Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp ngoài Trung Quốc
[MINH HUỆ 07-10-2016] Bất cứ khi nào học Pháp với các đồng tu ở các buổi học nhóm, tôi thường về sớm. Tôi hiếm khi ở lại để nghe mọi người chia sẻ kinh nghiệm trong tu luyện và tôi cũng không chia sẻ gì về kinh nghiệm của mình.
Tôi đã tự bao biện bằng hai lý do. Tôi không hiểu họ nói gì do rào cản ngôn ngữ, và tôi không muốn làm phiền các học viên khác phải phiên dịch cho tôi.
Hai sự việc gần đây đã thay đổi quan niệm của tôi. Hai tuần trước, lần đầu tiên tôi chia sẻ thể ngộ ở một buổi học Pháp nhóm địa phương, và tôi đã đọc bài chia sẻ ở Pháp hội châu Á năm nay.
Những sự kiện này đã giúp tôi nhận ra tầm quan trọng của việc chia sẻ nhóm và hòa mình vào chỉnh thể của các đệ tử Đại Pháp. Tôi cũng nhận ra thêm nhiều vấn đề của mình trong quá trình này.
Lần đầu tiên chia sẻ ở một buổi học Pháp nhóm ở địa phương.
Hai tuần trước, tôi đã không về sớm sau khi học Pháp xong và ở lại trong suốt buổi chia sẻ. Học viên chủ trì buổi học Pháp đã động viên tất cả chúng tôi chia sẻ bằng một câu: “Hãy cùng chia sẻ thể ngộ về Pháp hội châu Á lần này.”
Không ai đáp lại. Tôi cầm lấy micro và chia sẻ kinh nghiệm của mình về việc nói với mọi người về chân tướng của Pháp Luân Công.
Ngày hôm đó, chúng tôi cùng xem bộ phim “Thu hoạch nhân thể” (hay còn gọi là Davids và Goliath) trước khi học Pháp. Bộ phim nói về tội ác của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã cướp nội tạng của những người tu luyện Pháp Luân Công còn sống. Nó khiến tôi nhớ đến kinh nghiệm năm ngoái khi thuyết phục mọi người ký đơn thỉnh nguyện để ngăn chặn nạn thu hoạch nội tạng ở Trung Quốc. Một người Trung Quốc địa phương ký đơn thỉnh nguyện nói với tôi rằng một người họ hàng của ông đã đến Trung Quốc để ghép tạng.
Tôi cũng bảo các học viên hãy nói cho những người dân Trung Quốc sự thật về Pháp Luân Công. Ở địa phương chúng tôi không có nhiều học viên Trung Quốc. Hầu hết các học viên đến từ Trung Quốc tự nguyện bước ra đã định cư ở nước khác. Tôi hy vọng rằng các học viên Trung Quốc địa phương có thể tiếp tục nỗ lực này của họ.
Một học viên đã phiên dịch những lời tôi nói ra ngôn ngữ địa phương. Mọi người trông rất nghiêm túc và trật tự. Tôi cảm thấy họ đang lắng nghe chia sẻ của mình.
Tầm quan trọng của việc chia sẻ với các đồng tu.
Tôi cũng chia sẻ kinh nghiệm tu luyện ở Pháp hội châu Á gần đây. Tôi chia sẻ vài câu chuyện về việc phát tài liệu và xin chữ ký thỉnh nguyện, mục đích là để động viên các học viên địa phương bước ra, vì tôi biết rằng không nhiều học viên làm như vậy.
Chia sẻ với các học viên ở địa phương là rất quan trọng. Sau Pháp hội, các học viên địa phương đối xử với tôi khác hẳn trước đây.
Các học viên khác biết tôi phát tài liệu và xin chữ ký thỉnh nguyện, nhưng họ không biết hành trình thực hiện những việc đó của tôi, và tôi đã vượt qua các khảo nghiệm cũng như khổ nạn như thế nào.
Nhận ra tâm ích kỷ và những tâm chấp trước đằng sau việc ngại chia sẻ. Tôi đã tự hỏi vì sao tôi lại ngại chia sẻ với các học viên ở địa phương trong những buổi học Pháp thường xuyên. Rõ ràng tôi đã không coi việc đó là quan trọng. Trong thâm tâm, tôi đã không muốn hòa mình vào chỉnh thể với các đồng tu ở địa phương.
Tôi không bao giờ nghĩ đến việc chia sẻ với các học viên ở địa phương về kinh nghiệm tu luyện của mình, hay làm thế nào để xử lý các khảo nghiệm và khổ nạn, hay thể ngộ về Pháp.
Mặc dù mỗi khi gặp mặt tôi luôn cười với họ nhưng trong thâm tâm, tôi đã không thực sự hình thành một chỉnh thể với họ. Tôi cảm thấy rằng tôi bị ít văn hóa Đảng và làm tốt hơn những người khác, và không bao giờ nghĩ rằng mình có thể cùng đề cao với các học viên khác trong chỉnh thể.
Đây là tâm ích kỷ. Tôi đã cố gắng bảo vệ và chứng thực bản thân.
Câu chuyện mà tôi chia sẻ với một học viên địa phương hai tuần trước đáng lẽ nên được chia sẻ sớm hơn. Tôi chỉ chia sẻ chuyện đó với người điều phối và quên bẵng đi mất. Sau đó tôi cũng bị buông lơi đối với việc phát tài liệu và xin chữ ký thỉnh nguyện.
Tôi đã không nhận ra sức mạnh của một chỉnh thể. Đáng lẽ tôi nên động viên các học viên khác bước ra. Chúng ta không nên chỉ phơi bày tội ác mổ cướp nội tạng sống các học viên Pháp Luân Công của Đảng Cộng sản Trung Quốc, mà còn nên khuyên mọi người xung quanh không nên vào Trung Quốc Đại lục ghép tạng.
Đến đây, tôi cảm thấy vô cùng hối tiếc. Vì sao mà tôi lại mất nhiều thời gian như vậy để nhận ra tầm quan trọng của việc chia sẻ với đồng tu cơ chứ?
Hướng nội và từ trên Pháp mà nhận thức Pháp.
Gần đây tôi nhận ra rằng mối quan hệ giữa tôi với các đồng tu không được tốt. Tôi rất sẵn lòng làm lại và cố gắng làm tốt hơn, nhưng tôi đã rất lạnh lùng với họ. Vì thế họ đã không hiểu tôi, và điều này khiến tôi bối rối.
Tôi chia sẻ riêng với một vài học viên, và tất cả bọn họ đều bảo tôi nên hướng nội. Rõ ràng điều này không phải là ngẫu nhiên. Tôi biết rằng chắc hẳn tôi phải có vấn đề.
Sư phụ giảng:
“Đó là bởi vì trên con đường tu luyện của chư vị không có điều gì là ngẫu nhiên.” (“Giảng Pháp tại Manhattan”trong tập “Giảng Pháp ở Pháp hội lần thứ X)
Nhưng trí óc tôi vẫn chất chứa việc tìm lỗi của người khác. Tôi không thể nhận ra vấn đề của mình.
Cuối cùng, bằng điểm hóa của Sư phụ, tôi đã có thể tìm ra vấn đề của mình.
Đầu tiên, tôi đã không dựa trên Pháp mà suy xét vấn đề. Tôi đã học từ người khác hơn là từ Pháp. Tôi nghĩ một học viên có trạng thái tu luyện tốt khi người đó tham gia nhiều hạng mục.
Thứ nhì, tôi chỉ quan tâm đến cảm giác của bản thân, và phàn nàn về các học viên khác vì đã tạo quá nhiều áp lực cho tôi. Tôi chưa từng bao giờ nghĩ về sơ hở của bản thân đã bị cựu thế lực lợi dụng, và tôi thổi phồng các chấp trước của các đồng tu khác lên.
Thứ ba, những suy nghĩ bất hảo về các đồng tu đã thêm những vật chất xấu vào trường không gian của họ.
Nhận ra ưu điểm của các học viên khác và hòa mình vào chỉnh thể.
Một hôm, tôi đọc một bài chia sẻ trên trang web Minh Huệ. Một học viên đã chia sẻ kinh nghiệm tu luyện này.
“Tất cả những mâu thuẫn là cơ hội mà Sư phụ an bài để tôi đề cao. Đừng hướng ngoại, và khi mà bạn bỏ được chấp của bản thân, học viên kia sẽ thay đổi trạng thái của bản thân họ. Mâu thuẫn xuất hiện để giúp bạn tu luyện, nhưng thay vào đó, bạn chỉ nhìn thấy lỗi của họ mà không tiến bộ lên được gì.”
“Đúng! Tôi nên tu luyện bản thân trong bất cứ hoàn cảnh nào và không nên đổ lỗi cho người khác. Tôi nên nhìn vào ưu điểm của các học viên khác, không chỉ nên tập trung vào nhược điểm của họ.”
Tôi bắt đầu nghĩ đến thế mạnh của các học viên khác, nhưng điều này khiến tôi không thoải mái lắm.
Tôi nhận ra rằng điều này là do các quan niệm bất hảo về các đồng tu đã được hình thành trong tâm trí tôi. Làm thế nào mà tôi có thể phối hợp tốt với họ khi mà vẫn còn có những niệm đầu bất hảo đó?
Tôi đã quyết định đối xử thiện hơn với các đồng tu. Tất cả chúng ta đều là đệ tử của Sư phụ. Các học viên khác cũng có nhiều các chúng sinh đang đợi họ trở về nhà. Đồng tu biểu hiện ra bất cứ vấn đề gì thì chính là chiếc gương của bản thân chúng ta.
Tôi quyết định dành thêm nhiều thời gian học Pháp, đối xử với các đồng tu bằng chính niệm và từ bi của một người học viên, hòa mình vào chỉnh thể, và cùng tiến bộ trong việc ngộ Pháp.
Xin hãy từ bi chỉ ra những điều gì mà không phù hợp với Pháp.
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2016/10/15/159554.html
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2016/10/7/参加当地学法组-圆容整体-335999.html
Đăng ngày 16-11-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.