Bài viết của một học viên Pháp Luân Công

[MINH HUỆ 12-9-2016] “Đệ tử Đại Pháp trong thời kỳ Chính Pháp” là danh hiệu cao quý nhất trong vũ trụ bao la này. Mỗi bước đi của đệ tử Đại Pháp đều liên quan đến một khảo nghiệm hoặc khổ nạn. Bất cứ điều gì chúng ta trải nghiệm trong cuộc sống hàng ngày đều không phải là chuyện nhỏ, vì bất cứ điều gì cũng có thể được thổi phồng lên thành một việc nghiêm trọng, liên quan đến sinh tử của nhiều chúng sinh, thậm chí có thể liên quan đến một vũ trụ lớn hơn.

Tôi muốn chia sẻ những thể ngộ gần đây của mình về làm thế nào để hành xử như những người chân tu.

Xét từng tư từng niệm

Là đệ tử Đại Pháp, mỗi ngày chúng ta sống như thế nào là rất quan trọng.

Đừng bao giờ coi mình là không quan trọng. Đừng bao giờ nghĩ rằng những hành động nhỏ của mình không ảnh hưởng đến những người khác. Trên thực tế, tất cả những chúng sinh trong vũ trụ của bạn đều đang dõi theo bạn. Họ có thể tồn tại mãi nếu mọi hành xử của bạn đều dựa trên Đại Pháp. Nếu cách hành xử của bạn không phù hợp Đại Pháp, họ có thể bị đào thải.

Do đó, chúng ta phải đối đãi với bản thân hết sức nghiêm túc như những đệ tử Đại Pháp, nghiêm ngặt đến từng tư từng niệm của mình, và trân trọng vinh diệu trợ Sư Chính Pháp, để chúng ta sẽ không hối tiếc khi Chính Pháp tới nhân gian.

Chân tu

Sư phụ đã giảng:

“Tâm tồn Chân Thiện Nhẫn,

Pháp Luân Đại Pháp thành;

Thời thời tu tâm tính,

Viên mãn diệu vô cùng.” (Chân tu, Hồng Ngâm)

Diễn nghĩa:

Tồn giữ Chân Thiện Nhẫn trong tâm,

Pháp chuyển Đại Pháp thành công;

Thường xuyên tu tâm tính,

Viên mãn kỳ diệu vô cùng. (Chân tu, Hồng Ngâm)

Trong nhận thức của tôi, bài thơ nói trên đã chỉ cho chúng ta thấy con đường tới viên mãn.

Là những người chân tu, chúng ta nên luôn luôn chiểu theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn và sử dụng chúng để đo lường tất cả mọi việc mà chúng ta làm.

Chúng ta phải buông bỏ nhiều chấp trước vốn trái ngược với Chân-Thiện- Nhẫn, để bất cứ điều gì chúng ta sẽ thực hiện phù hợp với những nguyên lý đó ở tầng của chúng ta.

Quan điểm đúng đắn về khổ nạn

Tôi nhận thức được rằng lẽ ra đã đến thời Pháp Chính Nhân Gian, nhưng Sư phụ đã kéo dài thời gian vì nhiều điều vẫn chưa đạt được kỳ vọng của Sư phụ.

Nếu chúng ta không thể chiểu theo yêu cầu của Sư phụ, chúng ta không xứng với danh hiệu “Đệ tử Đại Pháp thời kỳ Chính Pháp”

Khi chúng ta đang trong khổ nạn, chúng ta nên nghĩ theo cách này: “khổ nạn hiện nay của chúng ta là không gì sánh được với vinh diệu vĩnh hằng tương lai của chúng ta.” Chúng ta cảm thấy rằng những việc không thể chịu được chỉ vì chúng ta đang sống tại nhân gian, mang theo nhục thân chứa đầy chấp trước người thường.

Một bậc Giác Giả sẽ nhảy xuống đây mà không hề do dự để đạt được vinh diệu vĩnh hằng bất chấp khổ nạn tương đối nhỏ này.

Mặc dù chúng ta đang ở trong mê của Tam Giới, Sư phụ đã tiết lộ cho chúng ta rất nhiều bí mật thiên cơ trong các bài giảng Pháp. Nếu chúng ta tín Sư một trăm phần trăm, chúng ta sẽ không thấy đau khổ khi chịu đựng khó khăn và khổ nạn.

Chúng tôi thường nói về tín Sư một trăm phần trăm. Trong nhận thức của tôi, không một ai đạt được quả vị, trừ khi anh ta được giác ngộ hoàn toàn và viên mãn. Chúng ta có thể trở thành một Giác Giả chỉ khi chúng ta đặt ra mục tiêu tín Sư một trăm phần trăm.

Tiêu chuẩn của người chân tu

Tiêu chuẩn của chân tu là gì?

Sư Phụ đã giảng,

“Học Pháp, đắc Pháp

Tỉ học tỉ tu

Sự sự đối chiếu

Tố đáo thị tu” (Thực tu, Hồng Ngâm)

Diễn nghĩa:

Học Pháp được Pháp

So sánh việc học việc tu với nhau

Mọi việc cứ thế mà đối chiếu

Làm đến thế tức là tu (Tu thật sự, Hồng Ngâm)

Sư phụ đã dạy chúng ta về các đặc tính của vũ trụ bằng ngôn ngữ của người thường, nhưng chúng ta sẽ chỉ nhận thức thật nông cạn nếu chúng ta không học Pháp thật sâu.

Sư phụ đã liễu giải các đặc tính của vũ trụ trong cuốn sách Chuyển Pháp Luân và 40 cuốn kinh sách, trong đó liễu giải chi tiết từ các góc độ khác nhau tại nhiều tầng thứ khác nhau. Là đệ tử Đại Pháp, chúng ta phải thường xuyên học Pháp.

Học các bài giảng Pháp của Sư phụ là một bảo chứng quan trọng. Chúng ta không thể giữ Pháp trong tâm và nhận thức được toàn bộ sau một lần đọc, là đệ tử Đại Pháp, chúng ta nên tập trung vào việc học Pháp của Sư phụ hết lần này tới lần khác, đối chiếu hành động của chúng ta dựa trên Pháp và đề cao bản thân để hoàn thành thệ nguyện tiền sử của mình.


Bản tiếng Hán:https://www.minghui.org/mh/articles/2016/9/12/334249.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2016/9/22/159250.html

Đăng ngày 27-10-2015; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share