Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc

[MINH HUỆ 24-1-2016] Cách đây 10 năm tôi từng là một phật tử mộ đạo. Tôi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công (còn được gọi là Pháp Luân Đại Pháp) năm 32 tuổi, sau khi được em họ tôi giới thiệu.

Bây giờ tôi đã biết ý nghĩa của sự tồn tại của nhân loại và tôi thực hành theo nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn của Pháp Luân Công. Tất cả những thắc mắc của tôi về cuộc sống đã được giải đáp sau khi đọc Chuyển Pháp Luân, cuốn sách chính của Pháp Luân Công. Bây giờ tôi hiểu tại sao con người lại đến thế giới này và tại sao họ không nên lãng phí cuộc đời theo đuổi những mục tiêu của người thường.

Ban đầu cả gia đình tôi gay gắt phản đối quyết định tu luyện Pháp Luân Công của tôi. Đây là do Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) không ngừng tuyên truyền các chiến dịch được dựng lên để bôi nhọ pháp môn. Đó là một khoảng thời gian mà tôi rất dễ xúc động. Tôi cũng không lý giải được tại sao tu luyện một chính pháp môn như thế này lại khó đến vậy.

Tuy nhiên, do tôi quyết tâm tu luyện Pháp Luân Công, cuối cùng gia đình tôi đã ngừng phản đối. Sau khi họ biết đến môn pháp nhiều hơn từ các tài liệu thông tin mà tôi đưa cho họ, tất cả họ đã thoái ĐCSTQ và các tổ chức liên đới của nó. Vài năm sau bố mẹ tôi và mẹ chồng tôi cũng bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công. Cả gia đình tôi đã bắt đầu giảng chân tướng về cuộc bức hại của chế độ Trung Quốc đối với môn tu luyện. Qua thời gian, hầu hết họ hàng và bạn bè tôi cũng đã thoái ĐCSTQ.

Cuối cùng tôi đã học được cách đột phá phong tỏa Internet của Đảng, chuẩn bị các tài liệu thông tin Pháp Luân Công, làm các biểu ngữ và sản xuất đĩa CD.

Đề cao tâm tính

Ban đầu tôi cảm thấy rằng Pháp Luân Công là tốt, vì môn tập yêu cầu học viên tu thân theo các nguyên lý cao tầng. Sau đó tôi nhận ra rằng môn tu luyện đòi hỏi tôi cần phải vô tư và vứt bỏ các quan niệm và chấp trước người thường.

Tôi có một cá tính mạnh, và vì thế tôi luôn muốn làm theo ý mình. Nếu ai đó có ý phản đối những gì tôi muốn làm, tôi sẽ gây khó dễ cho họ. Tôi hiếm khi quan tâm đến ý kiến của người khác khi ra quyết định.

Sau khi tu luyện Pháp Luân Công, tôi nhận ra rằng nhu cầu kiểm soát người khác và kiểm soát hoàn cảnh là một khuyết điểm nghiêm trọng trong tính cách của tôi. Vì vậy tôi bắt đầu kiên nhẫn hơn và nhẫn nhịn chồng mình. Cuối cùng tôi đã học được cách thảo luận những vấn đề quan trọng với anh ấy mà không tức giận.

Cả chồng tôi và mẹ chồng tôi nói rằng tôi đã thay đổi và trở nên dịu dàng và có đức hạnh.

Kết quả là, chồng tôi bắt đầu ủng hộ quyết định tu luyện Pháp Luân Công của tôi. Mặc dù anh ấy không tu luyện, anh ấy vẫn chở tôi đi đây đi đó để làm các việc liên quan đến Pháp Luân Công, hay giúp tôi bê các thùng tờ rơi và tờ giới thiệu.

Khi tôi gặp mâu thuẫn với các đồng tu, tôi lắng nghe các bài giảng của Sư phụ Lý và hướng nội tìm. Một lần, người cha 66 tuổi của tôi và tôi giao một số hộp CD nặng đến căn hộ của một đồng tu. Ngay khi chúng tôi vừa xong việc, đồng tu đó đã tìm đến chúng tôi nói rằng chúng tôi có chấp trước làm việc. Cả hai chúng tôi đều ngạc nhiên.

“Có chuyện gì với anh vậy?” tôi suy nghĩ khi cha tôi và tôi đã ở bên ngoài. “Thật không dễ để giao những tài liệu nặng này bằng một chiếc xe ba bánh. Nếu anh học Pháp tốt, tại sao lần tới anh không tự làm đi?”

Sư phụ Lý đã giảng:

“Nhất là những năm bức hại trở đi, trong những việc chứng thực Pháp mà chư vị làm, bất kể gặp sự việc cụ thể như thế nào, tôi từng bảo chư vị rằng, đó đều là việc tốt; vì chư vị tu luyện rồi mới xuất hiện [nó].”(Giảng Pháp tại Pháp hội New York 2008)

Tôi nhận ra rằng những lời trách móc của tôi về học viên này là do tôi có chấp trước người thường. Sau khi tôi chia sẻ thể ngộ của mình với bố tôi, ông không bao giờ đề cập đến vấn đề này nữa.

Tôi bắt đầu nhẩm bài thơ của Sư phụ Lý:

Thùy thị thùy phi

“Tu luyện nhân

Tự trảo quá

Các chủng nhân tâm khứ đích đa

Đại quan tiểu quan biệt tưởng lạc

Đối đích thị tha

Thác đích tự ngã

Tranh thậm ma.” (Hồng Ngâm III)

Tạm dịch

Ai đúng ai sai

“Người tu luyện
Tự tìm lỗi
Các loại nhân tâm phải bỏ nhiều
Quan ải lớn nhỏ chớ rớt lại
Cái đúng là họ
Cái sai là mình
Còn tranh gì nữa.”

(Hồng Ngâm III)

Tôi tự nhắc mình không rơi vào bẫy gián cách giữa các đồng tu. Tôi nghĩ: “Mình nên cảm ơn học viên này về lời phàn nàn của anh ấy.” Tất cả những cảm xúc tiêu cực về người đó đã biến mất hoàn toàn vào lúc tôi về đến nhà.

Nâng cao nhận thức tại phiên tòa xét xử

Gần đây tôi đã lái xe hai giờ đồng hồ để đến dự một phiên tòa xét xử liên quan đến các học viên địa phương đã bị bắt hơn một năm trước. Khi vừa đến, tôi thấy rằng khu vực này đã bị ngăn lại và có nhiều công an mặc thường phục và quân phục đi xung quanh.

Tôi được phép đi vào trong để dự phiên tòa. Tôi đã rất xúc động bởi những lời bào chữa của các học viên và luật sư của họ. Thẩm phán liên tục ngắt lời luật sư trong suốt phiên tòa và vài lần ra lệnh tạm dừng một cách không cần thiết.

Chỉ có tám người thân của các gia đình (mỗi gia đình hai người) được phép ở lại trong phòng xử án, thế nhưng có tới 32 ghế kín chỗ. Sau đó tôi nhận ra rằng “Phòng 610” đã sắp đặt để cho 24 viên chức chính phủ tham dự buổi xét xử.

“Chẳng phải mình đến đây để nâng cao nhận thức về Pháp Luân Công sao?” Tôi tự hỏi. Vì vậy trong lúc tạm nghỉ, tôi đã giải thích rất to: “Bao nhiêu người trong số các bạn là người thân của bị cáo? Những người thân của tôi không được phép vào trong, nhưng các bạn thì được. Các bị cáo chiểu theo Chân – Thiện – Nhẫn trong cuộc sống hàng ngày của họ; họ phấn đấu trở thành người tốt.”

“Các bạn có biết rằng Pháp Luân Công đã phổ truyền ở hơn 100 nước trên thế giới không? Chỉ có mỗi Trung Quốc là không cho tập Pháp Luân Công. Các bạn bè tôi ở các nước khác đều tu luyện Pháp Luân Công. Pháp Luân Công vi phạm luật gì? Bốn bị cáo này đã phạm tội gì?”

Mọi người trong phòng cúi đầu và sau đó từng người một rời đi. Mặc dù không ai trong số họ trả lời các câu hỏi của tôi, tôi biết rằng họ đang suy ngẫm về những lời lẽ nghiêm túc và đầy chính khí của tôi.


Bản tiếng Hán:https://www.minghui.org/mh/articles/2016/1/24/-322540.html

Bản tiếng Anh:https://en.minghui.org/html/articles/2016/2/10/155508.html

Đăng ngày 20-3-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share