Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Israel

[MINH HUỆ 5-9-2016] Tôi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp hơn một năm trước, khi đó tôi 30 tuổi.

Vài ngày trước, tôi đột nhiên bị đau ở vai và cổ. Cơn đau diễn ra đột ngột, và không có triệu chứng rõ ràng. Lúc đầu, tôi rất vui và biết ơn vì Sư phụ đã tiêu nghiệp cho tôi.

Một đến hai giờ sau, cơn đau lan lên ngực và sau đó nó di chuyển đến cánh tay trái và vai. Cơn đau càng ngày càng dữ dội và rõ rệt hơn. Tôi cảm thấy khó thở, và bắt đầu run lên vì đau.

Lúc đó tôi đang chuẩn bị đi cùng bố mẹ đến một cuộc họp với một số nhân viên bán hàng. Vẫn còn một vài phút, vì vậy tôi nghĩ rằng tôi nên luyện bài công pháp thứ nhất, nó sẽ giúp tôi không phải chịu đau một cách bị động như thế. Trong khi luyện công, tôi cảm thấy vô cùng khó khăn để di chuyển tay trái của tôi.

Tôi nghĩ điều quan trọng nhất là tôi phải luyện công như thường lệ, tôi không nên quan tâm tới giả tướng này. Tôi cũng quyết định sẽ không nói gì với bố mẹ tôi, bằng cách đó tôi không cho phép cơn đau có chỗ để biểu hiện ra nữa.

Sư phụ giảng trong mục “Đề cao tâm tính” trong cuốn Chuyển Pháp Luân rằng:

“Người trên 50 tuổi bị xe hơi lôi đi xa như thế, bị ngã xuống đất. Hỏi bị thương ở đâu? Đâu cũng bị thương hết, nằm ở đó không dậy. Đến bệnh viện, thì đi viện; đến rồi nằm lại không ra nữa. Người thường có thể sẽ [làm] như vậy. Nhưng bà này là người luyện công, không làm như thế. Chúng ta giảng rằng, tốt xấu xuất tự một niệm của người ta, sai biệt ở một niệm ấy đưa đến hậu quả khác nhau. Với tuổi cao nhường ấy, là người thường, có thể ngã [vậy] mà không bị thương không? Ấy vậy mà ngay cả da của bà này cũng không bị trầy xước. Tốt xấu xuất tự một niệm; nếu như bà nằm tại đó nói: ‘Ái chà, tôi hỏng rồi, chỗ này bị rồi, chỗ kia bị rồi’. Nếu thế thì đã có thể gân đứt xương gãy, tê bại rồi.”

Nhưng cơn đau vẫn tiếp tục hành hạ tôi. Tôi nhớ lại cuộc trò chuyện giữa tôi với một người bạn, anh ấy đã nói với tôi về những triệu chứng của một cơn đau tim – đau và khó di chuyển bàn tay trái, đau ngực và khó thở. Đột nhiên tôi nghĩ: “Có vẻ như đang có chuyện gì đó xảy ra. Không lẽ mình bị một cơn đau tim? Cơn đau của mình giống hệt như các triệu chứng đó.”

Trong phút chốc, tôi nghĩ: “Có lẽ mình bị đau thế này là do lối sống, chế độ dinh dưỡng, hoặc do chế độ nghỉ ngơi của mình.” Trong một khoảnh khắc, tôi cảm thấy rất giận bản thân. Nhưng ngay sau đó, tôi nhớ lại những lời Sư phụ giảng trong mục “Tâm nhất định phải chính” trong cuốn Chuyển Pháp Luân:

“Rồi một hôm anh ta đột nhiên mắc triệu chứng hệt như bị nghẽn mạch máu não, trượt ngã xuống đó, cảm thấy không cử động được nữa, hệt như tứ chi không còn linh nữa; đưa đến bệnh viện cấp cứu. Sau đó anh ta có thể trở dậy [khỏi giường bệnh]. Mọi người nghĩ xem, bị nghẽn mạch máu não làm sao có thể ra khỏi [giường] nhanh đến thế kia chứ, tay chân đều cử động được? [Vậy mà] anh ta quay lại bảo rằng học Pháp Luân Đại Pháp, đã làm anh ta sai lệch như thế. Anh ta không thử nghĩ, hỏi nghẽn mạch máu não sao khỏi nhanh vậy? Nếu hôm ấy anh ta không học Pháp Luân Đại Pháp, thì một khi trượt ngã xuống, có khi chết luôn ở đó, hoặc vĩnh viễn không dậy nữa, thực sự bị nghẽn mạch máu não.”
“[Có thể] nói con người khó độ như vậy đó, đã vì anh ta làm [giúp] bao nhiêu, vậy mà anh ta đã không ngộ mà còn nói thế.”

Một suy nghĩ khác chợt nảy ra trong tâm trí tôi: “Có lẽ cơn đau này sẽ ngày càng tăng lên và tình hình của mình sẽ xấu đi, có thể mình sẽ gục ngã và bị đưa đến bệnh viện giống như người đàn ông bị đột quỵ trong cuốn sách.” Tôi tiếp tục nghĩ rằng nếu số mệnh tôi đã được an bài như vậy thì sẽ không tránh được, nhưng ít nhất là bằng cách này tôi có thể nhanh chóng trả hết tất cả nợ nghiệp của mình.

Sau đó tôi nhớ lại câu trả lời của Sư phụ trong “Giảng Pháp tại Pháp hội thành phố Los Angeles [2006]”:

“Đạo lý là giảng như vậy. Một Thần Tiên lẽ nào lại để người thường khám bệnh [cho mình]? Người thường lẽ nào khám ra bệnh của Thần? (vỗ tay) (Sư phụ cười) Đó là Pháp Lý. Nhưng thông thường biểu hiện xuất lai chư vị quả thực là không có chính niệm mạnh mẽ nhường ấy, khi không giữ vững được tốt, thì chư vị cứ đi [bệnh viện]. Trong tâm lo lắng quá bản thân cũng không đạt tiêu chuẩn, thời gian để kéo dài cũng không phát sinh cải biến gì. Vì giữ thể diện mà chấp trước lại thêm chấp trước. Lúc ấy chỉ có hai loại chọn lựa; hoặc là đến bệnh viện là từ bỏ quan đó, hoặc là để tâm nhất loạt buông bỏ hết như đường đường là một đệ tử Đại Pháp, không oán không chấp, buông xuôi cho Sư phụ an bài, có thể làm được điểm đó thì chính là Thần.”

Tôi tự nói với bản thân: “Bất cứ điều gì xảy ra đều là hảo sự, đó là con đường tu luyện mà Sư phụ đã an bài cho mình.”

Một số người xung quanh đã tò mò và hỏi tôi tại sao tôi lại im lặng, và tại sao tôi lại đứng khom người xuống như vậy. Thậm chí họ còn bắt đầu phàn nàn về tôi. Tôi cảm thấy rất tệ, thậm chí thấy khó khăn để trả lời họ. Tôi vẫn im lặng, và thật ngạc nhiên họ không còn hỏi tôi nữa.

Chúng tôi bắt đầu lái xe đến cuộc họp theo kế hoạch. Thật may mắn vì bố mẹ tôi không nhận ra tôi đã đau đớn thế nào trong suốt chuyến đi, và họ cũng không để ý tư thế bồn chồn, hơi thở nặng nề, và sự thống khổ hiện rõ trên khuôn mặt của tôi.

Sau khi đến cuộc họp, cơn đau bắt đầu giảm dần. Một tiếng sau đó, tôi cảm thấy tốt hơn nhiều. Tôi vẫn còn cảm thấy hơi đau và hơi mệt trong suốt buổi tối hôm đó và ngày hôm sau, nhưng nó đã nhẹ đi rất nhiều.

Trước khi đi ngủ, một cảm giác lo âu xuất hiện: “Điều gì sẽ xảy ra vào sáng ngày mai khi mình thức dậy và luyện các bài công pháp? Có lẽ sáng mai mình nên nghỉ ngơi và dừng luyện một hôm? Điều gì sẽ xảy ra nếu cơn đau khiến mình không thể luyện công, thậm chí cơn đau tăng lên trong lúc mình luyện công?”

Tôi tin rằng làm ngược lại mới là đúng. Tôi nên luyện công như bình thường bởi vì các bài công pháp đó tốt cho tôi. Tôi nhận ra rằng, nếu tôi nghỉ ngơi thì chính là điều mà nghiệp lực mong muốn – chúng muốn đưa tôi vào trạng thái bị động, như thế chúng sẽ không bị loại bỏ đi.

Tôi đã không đầu hàng trước những suy nghĩ kia và đã dậy sớm luyện công vào ngày hôm sau như thường lệ. Trong khi luyện các bài công pháp, tôi cảm thấy bình thường trở lại, thậm chí còn thấy rất thoải mái – dường như tôi đã vượt qua được khảo nghiệm lần này và đạt được một trạng thái tốt hơn so với trước đây.


Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2016/9/5/158552.html

Đăng ngày 11-11-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share