Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc

[MINH HUỆ 19-6-2016] Trang web Minh Huệ vừa đăng tải bài viết “Đệ tử Đại Pháp trong mắt một vị Thần tiên”. Tôi đã đọc bài viết đó rất nhiều lần.

Một câu hỏi trong bài viết thực sự khiến tôi phải suy nghĩ. Vị Thần tiên đã đọc một câu trong Hồng Ngâm II:

“Tĩnh tư kỷ đa chấp trước sự

Liễu khước nhân tâm ác tự bại.”

(Biệt Ai, Hồng Ngâm II)

Tạm diễn nghĩa:

“Tĩnh lặng suy nghĩ xem bản thân có bao nhiêu chấp trước

Dứt đi được tâm người thường thì tà ác sẽ tự thất bại.”

(Đừng buồn đau, Hồng Ngâm II)

Sau đó ông ấy hỏi người học viên rằng anh tin tưởng vào điều ấy mạnh mẽ đến đâu.

Tôi cũng tự hỏi bản thân rằng mình tín Sư tín Pháp mạnh mẽ đến đâu. Gần đây, tôi có thêm nhiều thể ngộ liên quan đến câu hỏi này và muốn chia sẻ với các bạn đồng tu.

Trước đây, sự tín Sư tín Pháp của tôi còn nông cạn và hời hợt. Khi tôi đọc Pháp và chứng kiến điều gì đó mà tâm người thường của tôi có thể chấp nhận được, tôi liền nghĩ: “Đúng, nó rất hợp lý. Nó thực sự là như thế này.” Nếu tôi thấy điều gì mà tâm người thường của mình không thể tiếp nhận, tôi sẽ tìm lý do bao biện, ví dụ như: “Mình vẫn chưa ngộ được tầng thứ này của Pháp”, và tôi sẽ để nó qua đi.

Với đức tin hời hợt như vậy, tôi khó khăn khi vượt qua vài khổ nạn, cả nghiệp lực và liên quan tới bức hại.

Đây có phải là đức tin mạnh mẽ và chân chính không? Bây giờ tôi ngộ ra rằng nó còn cách quá xa so với một đức tin mạnh mẽ. Có một hiện tượng đó là tôi gặp rất nhiều trở ngại trong việc giảng chân tướng cho mọi người. Tôi không có đủ can đảm để nói với họ về Đại Pháp, thậm chí với người thân và người trong gia đình tôi.

Sư phụ đã giảng:

Đệ tử: Học viên ở Đại Lục khi gặp người thân hoặc bè bạn mắc bệnh nặng, bèn bảo hãy niệm “Pháp Luân Đại Pháp hảo”, rằng bảo đảm bệnh nhất định sẽ khỏi.

Sư phụ: Theo tình huống hiện nay ở Đại Lục mà nói, nếu người ấy ngay trong hoàn cảnh tà ác mà thật sự dám niệm thế, thậm chí niệm thành tiếng, thì họ sẽ khỏi. (mọi người vỗ tay) Nhưng ở hoàn cảnh nới lỏng mà niệm, thì không nhất định có tác dụng. Vì sao? Vì dưới áp lực của tà ác, chư vị dám bước ra nói Đại Pháp là tốt, thì khác so với nói như thế ở hoàn cảnh Mỹ quốc này, nếu bước ra đường phố nói lớn “Pháp Luân Đại Pháp hảo”, cảnh sát cũng vẫy tay [ủng hộ], (mọi người cười) không có áp lực. Còn nếu phát tự nội tâm mà niệm Đại Pháp hảo, thì cũng sẽ có tác dụng. Do vậy hiệu quả sẽ thế nào, cần xem tình huống và hoàn cảnh dụng tâm. Hoàn cảnh rất là tốt, rất nới lỏng, không áp lực, thì cần xem tình huống. Ấy là nhìn xét nhân tâm.” (Giảng Pháp tại Pháp hội New York năm 2010)

Vấn đề của tôi là tôi không tin tưởng tuyệt đối rằng niệm câu “Pháp Luân Đại Pháp hảo” và “Chân-Thiện-Nhẫn hảo” có thể trị khỏi bệnh. Nếu tôi không tin tưởng điều này một cách vô điều kiện, làm sao tôi có thể thuyết phục người khác tin vào điều đó?

Vấn đề thứ hai, khi gặp can nhiễu trong tu luyện, đặc biệt là can nhiễu liên quan đến bức hại, tôi thường dùng đến những phương pháp của người thường trước để giải quyết vấn đề, điều đó đã làm suy yếu đức tin của tôi đối với Pháp và Sư phụ.

Sư phụ đã giảng:

“Ngay một người thường thôi hôm nay hô lớn một câu “Pháp Luân Đại Pháp hảo”, thì Sư phụ cũng bảo hộ vị ấy; bởi vì vị ấy đã hô lên câu ấy, ngay trong [hoàn cảnh] tà ác, nếu tôi không bảo hộ vị ấy thì không được; huống nữa chư vị là những người tu luyện?” (Giảng Pháp và giải Pháp tại Pháp hội ở trung tâm thành thị New York 2003)

Tôi hy vọng các bạn đồng tu hướng nội để nhìn xem liệu mình có tuyệt đối tin tưởng rằng Sư phụ đang bảo hộ các bạn không.

Vấn đề thứ ba là tôi thường có rất nhiều tạp niệm khi luyện công. Tôi biết điều này là không đúng nhưng tôi chỉ thừa nhận nó là một can nhiễu từ các nhân tố bên ngoài.

Một ngày, tôi nhớ ra rằng mình phải tin tưởng Sư phụ và tôi không thể để những tư tưởng hỗn loạn đó can nhiễu mình. Tôi gia cường đức tin của mình và những tạp niệm đó đã nhanh chóng bị tiêu trừ.

Vấn đề thứ tư là việc niệm câu “Pháp Luân Đại Pháp hảo.”

Sư phụ đã giảng:

“Niệm “Đại Pháp hảo” không chỉ hữu hiệu đối với người thường, mà cũng hữu hiệu đối với đệ tử Đại Pháp thanh lý tư tưởng. Chư vị bảo các tế bào toàn thân đều niệm ‘Đại Pháp hảo’, thì chư vị sẽ phát hiện rằng trong chỉnh thể thân thể đều đang chấn động. (vỗ tay) Vì [điều mà] niệm dấy động lên là Pháp, do đó mới có uy lực lớn nhường ấy.“ (Giảng Pháp tại Pháp hội quốc tế New York 2004)

Tôi đã quyết định rằng mình sẽ niệm câu đó thường xuyên hơn.

Để tín Sư tín Pháp một cách vô điều kiện, chúng ta không thể mang theo các quan niệm người thường mà học Pháp. Chúng ta phải để sự tín Sư tín Pháp lấp đầy từng khía cạnh của tu luyện và mỗi phần sinh mệnh của chúng ta.

Sau khi tôi tín Sư tín Pháp một cách vô điều kiện, tôi cảm thấy vững vàng hơn nhiều trong việc giảng chân tướng. Đức tin của tôi trở nên mạnh mẽ bởi vì nó không còn là tư tưởng của người thường nữa, mà thay vào đó, nó đến từ Pháp và Sư phụ.

Chúng ta phải tín Sư tín Pháp một cách tuyệt đối.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2016/6/19/330164.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2016/6/24/157537.html

Đăng ngày 12-7-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share