Bài viết của đệ tử Đại Pháp Đại lục

[MINH HUỆ 5-10-2016] Bài “Quy chính bản thân trong lúc ma nạn xuất hiện” do các đồng tu Minh Huệ chỉnh lý và đăng tại Pháp hội Trung Quốc lần thứ 12. Giờ tôi lại viết ra trải nghiệm và biến đổi tâm tính của mình khi trải qua ma nạn để cùng đồng tu rút ra bài học.

Ngày 31 tháng 8 năm 2015, tôi và chồng đột phá tầng tầng áp lực thoát ra khỏi bệnh viện. Tâm trạng tôi lúc đó biến đổi rất lớn, không chuyện gì vui hơn việc tay nâng sách Đại Pháp, hòa vào trong Pháp. Chồng và tôi cùng tu luyện, anh ấy nâng cuốn “Chuyển Pháp Luân” lên, kỳ tích cũng không ngừng triển hiện trên người anh, còn tôi lại buông lơi dây đàn đang căng, cũng buông lơi chính niệm thanh trừ tà ác.

Đi vào sai lầm

Khi bước ra khỏi bệnh viện tôi hoàn toàn không phải đã bước ra khỏi ma nạn, đại quan đại nạn vẫn còn ở phía trước, Cựu thế lực mắt cọp trừng trừng không chịu buông tay, đến chết cũng không hối cải khăng khăng làm chuyện xấu. Còn tôi lại cho rằng chỉ cần về nhà, cùng học Pháp, luyện công với đồng tu thì có thể bước ra khỏi ma nạn, thì có thể thanh trừ được giả tướng nghiệp bệnh. Chẳng phải có rất nhiều người lâm trọng bệnh, thậm chí là bệnh nan y, mà chỉ niệm một câu “Pháp Luân Đại Pháp hảo” hoặc học Pháp luyện công thì đã khỏi rồi sao. Cũng có đồng tu nói: “Hướng nội tìm, tìm được chấp trước, giải thể tà ác thì bệnh sẽ khỏi.” Tôi bèn tìm chấp trước, đào sâu suy nghĩ mà tìm, nhưng mọi thứ vẫn như cũ. Sức khỏe của chồng tôi không thay đổi. Tâm tôi cũng bất đầu lo lắng bất an. Chồng tôi lại bắt đầu chóng mặt hôn mê, trí nhớ giảm sút, thậm chí nói năng không rõ. Tôi lại càng thêm kinh sợ, thường hay sinh ra những ý niệm bất hảo, cũng không biết mình phải tu thế nào nữa. Hàng ngày tôi học Pháp rất nhiều, nhưng học Pháp không dụng tâm, từng giây từng phút tôi vẫn dõi mắt theo nhất cử nhất động của anh ấy: Phải chăng tay anh đã có thể giơ cao lên một chút? Phải chăng anh ấy đã bước được một bước dài rồi? Càng chấp trước thì lại càng không có hy vọng. Tôi thầm nghĩ: Trạng thái này của anh ấy khiến tôi làm ba việc cũng không làm tốt thì viên mãn sao đây? Chứng thực Pháp cũng không theo kịp!

Một hôm tôi thương lượng với đồng tu: Các anh về nông thôn dán biểu ngữ, phát tài liệu chân tướng thì dẫn tôi đi với. Anh ấy lập tức nói: Bây giờ không thiếu người. Tôi bị bài xích ra ngoài, trong tâm thấy bất bình, xen lẫn ủy khuất, oán hận. Buổi tối đồng tu B đến nói: Chúng ta đang làm việc chứng thực Đại Pháp, sổ sách đổ xăng khi về nông thôn không rõ ràng (chồng là lái xe), tâm không đủ thuần tịnh. Khi đồng tu chia sẻ thì tôi không nói gì nhưng rất khổ tâm, rất ủy khuất: Mấy năm nay, tôi hầu như bao trọn mọi chi phí đi về nông thôn, chúng tôi đã chạy xe khắp các làng xã thị trấn lớn nhỏ, tôi đã phó xuất bao nhiêu các bạn có biết không? Tôi dùng nhân tâm đo lường vấn đề, mà không hướng nội, còn tích cực che giấu, giải thích và xuất hiện gián cách giữa rất nhiều đồng tu.

Từ bệnh viện về nhà mấy tháng trời, sức khỏe chồng tôi vẫn chưa thoát khỏi trạng thái não xuất huyết, tâm tính anh không đề cao lên, vẫn mắc trong ma nạn. Tôi sốt sắng mà bất lực. Tôi cứ cho rằng chỉ cần về nhà học Pháp thì sẽ khỏi bệnh, không uống thuốc thì đã phù hợp với tiêu chuẩn của Pháp rồi, Sư phụ sẽ quản. Đây là cái tâm hữu cầu mạnh mẽ. Tôi oán trách đồng tu không giúp tôi dựa trên Pháp. Tôi cũng biết người tu luyện thì không có bệnh, học Pháp luyện công cũng rất nhiều, cũng đã hướng nội rồi, nhưng không thể nào thay đổi được tình hình, chỉ biết một mực chịu đựng. Tôi thực sự cảm nhận được trạng thái của mình rất nguy hiểm, cũng ý thức được cựu thế lực đang hạ độc thủ, muốn làm suy sụp ý chí của tôi, bào mòn tinh sức của tôi, để đạt được mục đích của chúng.

Đồng tu cho một gậy thức tỉnh tôi hướng nội tìm

Quan không qua được tôi rất khổ tâm, tâm chấp trước lại nhiều, khắp mình bị tư tưởng phụ diện bao phủ, nhìn đồng tu cũng thấy không thuận mắt. Điều duy nhất tôi có thể làm là quỳ trước Pháp tượng của Sư phụ khóc lóc thống khổ, không ngừng cầu xin Sư phụ gia trì. Sư phụ thấy tôi không ngộ, liền an bài đồng tu tới chia sẻ với tôi. Đồng tu nói: “Chồng chị gặp ma nạn, để thoát khỏi ma nạn này thì chị là chủ lực. Hơn nữa cũng có điều chị cần tu. Kinh doanh và tu luyện hai thứ này chỉ có thể chọn một, chị muốn thứ gì?” Lời của đồng tu như chiếc búa tạ đập vào đầu tôi, rốt cuộc điều tôi hướng về nhiều nhất là điều gì? Đời này sao tôi lại đến đây?

Tôi nhớ tới một câu Pháp: “Vạn cổ cơ duyên chỉ vi giá nhất hồi.” Có vẻ như là chồng tôi đang vượt quan nghiệp bệnh, đây chẳng phải là tôi đang vượt quan tâm tính hay sao? Tôi dùng cái tâm dơ bẩn để đo lường Đại Pháp, xét đoán đồng tu, rốt cuộc là dốc hết tâm sức vào kinh doanh hay tĩnh tâm học Pháp bước trên con đường tu luyện? Tôi đã trải qua sự lựa chọn giằng xé tâm can này.

Từ nhỏ tôi đã thấm đẫm trong khổ nạn, lại thêm bị nhồi nhét Văn hóa đảng, trong cõi hồng trần cuồn cuộn, tôi đã lăn lộn làm kinh doanh bao nhiêu năm nay, có một sự nghiệp kinh doanh đáng tự hào, cũng gọi là tiền tài như nước, công thành danh toại. Tôi cũng có kiến giải độc lập của mình về kiếp nhân sinh, cũng thỏa sức triển hiện tính cách của một người phụ nữ mạnh mẽ, thích cảm giác được mọi người đánh giá cao. Tất cả những điều này lẽ nào nói buông bỏ là có thể buông bỏ được sao? Giây phút này tôi mới ý thức được tâm cầu danh cầu lợi của mình mạnh mẽ biết bao. Tôi chính là điển hình một tay túm chặt con người, một tay túm chặt Thần không buông. Buông bỏ thứ gọi là sự nghiệp lại khiến tôi đau khổ như vậy. Tôi hỏi bản thân mình tu Đại Pháp vì điều gì? Muốn có được sức khỏe tốt từ Đại Pháp chăng? Muốn tâm hồn tĩnh lặng chăng? Hay tu vì để thỏa mãn dục vọng của mình? Hay tu vì viên mãn của bản thân? Bây giờ nghĩ lại mọi lời nói hành động của tôi không điều nào là không minh chứng rằng “tôi” tốt hơn người khác, trốn tránh đau khổ, sợ hãi trước ma nạn. Mọi chuyện đều hướng ngoại cầu là chướng ngại chí mạng của tôi.

Tôi muốn tu, muốn chân tu. Nhưng đồng tu nói với tôi rằng: “Mấy năm nay chị không chân tu.” Dường như một tiếng sét đánh ngang tai tôi. Tôi hỏi đi hỏi lại bản thân mình: Tôi không tu sao? Không chân tu sao? Đồng tu nói có đúng không? Lúc này chân ngã và giả ngã nơi sâu thẳm trái tim tôi đang đấu tranh với nhau.

Giả ngã nói: Sao lại không tu, sáng 3 giờ 50 dậy, 5 bài công Pháp luyện hết một lượt. Trước 7 giờ sáng tới cửa hàng kinh doanh, tối học Pháp đến quá 12 giờ, vất vả biết bao, tinh tấn biết bao.

Chân ngã nói: Nhưng học Pháp có nhập tâm không? Đa số đều chạy theo hình thức, cứ học Pháp là buồn ngủ, thức qua 12h phát chính niệm còn thấy là mình rất tinh tấn.

Giả ngã nói: Hầu như hàng tuần tôi đều đi treo biểu ngữ, dán chữ, phát tài liệu, lái xe đi thông đêm, làm bao nhiêu việc chứng thực Pháp thật là oanh liệt!

Chân ngã nói: Việc làm quả thực không ít, là chứng thực Pháp hay chứng thực bản thân? Không có chính niệm, toàn dựa vào gan của người khác mà làm việc, tâm đó thuần tịnh không?

Giả ngã nói: Khi kinh doanh tôi chủ động phát lịch bàn, cuốn chân tướng nhỏ, đĩa Thần Vận.

Chân ngã nói: Cô lấy việc cứu người làm hàng đầu hay lấy việc kinh doanh là chính? Mua hàng của cô thì cô phát, giống như tặng vật lưu niệm cho người thường vậy.

Giả ngã nói: Khi kinh doanh tôi còn chủ động khuyên tam thoái nữa.

Chân ngã nói: Thoái cũng là có mục đích, có thực sự vì tốt cho họ không?

Giả ngã nói: Tôi muốn tu luyện nhất, việc kinh doanh cũng làm tốt, người cứu cũng nhiều, đây là kênh giảng chân tướng của tôi.

Chân ngã nói: Tâm hữu cầu quá mãnh liệt, tính mục đích quá mạnh.

Giả ngã nói: Tôi đã phó xuất nhiều như vậy, vì sao tu luyện mà bệnh vẫn không khỏi?

Chân ngã nói: Sư phụ giảng: “[Nếu] không [coi] trọng đức thì bệnh cũng chẳng khỏi” (Chuyển Pháp Luân)

Tôi đột nhiên tỉnh ngộ: Vấn đề căn bản của tôi là không tín Sư tín Pháp, quả thực là tôi không thực tu. Cái tôi của ngày hôm qua bị quan niệm, nghiệp lực, cái tình bao bọc; cái tôi của ngày hôm nay đã phủi đi hồng trần, thay da đổi thịt.

Chuyển biến quan niệm thực tu, cân bằng gia đình

Bố chồng tôi bị tà ác bức hại vào ngày 20 tháng 7 và đột ngột qua đời, điều này đã mang đến cho gia đình tôi rất nhiều ảnh hưởng phụ diện. Con gái mẹ chồng tôi chăm sóc việc ăn ở của bà, bà dần rời xa Đại Pháp. Tôi nhìn thấy mà trong tâm sốt sắng. Tôi nỗ lực dùng Pháp của Sư phụ để thức tỉnh bà, khích lệ ý chí tu luyện của bà. Đối với con gái của chồng, tôi tận tình quan tâm và giúp đỡ cháu, suy xét vấn đề từ góc độ của cháu. Đối với mấy người chị chồng tôi đối xử chân thành, chia sẻ gần gũi, buông bỏ thành kiến. Chỉ cần tôi tới nhà mẹ chồng là tôi luôn chân luôn tay. Họ cũng nhìn thấy, nên cũng tỏ ra gần gũi với tôi. Tôi cũng không oán hận, sao lại có thể khổ được, sao có thể mệt được. Tôi luôn cười vui vẻ, không oán không hận, chăm sóc chồng cũng sạch sẽ tinh tươm, nhẫn nại chu đáo từng ly từng tí. Tu luyện không phải là tu người thường, mà là tu bản thân. Tôi thực sự cảm ơn họ đã giúp con đường tu luyện của tôi bước thêm một bậc mới.

Chồng tôi đang giúp tôi tu luyện. Anh ấy thích sạch sẽ nên thường chỉ trích tôi để nhà cửa bẩn thủi không thể ở được, chế giễu tôi làm một bữa ăn tới ba bữa, còn tố cáo tôi với con gái ở mãi tận bên Nhật. Cho nên chỉ cần anh ấy mở miệng là tôi thấy phiền toái, tôi bèn nghĩ: Mình dễ thở lắm sao? Một ngày ba bữa, giặt quần áo, quét dọn, buôn bán, mình giống như một con lừa, từ sáng quay đến tối, việc gì cũng phải lo lắng. Nhưng tu luyện mà, lý của người thường là phản lý, tôi nên thay đổi quan niệm. Vì sao tôi đi từ nỗi khổ này sang nỗi khổ khác, tôi tin rằng an bài của Sư phụ là tốt nhất. Tôi kiên định tin rằng mình có thể vượt qua ma nạn.

Một hôm chồng tôi nói muốn ăn cà bung. Tôi nghĩ mình cũng chẳng biết làm, nên không dám mở miệng. Anh ấy lại nói thế thì làm thịt áp chảo đi. Tôi thầm nghĩ mình chỉ ăn chứ cũng chưa làm qua. Vừa ngẩng đầu lên thì anh ấy đang nhìn thẳng vào tôi, tôi nói cũng được, thì làm thịt áp chảo. Anh ấy tính toán: Thịt thái dày nửa tấc, cho xì dầu, bột mỳ, rán sơ qua một lượt với lửa nhỏ, rán lại lần hai với lửa nóng già, bên ngoài xém cạnh bên trong thì mềm, nhanh tay vớt ra, dốc hết nước, lật ngược thìa lại….Trời ơi, yêu cầu cao như thế, tôi bất cẩn khiến dầu bắn tung tóe vào người, chân tay tôi luống cuống. Đây đâu phải là nấu ăn, quả thực là đánh trận mới phải, nước mắt tôi ngân ngấn, luôn miệng nói: Xin lỗi, để em làm lại. Sau khi điều chỉnh lại tâm thái, làm gì tôi cũng đều rất vui vẻ, coi cả một ngày đều là tu luyện. Tâm tôi thay đổi món ăn cũng làm ra có màu sắc, có hương vị. Tâm tính tôi đề cao lên chồng tôi cũng chuyển biến theo hướng tốt lên. Anh ấy đã có thể lên xuống cầu thang, ra ngoài phát tài liệu đơn giản, đôi khi còn giảng chân tướng, nói năng cũng rành rọt. Anh cùng đọc “Chuyển Pháp Luân”, tham gia học Pháp tập thể, thân thể cũng thấy nhẹ nhàng. Anh dần dần có thể tự chăm sóc được bản thân. Bản thân điều này đã là sáng lập kỳ tích trong y học, cũng là đang chứng thực sự vĩ đại của Đại Pháp.

Kết luận

cựu thế lực không những giở trò xấu với sức khỏe của chồng tôi, mà còn hạ độc thủ về cả tinh thần và thể chất của tôi, mưu đồ làm suy sụp ý chí tu luyện của tôi, từ đó hủy đi mục đích của vợ chồng tôi. Nhưng Sư tôn lại không vứt bỏ một đệ tử mang nặng tâm phàm như tôi. Trong ma nạn thống khổ Ngài đã triển hiện Pháp lý cho tôi, chỉ cho tôi con đường trở về trong mê lạc, khiến tôi từ một người không biết tu đến thực tu, liêu xiêu bước ra khỏi con người. Trong sự giằng xé thống khổ này tôi đã tu bỏ nhân tâm và quan niệm mà bản thân không ngộ ra được, lại càng không thể động chạm đến được trong hoàn cảnh an nhàn trước kia. Tôi quy chính lại con đường mê lạc mà cựu thế lực bày ra, cũng chính là phủ định cựu thế lực một cách mạnh mẽ.

Cảm tạ Sư phụ từ bi khổ độ, cảm ơn đồng tu vô tư đã cho tôi một gậy cảnh tỉnh. Tôi lại một lần nữa bước trên con đường đại đạo phản bổn quy chân. Đúng như lời bài hát trong “Tây Du Ký”: Đạp bằng thác ghềnh đi thành đại đạo, gian nguy ngàn dặm lại lên đường.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2016/10/5/335858.html

Đăng ngày 30-10-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share