vẫn luôn không chú ý đến việc mình có tâm ganh đua so sánh, thông qua việc viết bài chia sẻ này, mới nhớ đến cần phải đào sâu bản thân, hướng nội tìm một cách nghiêm chỉnh, tìm được không ít vấn đề. Một số thoạt nhìn là việc nhỏ, nhưng lại là biểu hiện và bộc lộ thực sự của tâm ganh đua so sánh, nhìn như việc nhỏ, thế nhưng đối với người tu luyện mà nói thì đâu có việc nhỏ, đều là việc lớn. Do cơ sở tu luyện của bản thân không vững chắc, bình thường không chú ý các việc nhỏ trong sinh hoạt, khiến cho những tâm này được che giấu, không bị phát hiện. Hôm nay đào sâu những tâm này, trong khi tìm ra ngọn ngành cho đến căn nguyên của chúng, thì cũng thanh trừ chúng.

Tâm ganh đua so sánh rất khó nhận ra, có khi thông qua ngôn ngữ cùng hành vi biểu hiện ra, có thể biểu hiện ra thì có thể dễ dàng phát giác. Những gì hoạt động trong tâm không biểu hiện ra thì nhiều hơn, không biểu hiện ra được thì không dễ phát hiện. Dưới đây là những tâm ganh đua so sánh mà bản thân tôi phát hiện được từ một số việc nhỏ.

1. Mỗi ngày tôi đều học Pháp trên sân thượng, bởi vì phải trông coi cháu ngoại nên chỉ có thể bảo đảm học một bài giảng, nhìn thấy đồng tu mỗi ngày đều có thể có rất nhiều thời gian học Pháp, trong nội tâm tôi vô cùng ngưỡng mộ. Có một hôm, vừa ngồi trông đứa bé vừa dùng máy tính, nhìn thấy trên hệ thống có rất nhiều đồng tu đang học Pháp, cái tâm ngưỡng mộ này tự nhiên lại xuất ra, lúc đó tôi ở trong đầu vẽ lên một dấu hỏi: đây là tâm gì? Ngưỡng mộ người khác có thời gian học Pháp, thoạt nhìn không có gì, nhưng đối với người tu luyện mà nói thì đây chẳng phải tâm ganh đua so sánh sao? Đằng sau còn có tâm tật đố đang tác quái.

2. Một lần, tôi bế cháu ngoại còn chưa biết nói đi ra ngoài chơi, nhìn thấy bàn tay nhỏ bé của đứa trẻ chỉ vào chiếc xe ba bánh của người khác, liền lầm bầm nói với cháu: Chúng ta có xe còn tốt hơn cái này, lại còn có bốn bánh cơ! Sau khi nói xong cũng cảm giác được có điều gì đó không bình thường, không những tâm ganh đua so sánh lại xuất ra, đào sâu thêm lại còn có tâm hiển thị, tâm hư vinh, tâm sĩ diện, tâm tật đố, và các loại nhân tâm khác, chỉ một câu nói trong lúc không để ý mà bộc lộ ra nhiều nhân tâm như vậy.

3. Một lần ở trong phòng học Pháp trên hệ thống, mỗi lần đến lượt đồng tu A đọc Pháp đều cần người khác nhắc nhở, hơn nữa còn có rất nhiều chỗ đọc sai, tốc độ đọc Pháp lại chậm, trong nội tâm có chút khó chịu, cảm thấy chất lượng và trạng thái đọc Pháp của bà ấy quá kém, cái tâm ganh đua so sánh lại nổi lên. Thế nhưng khi học xong Pháp tôi lại thấy được một việc: Lúc học xong, đồng tu B bảo đồng tu A đừng đi, hỏi đồng tu A có thời gian không, muốn cùng đồng tu A học tiếp một bài giảng. Tôi nghe xong lập tức liền ý thức được sự thua kém của mình với đồng tu B. Khi đồng tu B thấy được trạng thái của đồng tu A, thì dùng chính niệm đối đãi, muốn thông qua việc học Pháp chung để trợ giúp đồng tu A đề cao ở trong Pháp, còn tôi lại cảm thấy mình hơn đồng tu A, trong khi ganh đua so sánh còn bộc lộ rõ tâm hấp tấp nóng vội, tâm xem thường người khác, tâm kiêu ngạo, tâm tự cho mình là đúng.

4. Một lần hồng Pháp, nhìn thấy đồng tu người phương Tây luyện công động tác không đúng chuẩn, phát chính niệm tư thế cũng không chuẩn, phát tài liệu chân tướng cũng không chủ động, trong nội tâm liền so sánh với bọn họ. Lúc này không phải là hướng nội tìm xem tại sao mình lại có thể nhìn thấy được điều ấy, mà là trong ganh đua so sánh mà tự cho rằng về những phương diện này thì bản thân mình là tốt hơn so với họ. Tâm ganh đua so sánh lại một lần nữa xuất ra, lại còn mang theo tâm hoan hỷ.

Các sự tình sinh ra tâm ganh đua so sánh kiểu như vậy là rất nhiều, ví dụ như: luôn cảm thấy đồng tu người phương Tây trong nhóm học Pháp không thực tu, không hiểu tu luyện, khi hồng Pháp gặp phải người Trung Quốc thì không thể giảng chân tướng trực tiếp. Vẫn còn so sánh như, đồng tu nào ăn mặc tương đối chỉnh tề, đồng tu nào mặc kiểu tự nhiên thoải mái. Khi học thuộc Pháp ở trong phòng học thuộc Pháp thì luôn so sánh trong tâm rằng ai học thuộc nhanh hơn, tốt hơn, không sai sót, luôn muốn so rằng đọc thuộc nhanh hơn, tốt hơn người khác. Trong gia đình, thì tôi so sánh với người nhà xem ai làm việc vặt bao nhiêu, làm nhiều hơn thì trong nội tâm cũng sinh ra tâm ganh đua so sánh. Vân vân và vân vân.

Hồi tưởng lại tâm ganh đua so sánh của bản thân đã hình thành như thế nào?

Từ nhỏ đến lớn, ở trong trường học so thứ hạng, vì để có thành tích thi cử, có thể đứng đầu trong danh sách, luôn cùng với bạn học tranh đấu ai cao ai thấp, thứ hạng cao hơn thì vô cùng vui sướng, thứ hạng không như ý muốn thì vô cùng lo lắng. Khi làm việc trong đơn vị thì ganh đua chức vị cùng thu nhập, cứ muốn rằng thành tích của mình tốt hơn một chút so với đồng nghiệp, để trở nên nổi bật, hoặc có sự thăng tiến về chức vị và thu nhập. Sau khi có gia đình, trước mặt người thân bạn bè đồng nghiệp thì so sánh ai có nhà cửa rộng rãi, vị trí đắc địa, lắp đặt nội thất xa hoa, tiện lợi. Sau khi con nhỏ đi học, thì so với con người khác xem ai học giỏi hơn, có vào được trường đại học danh tiếng không, có được ra nước ngoài học không, vân vân. Tóm lại vì thỏa mãn danh lợi bản thân, truy cầu cái gọi là cuộc sống hạnh phúc, trong ganh đua so sánh mà thỏa mãn tâm hư vinh của bản thân, trong người thường mà khổ sở truy cầu, sống rất mệt mỏi, ngộ nhận là chỉ khi ganh đua so sánh với người khác mới có thể có mục tiêu cuộc sống mà cố gắng, mới có động lực mà phấn đấu.

Trên thực tế ở trong cái thùng thuốc nhuộm lớn người thường này, ở trong ganh đua so sánh, bản thân đã bị ô nhiễm một cách bất tri bất giác, không tự biết, cũng đã tạo thành quan niệm không tốt. Thông qua học Pháp tôi ngộ ra rằng, nếu không tu bỏ tâm ganh đua so sánh thì sẽ dễ dàng mang đến hậu quả nghiêm trọng cho người tu luyện. Khi bản thân có phương diện nào đó tốt hơn người khác, thì sẽ dương dương tự đắc, dễ dàng sinh ra tâm hoan hỷ, tâm tự cho mình là đúng, nghiêm trọng thì sẽ tự tâm sinh ma.

Khi bản thân có phương diện nào đó kém hơn người khác, hoặc khi phó xuất nhiều hơn người khác, thì sẽ nóng nảy bực bội hoặc nội tâm không thoải mái, có thể sẽ sinh ra tâm hấp tấp nóng vội, tâm tự ti, tâm sợ hãi, kỳ thực che giấu đằng sau chính là tâm tật đố.

Khi so sánh với quá khứ của mình, thì cảm giác thấy mình tiến bước đã rất lớn, biến hóa cũng rất lớn rồi, đã rất tốt rồi. Dễ dàng tạo thành kiểu vui mừng tự hài lòng của người thường, hoặc là trạng thái không có động lực tinh tấn, sinh ra tâm thỏa mãn, tâm an dật, khiến cho bước chân tu luyện trì trệ không tiến.

Thông qua lần này đào sâu trong bản thân mình, tôi phát hiện tâm ganh đua so sánh cùng với các tâm ẩn giấu đằng sau là tâm tật đố, tâm hiển thị, tâm hoan hỷ, tâm tự ti, tâm tự cho mình là đúng, tâm sợ hãi và các loại nhân tâm rắc rối phức tạp khác, bọn chúng là đan xen chứa đựng lẫn nhau, hỗ trợ lẫn nhau lại kiềm chế lẫn nhau, căn nguyên đều là vị ngã vị tư. Muốn trừ bỏ được tận gốc các loại tâm này, thì chỉ có cách là tin tưởng kiên định vào Sư phụ, tin tưởng kiên định vào Đại Pháp, lúc nào cũng quy chính bản thân, đồng hóa Đại Pháp, không được có chút sơ sảy. Nhưng tâm ganh đua so sánh này ẩn giấu rất sâu, nhìn thì nhỏ nhưng nguy hại rất lớn, phải chú ý từng chuyện nhỏ trong tu luyện, chú ý từng ý từng niệm, kịp thời phát hiện, dùng Pháp để cân nhắc mọi lúc mọi nơi.

Tầng thứ có hạn, điều gì không đúng xin đồng tu từ bi chỉ giúp!


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2016/10/8/336022.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2016/10/24/159662.html

Đăng ngày 17-11-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share