Bài viết của một học viên ở Trung Quốc

[MINH HUỆ 7-12-2015] Tôi nhận thấy có một số vấn đề diễn ra trong khu vực của tôi đã một thời gian, và tôi muốn chia sẻ với các bạn đồng tu về những vấn đề này.

Từ sau khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bức hại Pháp Luân Công, địa phương chúng tôi không có người điều phối cụ thể. Mặc dù một số học viên rất nhiệt tâm, đã chủ động tổ chức nhiều hạng mục giảng chân tướng, bao gồm việc khởi kiện Giang Trạch Dân, cựu lãnh đạo ĐCSTQ. Nhưng tôi nghĩ rằng nếu không có một người được chỉ định làm người điều phối, sự phối hợp tổng thể sẽ không đạt được hiệu quả tốt nhất.

Bề ngoài thì các đồng tu ngồi cùng nhau trao đổi các việc, nhưng mọi người có tầng thứ bất đồng, có nhiều mâu thuẫn, có những người ôm giữ tâm truy cầu vào kết quả, tâm tranh đấu, tâm chấp trước vào bản thân, khiến sự việc không được làm đến nơi đến chốn, lại không có người theo dõi, tổng hợp, điều phối. Kết quả là sự việc bị bỏ mặc, làm không được còn đùn đẩy trách nhiệm cho nhau.

Ví dụ như một số người trong chúng tôi sản xuất tài liệu giảng chân tướng. Nhưng vì không học Pháp thường xuyên, không đồng hóa với Pháp, tâm thái bất thuần, nên chất lượng của các tài liệu làm ra không được tốt, hiệu quả cứu người không đạt yêu cầu.

Chúng tôi thường xuyên xảy ra tranh luận trong các vấn đề khác nhau, từ việc viết thư cho các nhân viên cảnh sát, in biểu ngữ không dính, và in chữ lên tiền. Nói về biểu ngữ: một số đề nghị sử dụng loại mực có độ bền cao và không thấm nước, trong khi số khác lại đề nghị sử dụng loại mực thông thường bởi sự tiện lợi của nó. Về việc in chữ lên các tờ tiền, một số chỉ in câu “Pháp Luân Đại Pháp hảo” và bỏ qua các cụm từ khác chẳng hạn như khuyến khích người dân thoái xuất khỏi các tổ chức của ĐCSTQ. Họ biện minh rằng rất ít học viên muốn sử dụng những tờ tiền mang thông tin liên quan đến việc thoái đảng.

Việc giữa các học viên xuất hiện những quan điểm khác nhau cũng là điều bình thường, bởi vậy vai trò của một người điều phối là cần thiết để chúng tôi có thể làm các việc tốt hơn và tu luyện tinh tấn hơn.

Bên cạnh đó, một số học viên đã không học Pháp một cách nghiêm túc. Họ mang hoa quả và những đồ ăn khác tới nhóm học Pháp. Đồng tu chủ nhà sẽ phải rửa và gọt hoa quả. Tôi không nói làm như vậy là sai, nhưng tôi tự hỏi làm thế nào để đối đãi nghiêm túc hơn với việc tu luyện và giảm bớt phiền nhiễu cho các đồng tu.

Sư phụ giảng:

“Nhưng mà mọi người qua nhiều năm tu luyện thế, con đường phong ba bão táp cũng trải qua, có nhiều người bước đi quả thực rất không tốt, không ngừng phạm phải các dạng các loại sai lầm, thậm chí đã thành quen như thế, không coi đó là gì đáng kể; ngay cả ma nạn tới rồi cũng không biết vấn đề là ở đâu, thành quen đi rồi, cảm thấy đều là chuyện nhỏ. Tu luyện ấy, thế nào gọi là ‘vô lậu’? Không có chuyện nhỏ đâu.” (Giảng Pháp tại Pháp hội Miền Tây Mỹ quốc 2015)

Theo thiển ý của tôi, kỳ thực những việc này đối với người tu luyện đều là việc lớn. Tại sao vậy? Vì có những việc, từ bề ngoài mà nhìn thì là việc nhỏ, kỳ thực ẩn giấu bên trong là tâm chấp trước ngoan cố, chúng ta không cảm thấy được, và không thể xả bỏ nó được.

Viết đến đây, tôi nhớ đến thời gian trước khi Pháp Luân Công bị ĐCSTQ vô cớ bức hại, trong thời kỳ đầu tu luyện, chúng ta không có nhiều quan niệm như vậy, chỉ nghĩ đến việc mang sự tốt đẹp của Pháp Luân Đại Pháp đến với càng nhiều người hơn nữa. Chúng ta đến các nơi hồng Pháp, tổ chức điểm luyện công, tổ chức giao lưu tâm đắc thể hội. Chúng ta trong lòng đều rất vui mừng, hàng ngày trên mặt đều nở nụ cười hạnh phúc, cảm thấy Pháp rất vĩ đại, Sư phụ rất vĩ đại, có thể làm đệ tử Đại Pháp thật hạnh phúc, tự hào, cần phải trân quý. Nhưng hiện tại cảm thấy không dễ dàng nữa rồi, vì chúng ta là đệ tử Đại Pháp thời Chính Pháp, là mang theo sứ mệnh. Trong thời kỳ mạt Pháp này phải trợ Sư Chính Pháp, cứu người, đồng thời tu luyện bản thân, kiến lập uy đức, quay trở về. Một người khắp thân đầy nghiệp lực muốn tu thành Thần, mọi người thử nghĩ xem không yêu cầu bản thân nghiêm khắc liệu có được không?

Nếu chúng ta vẫn còn nhớ tâm thuần tịnh của chúng ta thuở đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, chúng ta sẽ hiểu rằng chúng ta cần phải chú ý hơn tới tất cả những việc này.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2015/12/7/320139.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2015/12/22/154188.html

Đăng ngày 17-02-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share