Bài viết của một học viên Đại Pháp ở Trung Quốc
[MINH HUỆ 10-11-2015] Trước hết tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn của mình tới các đồng tu đã tham gia vào công tác điều phối. Chúng ta biết rằng đây là nhiệm vụ không hề dễ dàng.
Điều phối viên không chỉ cần phải giúp các học viên địa phương thực hiện tốt ba việc – sứ mệnh chính của chúng ta đã được Sư phụ chỉ ra – mà chúng ta cũng cần phải tu luyện bản thân thật tốt.
Hầu hết các điều phối viên làm việc rất vất vả, hy vọng sẽ trợ giúp Sư phụ hết mức có thể. Để thực hiện nhiệm vụ tốt hơn, chúng ta cần phải dành thời gian hướng nội tìm những thiếu sót của mình để đảm bảo liên tục đề cao. Như vậy, tôi muốn chia sẻ những ý niệm của tôi về “chứng thực bản thân,” một sai lầm của một số người trong chúng ta đã vô tình mắc phải.
“Chứng thực bản thân” có nguồn gốc từ vị ngã và vị tư từ cựu vũ trụ
Sư phụ đã giảng cho chúng ta:
“Tôi còn muốn bảo chư vị, bản tính thực chất từ trước của chư vị được kiến lập trên cơ sở vị ngã vị tư, từ nay trở đi chư vị làm các việc thì trước hết phải nghĩ đến người khác, tu thành bậc Chính Giác vô tư vô ngã, tiên tha hậu ngã, thế nên từ nay trở đi chư vị làm gì nói gì đều phải vì người khác, và nghĩ đến cả vì người đời sau nữa! Hãy nghĩ cho Đại Pháp vĩnh thế bất biến!.” (“Phật tính vô lậu” từ Tinh tấn yếu chỉ)
Căn nguyên của chứng thực bản thân – vị tư – chính là sự khác biệt giữa vụ trụ mới và vũ trụ cũ. “Chứng thực Pháp” hay “chứng thực bản thân” không phải là vấn đề nhỏ. Nó là một vấn đề cơ bản có thể có tác động mạnh mẽ và tiêu cực hơn tới tu luyện của chúng ta so với nhiều chấp trước khác. Mặc dù tâm của chúng ta duy hộ Pháp, đôi khi chúng ta có thể gây ra tổn hại mà không tự biết.
“Bế mục nhập han đoạn tâm phiền
Tỉnh lại vạn sự tao bất hoàn
Thiên địa nan trở Chính Pháp lộ
Chỉ thị đệ tử nhân tâm lan”
(“Ma phiền”, Hồng Ngâm III )
Bất cứ khi nào nhớ lại bài thơ của Sư phụ, tôi cảm thấy đau đớn và tiếc nuối từ tận trong tâm. Những bài kinh văn khác của Sư phụ, trước và sau khi bắt đầu cuộc bức hại, đã nhắc nhở chúng ta nhiều lần cần quay về bản tính tiên thiên của mình. Điều phối viên của các hạng mục khác nhau thường là những người dẫn dắt có tầm ảnh hưởng. Lời nói và hành động của họ thường ảnh hưởng đến toàn thể các đồng tu. Cách hành xử của một số điều phối, bị cựu thế lực thao túng do quan niệm người thường của họ, đã dẫn đến hậu quả tai hại. Để ngăn chặn hành động gây tổn hại, trang Minh Huệ đã đăng một loạt bài thông tri và thông báo, bao gồm “Chư vị là người tu luyện chăng?” “Diễn giảng loạn Pháp” và “Xuất phát điểm”.
Nhiều người trong chúng ta đã bị sốc khi biết được mức độ nghiêm trọng của những tình huống này. Nhưng một số học viên cảm thấy khó mà hiểu được những thông báo này nếu họ đang ở trong một tình huống mà những thông báo này đề cập đến.
Nhiều vấn đề được Minh Huệ chỉ ra đáng để chúng ta cân nhắc một cách nghiêm túc, đặc biệt là các điều phối viên hạng mục. Một điều phối viên có vấn đề có thể ảnh hưởng đến một nhóm lớn các học viên.
Chấp vào thể ngộ trong tu luyện
Khi một học viên nói với tôi, “Tôi không nghĩ rằng chị còn tâm chứng thực bản thân nào nữa.” Tôi trả lời, “Không thực sự như vậy. Rất khó để bất cứ sinh mệnh nào chưa hoàn toàn đồng hóa với Đại Pháp không chứng thực bản thân.”
Tâm chứng thực bản thân có thể dễ dàng nhận ra ở các học viên có cá tính mạnh mẽ và thẳng thắn, nhưng nó ẩn sâu trong những học viên có tính cách ôn hòa hơn. Mặc dù mục tiêu của chúng ta là loại bỏ tất cả các chấp trước, trước tiên học viên cần phải phối hợp và viên dung cho nhau trong công việc Đại Pháp, và trong quá trình tu luyện.
Bên cạnh các biểu hiện đã đề cập ở trên của “chứng thực bản thân”, một chấp trước ẩn dấu khác là thể ngộ của chúng ta trong tu luyện, mà có lẽ khó nhận biết nhất đối với chúng ta và những người xung quanh chúng ta. Ngay cả những người đã ngộ triệt để không nên chấp vào thể ngộ của mình, chưa nói đến chúng ta là những người vẫn còn đang tu luyện.
Trong công việc điều phối, chúng ta nên nhận ra rằng làm việc theo nhóm khác biệt với cá nhân chứng thực Pháp. Chúng ta không nên làm công việc điều phối hợp dựa trên thể ngộ của chúng ta về Pháp. Điều này giống như một giọt nước làm thay đổi dòng chảy của đại dương.
Ví dụ, một số điều phối viên áp dụng phong cách lãnh đạo tương tự như người thường trong việc thực hiện công tác điều phối Đại Pháp, nó có thể cản trở khả năng các bạn đồng tu làm việc một cách sáng tạo và độc lập. Sư phụ đã chỉ ra điều này từ rất lâu trong bài “Không phải công tác mà là tu luyện” (Tinh tấn yếu chỉ). Tại sao chúng ta không nghe và làm theo?
Sư phụ đã chỉ ra một cách rõ ràng mối quan hệ giữa Pháp và chủ kiến riêng của chúng ta. Mặc dù chia sẻ về thể ngộ là chấp nhận được, nhưng là điều phối viên, so với các học viên khác chúng ta còn cần phải nghiêm khắc yêu cầu bản thân chiểu theo Pháp hơn, xem xét mọi việc kỹ càng, đồng thời cần phải nhắc nhở bản thân: Chỉ khi học Pháp tốt, học Pháp nhiều, chúng ta mới có thể làm tốt công tác điều phối.
Khi chúng ta trích dẫn lời của Sư phụ trong việc trao đổi ý kiến, đôi khi chúng ta sử dụng chúng để minh chứng rằng chúng ta đúng, hoặc thậm chí trộn lẫn lời của Sư phụ với lời riêng của chúng ta. Ví dụ, có một điều phối viên địa phương là một người nói giỏi. Các đồng tu rất khâm phục nhận thức của anh ấy về Pháp, và một số học viên thường tìm đến anh này để xin lời khuyên. Điều phối viên này cũng rất thích đưa ra lời khuyên dựa trên nhận thức của mình về Pháp. Cuối cùng, một số học viên địa phương đã bắt đầu coi anh giỏi hơn những người khác, và sau đó anh đã bị bắt và bị giam giữ. Sau khi được thả, học viên này đã không thể quay lại làm công tác điều phối Đại Pháp trong thời gian dài.
Một điều phối viên khác, người được rất nhiều học viên địa phương biết đến, được cho là một đặc vụ trong một thời gian, và anh đã thấy khổ não bởi điều đó. Anh cảm thấy ủy khuất, cảm thấy rằng lúc bình thường đều là vì chỉnh thể, vì chứng thực Pháp mà nỗ lực hết sức. Sau đó anh đã đặt tâm học Pháp và hướng nội tìm các chấp trước của mình. Anh thấy rằng mình có tâm chứng thực bản thân rất mạnh.
Tôi hy vọng chúng ta sẽ tiếp thụ được các bài học theo hướng chính diện.
Mối quan hệ giữa Sư phụ và bản thân
Điều đã ảnh hưởng đến tôi nhiều nhất trong tu luyện kể từ năm 1994 là những gì Sư phụ giảng:
“Tâm nhất định phải chính” ( Chuyển Pháp Luân)
“từ nay trở đi chư vị làm các việc thì trước hết phải nghĩ đến người khác, tu thành bậc Chính Giác vô tư vô ngã.” (“Phật tính vô lậu”, Tinh tấn yếu chỉ )
Những dòng này quan trọng đến nỗi tôi coi chúng là tiền đề của công việc điều phối Đại Pháp của mình, và là tiền đề để một người tu luyện tinh tấn.
Tôi từng bị mắc kẹt trong thể ngộ của mình về Pháp, và tôi thích nói về những thể ngộ “độc đáo” của mình. Nhìn lại, tôi nhận ra rằng những thể ngộ “độc đáo” được tạo ra bởi các quan niệm biến dị của các sinh mệnh trong các không gian khác mà tôi đã chiêu mời qua tâm chứng thực bản thân. Tuy nhiên, tôi đã không nhận ra ý niệm này bởi vì tôi còn say mê với thể ngộ của mình. Giờ khi đã minh bạch, tôi sẽ không bao giờ mơ đến việc diễn giải Pháp với thể ngộ của mình. Tôi không ngừng nhắc nhở bản thân giữ tâm cho chính, vì tất cả đều đến từ Đại Pháp.
Việc giữ tâm khiêm nhường cũng quan trọng. Tuy nhiên, điều này là thực sự vượt ra ngoài quan niệm của người thường về khiêm tốn, vì nó là sự kính Sư kính Pháp vô điều kiện từ tận tâm của các học viên Đại Pháp. Tất cả mọi việc và quyết định của chúng ta làm đều cần lấy Pháp làm trọng, lấy đại cục làm trọng, và lấy nguyện vọng của Sư tôn làm trọng, trong quá trình đó đều không được so sánh với sự mất mát lợi ích cá nhân.
Tôi không thể cầm được nước mắt khi nghĩ đến những “ma phiền” chúng ta đã gây ra cho Sư phụ do những sai lầm của mình. Từ trong tâm tôi phát ra tiếng khóc nghẹn ngào: “Các học viên là những người điều phối viên – chúng ta, hãy cùng nhau làm thật tốt để viên dung những gì Sư phụ mong muốn!”
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2015/12/9/154016.html
Bản tiếng Hán:https://www.minghui.org/mh/articles/2015/11/10/318877.html
Đăng ngày 21-12-2015; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.