Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp bên ngoài Trung Quốc

[MINH HUỆ 21-10-2015] Một đồng tu đã hỏi tôi: “Nếu không có khái niệm như viên mãn trong tu luyện, liệu bạn vẫn muốn tiếp tục tu luyện cho đến ngày hôm nay không?” Tôi cảm thấy lúng túng trước câu hỏi này và không biết trả lời như thế nào đối với câu hỏi đó.

Tôi phải tự vấn bản thân rằng liệu mình có thật sự tiếp tục tu luyện Pháp Luân Đại Pháp không nếu viên mãn không phải là kết quả cuối cùng của tu luyện, đặc biệt trong cuộc bức hại đã kéo dài 16 năm. Điều này đặt ra một câu hỏi, “Mục tiêu tu luyện của chúng ta là gì?”

Sư phụ giảng:

“mục đích cuối cùng của tu luyện là đắc Đạo, viên mãn.” (Chuyển Pháp Luân)

Ngoại trừ điều đó ra thì chúng ta tu luyện vì điều gì? Chẳng phải chúng ta không thể tu luyện chỉ vì muốn được lợi trong tu luyện sao? Nhưng tại sao đồng tu đó lại hỏi tôi câu hỏi này? Đó không thể là sự trùng hợp ngẫu nhiên. Tôi không ngừng tự hỏi bản thân liệu mình có chấp vào viên mãn hay không?

Tôi đã phát hiện ra chấp trước vào viên mãn của tôi cách đây nhiều năm. Tôi thậm chí đã viết bài chia sẻ về việc buông bỏ chấp trước này. Nhưng liệu điều đó có đồng nghĩa với việc tôi đã thật sự buông bỏ nó hay chưa?Có lẽ tôi vẫn còn có nó. Có thể tôi mới chỉ buông bỏ được nó ở tầng thứ mà tôi đã đạt đến nhưng sau khi tôi đề cao đến một tầng cao hơn, nó lại xuất hiện. Điều duy nhất mà tôi có thể làm là hướng nội một cách cẩn thận.

Buông lơi

Là đệ tử Đại Pháp thời kỳ Chính Pháp, trợ Sư và cứu độ chúng sinh là trách nhiệm của chúng ta. Tôi đã từng rất nhiệt tình và thiết tha cứu người. Mặc dù tôi có tâm sợ hãi, tôi luôn phối hợp với các đồng tu để cứu người. Nhưng tại sao giờ đây tôi lại mất đi động lực và nhiệt tâm cứu người?

Vậy thì xuất phát điểm của tôi có phải là để cứu người hay không? Có thể không hoàn toàn như vậy. Sâu trong tâm khảm, mục tiêu của tôi chính là viên mãn.

 

“… hãy làm thật tốt ba việc của các đệ tử Đại Pháp; hết thảy đều trong đấy cả.” (Giảng Pháp tại Pháp hội Atlanta năm 2003)

Với chấp trước này, tôi đã từng nghĩ rằng: “Nếu mình làm tốt ba việc, mình sẽ đạt viên mãn.” Đó là lý do tại sao tôi lại nhiệt tình và thiết tha đối với pháp môn tu luyện này đến vậy.
Tại sao giờ đây tôi không còn nhiệt tâm nữa? Đó là bởi vì tôi nghĩ những gì mà tôi làm đã đủ để tôi có thể đạt được viên mãn. Suy nghĩ của tôi chính là: “Mình đã làm rất nhiều rồi và mình cảm thấy kiệt sức.” Nhưng trong khi đó, tôi lại sợ mình sẽ bị tụt lại nếu mình dừng hẳn làm các việc. Vì vậy tôi ép mình phải làm một số công việc theo thông lệ, hoặc làm mà không tự nguyện. Đôi lúc, tôi chỉ làm những gì mà mình thích và từ chối phối hợp với những việc mà tôi không thích.
Nhìn chung, tôi đã buông lơi bản thân mình.

Vũ trụ mới: Nghĩ đến người khác trước

Rõ ràng là, lấy việc đạt viên mãn như là động lực để tu luyện chính là dựa trên vị ngã và ích kỷ. Sư phụ muốn chúng ta trở thành bậc chính giác vô tư, vô ngã, tiên tha, hậu ngã mới có thể thành sinh mệnh của vũ trụ mới.

Tuy nhiên, là một sinh mệnh thoát thai từ vũ trụ cũ, bản chất của tôi chính là vị ngã và ích kỷ bởi vậy tôi thường truy cầu lợi ích cá nhân. Đôi lúc tôi ưu tiên cho những người khác trước ở tầng bề mặt còn ẩn sâu bên trong xuất phát điểm của tôi vẫn có phần ích kỷ. Tuy nhiên, các sinh mệnh trong vũ trụ mới là vô ngã và luôn cân nhắc đến người khác trước. Đây mới chính là cảnh giới mà một người tu luyện phải đạt đến.

Nếu chúng ta luôn có một động cơ ích kỷ và một tâm bất tịnh thì làm sao chúng ta có thể tu xuất tâm từ bi được?

Sư phụ giảng:

“Tất nhiên, viên mãn cá nhân là vị trí số một, chư vị mà không viên mãn thì sẽ không còn gì để nói nữa.”(Giảng Pháp tại Pháp hội miền Tây ở Mỹ quốc vào tiết nguyên tiêu năm 2003)

Đó là bởi vì nếu chúng ta không đạt viên mãn, chúng sinh của chúng ta sẽ không có nơi để đến.Tuy nhiên, làm sao một Đại Giác Giả, người sẵn sàng buông bỏ mọi thứ vì chúng sinh, lại có thể đạt được tiêu chuẩn của vũ trụ mới nếu người đó luôn nghĩ đến mình trước?

Mục đích của vũ trụ cũ

Viên mãn cá nhân là mục tiêu của người tu luyện trong quá khứ. Họ vào núi hay chùa chiền và tu luyện thông qua chịu khổ. Nhưng giờ đây, trong giai đoạn Chính Pháp này, mục đích của chúng ta chính là trợ Sư Chính Pháp. Trách nhiệm và nhiệm vụ của chúng ta là vô cùng trọng đại và tiêu chuẩn cho chúng ta là cao hơn. Tu luyện bản thân trong khi làm ba việc, cơ điểm là vị tha, vì chúng sinh, việc chúng ta mới thần thánh, mới có hiệu quả tốt.

Câu hỏi của đồng tu đã giúp tôi thấy được sơ hở của mình. Tôi từng nghĩ rằng mình tu luyện tốt nhưng trên thực tế, tôi còn rất nhiều tâm ích kỷ. Chúng ta chỉ đạt được tiêu chuẩn Pháp yêu cầu đối với chúng ta khi chúng ta kiên định tu luyện tâm mình. Nếu không, bất kể chúng ta thực thi nhiều đến đâu đi chăng nữa, vẫn là có lậu.

Pháp môn tu luyện của chúng ta là trực chỉ nhân tâm, chỉ đề cao tâm tính chúng ta mới có thể hoàn thành tốt hơn sứ mệnh và trách nhiệm trợ Sư cứu người, không cô phụ ơn từ bi cứu độ của Sư phụ.


Bản tiếng Hán:https://www.minghui.org/mh/articles/2015/10/21/317903.html

Bản tiếng Anh:https://en.minghui.org/html/articles/2015/11/21/153762.html

Đăng ngày 22-12-2015; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share