Bài viết của một học viên ở Trung Quốc

[MINH HUỆ 29-4-2016] Vào một ngày nọ trong khi luyện công, tôi cảm thấy một cơn đau nhói ở ngực. Điều này chưa bao giờ xảy ra trước đây. Ý niệm đầu tiên của tôi là: “Thân thể của tôi trong một không gian khác đang được tịnh hóa.” Với ý niệm này, chỉ sau một vài giây cơn đau biến mất.

Sự việc này nhắc tôi về những gì Sư phụ đã giảng:

“tốt xấu xuất tự một niệm của người ta,” (“Đề cao tâm tính”, Bài giảng thứ tư, Chuyển Pháp Luân)

Khi chúng ta gặp phải những vấn đề hay khổ nạn trong tu luyện, ý niệm đầu tiên của chúng ta đóng một vai trò rất quan trọng trong việc quyết định những gì sẽ xảy ra tiếp theo. Nếu chúng ta xem chúng như những cơ hội mà Sư phụ ban cho chúng ta để đề cao bản thân thì kết quả sẽ tích cực hơn nếu chúng ta xem đó như can nhiễu của cựu thế lực.

Hai tình huống khác nhau

Ví như khi chúng ta ra ngoài giảng chân tướng cho người thường về cuộc bức hại thì nhìn thấy đám mây đen tụ lại và trời sắp mưa. Một người có thể nghĩ rằng: “Tôi đang cứu độ chúng sinh và tất cả các chính Thần sẽ phối hợp cùng tôi. Ngay cả nếu trời có mưa, trời sẽ mưa sau khi tôi giảng chân tướng xong và đã trở về nhà ”.

Một người khác có thể nghĩ rằng: “Đây là sự can nhiễu của cựu thế lực. Tôi sẽ phát chính niệm và loại bỏ tất cả những gì can nhiễu tôi cứu độ chúng sinh”.

Cuối cùng, mọi việc có thể diễn ra ổn thoả cho cả hai, nhưng hai ý niệm khác nhau dẫn đến cảm nhận hoàn toàn khác nhau. Ý niệm đầu tiên như là một đặc ân, trong khi ý niệm thứ hai như bị gặp phải áp lực.

Hãy xem một ví dụ khác. Một học viên tu luyện tinh tấn với tâm thuần tịnh cứu độ chúng sinh, nhưng đột nhiên chân anh ấy bị đau khủng khiếp và không thể đi lại được. Ý niệm ban đầu của anh ấy có thể là: “Đó là Sư phụ khích lệ tôi. Sư phụ đang tịnh hóa thân thể cho tôi để tôi có thể đề cao.” Anh ấy cảm thấy rất may mắn.

Anh ấy nghĩ theo cách này vì Sư phụ đã giảng:

“Chỉ khi đệ tử Đại Pháp chư vị làm không tốt thì chúng mới dám tới gây tác dụng. Những lúc ấy chúng là tóm chắc thóp của chư vị, lúc bình thường thì chúng không dám đi [làm điều đó].” (Giảng Pháp tại Pháp hội miền Tây ở Mỹ quốc vào tết Nguyên tiêu năm 2003)

Anh biết rằng cựu thế lực không có bất kỳ lý do gì để can nhiễu, vì tất cả mọi việc anh ấy làm đều chiểu theo Pháp. Vì vậy, mặc dù nó rất đau, đó hẳn phải là hảo sự.

Hoặc anh có thể có ý niệm rằng đó là sự can nhiễu của cựu thế lực: “Đây chỉ là một giả tướng. Tôi không thừa nhận nó và sẽ bài trừ bức hại đối với tôi bằng chính niệm.” Dù bằng cách nào, cơn đau của anh ấy có thể biến mất một cách nhanh chóng.

Hai ý niệm có thể giống nhau, nhưng tâm thái và cảm nhận chắc chắn là khác nhau. Trong trường hợp đầu, ý niệm đầu tiên của người học viên là cảm tạ Sư phụ. Trường hợp sau, anh cảm thấy bị áp lực vì cựu thế lực có thể dùi vào thiếu sót của mình, sự tập trung của anh ấy đặt vào những khó khăn trong tu luyện và cứu độ chúng sinh. Ý niệm đầu tiên thể hiện sự vui vẻ, trong khi ý niệm sau cho cảm giác như bị kiệt lực.

Sơ hở của chúng ta

Trong những bài viết chia sẻ kinh nghiệm của chúng ta, những câu chuyện thường diễn ra như thế này: “phản ứng thông thường của học viên khi đối mặt với một khổ nạn là “phủ định từ căn bản những an bài của cựu thế lực.” ( Giảng Pháp tại Pháp hội miền Tây ở Mỹ quốc vào tết Nguyên Tiêu năm 2003 ). Sau đó, họ hướng nội và tìm những chấp trước. Với sự kiên định và gia trì của Sư phụ, họ loại bỏ các chấp trước và vượt qua những khổ nạn.

Nhưng thiếu sót của chúng ta nằm ở đây, ngay cả khi chúng ta “phủ nhận”, chúng ta vẫn rơi vào bẫy của cựu thế lực và thuận theo an bài của chúng. Bởi vì ngay khi chúng ta “phủ nhận”, chúng ta lại thừa nhận an bài của cựu thế lực. Đó là lý do tại sao một số học viên tự hỏi “Tôi luôn luôn phát chính niệm, nhưng tại sao can nhiễu và khổ nạn vẫn không ngừng xảy ra?”

Trong khi chỉ cố gắng đẩy lùi, ngăn chặn và bài trừ “can nhiễu”, chúng ta có thể xử lý một hoặc hai khổ nạn tại một thời điểm, nhưng nếu tám hay mười khổ nạn xuất hiện cùng một lúc, chúng ta sẽ không thể làm vậy.

Điều quan trọng là chấm dứt trạng thái bị động và bắt đầu rèn lối suy nghĩ tích cực. Tất nhiên, chúng ta cũng cần phải chủ động hướng nội và loại bỏ các chấp trước của mình thay vì đợi cho đến khi phát sinh vấn đề.

Chủ động buông bỏ chấp trước

Là người tu luyện, tất cả chúng ta đều có chấp trước, nếu chúng ta không còn chấp trước, thì chúng ta đã không phải tu luyện. Khi chấp trước nổi lên bề mặt, nó là cơ hội để chúng ta nhận ra và loại bỏ chúng. Có nhiều chấp trước và thậm chí triển hiện chấp trước của chúng ta không phải là lý do để cựu thế lực bức hại chúng ta.

Khi chấp trước của chúng ta triển hiện, nếu chúng ta có thể chủ động hướng nội và chân tu, vậy là chúng ta đang đi trên con đường Sư phụ an bài, và cựu thế lực không thể can nhiễu.

Tuy nhiên, nếu chúng ta không cố gắng loại bỏ các chấp trước, khi đó “Chư vị chấp trước vào điều gì thì tà ác liền làm tăng mạnh thêm điều ấy,” (Giảng Pháp tại Pháp hội Chicago năm 2004) chẳng phải chúng ta đang tạo cơ sở cho cựu thế lực can nhiễu sao?

Uy lực của suy nghĩ tích cực

Lối suy nghĩ tích cực sẽ mang đến kết quả khác hẳn. Với chính niệm “Tôi là một học viên Đại Pháp, và tôi được Sư phụ quản. Đây là sự an bài tốt nhất, và mọi việc đều sẽ có thể giải quyết” người ta có thể vượt qua bất cứ điều gì. Với lối suy nghĩ tiêu cực, người ta đặt bản thân là nạn nhân và có lẽ sẽ luôn luôn có nguy cơ bị bức hại.

Để luôn xuất ra được chính niệm và suy nghĩ tích cực, chúng ta phải tập trung vào Pháp, thay vì luôn luôn lo lắng về cựu thế lực. Khi chúng ta nghĩ về nó, chúng ta đã cấp cho nó một cái cớ để tồn tại trong trường không gian của mình.

Điều quan trọng nhất là phải học Pháp cho thật tốt. Một số học viên cho rằng “học Pháp” là một số nhiệm vụ mà chúng ta cần phải làm, và miễn là chúng ta dành nhiều thời gian đọc sách, thì chúng ta đã làm được tốt. Đó là một sai lầm rất lớn. Nếu chúng ta không tập trung khi học Pháp và không chiểu theo tiêu chuẩn của Pháp, thì chúng ta chưa đắc được Pháp.

Nếu chúng ta luôn luôn hướng nội, tu tâm, và làm ba việc mà Sư phụ yêu cầu, thì chúng ta chắc chắn sẽ đề cao trong tu luyện. Đồng thời, chúng ta không cần phải tập trung vào việc phủ nhận và loại bỏ can nhiễu của cựu thế lực, thậm chí nó sẽ không thể chạm tới hoặc can nhiễu chúng ta.

Chúng ta nên tập trung năng lượng của mình vào những việc tích cực- học Pháp, tu luyện bản thân, và làm tốt ba việc – chỉ đơn giản vậy thôi. Đúng như Sư phụ giảng:

“Một bất động là [ức] chế vạn động.” (Giảng Pháp tại Pháp hội ở Trung Tây – Mỹ quốc) (Tạm dịch)

Đây là nhận thức và suy nghĩ của tôi. Tôi mong các đồng tu từ bi chỉ ra bất cứ điều gì cực đoan hay không phù hợp.

Tôi chỉ hy vọng rằng tất cả chúng ta có thể vững vàng và ngay chính bước trên con đường tu luyện, làm tốt hơn nữa trong việc trợ Sư Chính Pháp, cứu độ chúng sinh, và hoàn thành thệ nguyện của mình như những học viên Đại Pháp.


Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2016/5/13/156842.html

Bản tiếng Hán:https://www.minghui.org/mh/articles/2016/4/29/327284.html

Đăng ngày 9-6-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share