Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Mỹ

[MINH HUỆ 31-10-2015] Tôi đã viết rất nhiều bài chia sẻ trong suốt quá trình 18 năm tu luyện Pháp Luân Đại Pháp của mình. Thế nhưng, cuối cùng lần này tôi mới nhận ra ý nghĩa nhân sinh là trở thành người có lòng vị tha. Trong suốt một thời gian dài tôi đã quá ngoan cố không nhận ra và vứt bỏ chấp trước vào “tự ngã”.

Nhận ra “vị tư” một cách rõ ràng

Tôi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp khi tôi còn sống ở Anh. Từ chỗ không biết tu luyện như thế nào, tôi đã biết cách “hướng nội” khi gặp khổ nạn. Trước đây tôi vốn không có kinh nghiệm và thấy mình không có khả năng nhưng sau tu luyện tôi đã tham gia điều phối các hạng mục. Tôi vấp ngã trên con đường tu luyện và mắc những lỗi nghiêm trọng nhưng luôn gắng nhận thức và điều chỉnh bản thân mình.

Sư phụ giảng:

“Giai đoạn này sẽ không lâu; nhưng nó có thể tôi luyện được những Giác Giả, Phật, Đạo, Thần vĩ đại tại các tầng khác nhau thậm chí cho đến uy đức của Chủ các tầng khác nhau; [nó] cũng có thể làm cho một người tu luyện buông lung bản thân sẽ bị huỷ hại từ một tầng cao phi thường dẫu chỉ trong một buổi sớm.”(Đệ tử Đại Pháp trong thời kỳ Chính Pháp, Tinh tấn Yếu chỉ II)

Khoảng ba hay bốn năm trước, tôi rơi vào giai đoạn tiêu trầm nhất trong quá trình tu luyện của mình, trải qua và cảm giác đáng sợ đến thế nào khi bị hủy hoại chỉ trong một đêm. Năm đó, các quảng bá Thần Vận có yêu cầu chúng tôi cần phải nhắm vào giới chủ lưu. Vì vậy, lần đầu tiên chúng tôi đã thành lập một nhóm chuyên liên hệ làm việc với các hãng lớn. Tôi chịu trách nhiệm điều phối nhóm. Tôi làm quản lý toàn thời gian cho một công ty lớn vào thời điểm đó và luôn bận rộn. Nhưng tôi nghĩ miễn là việc cần cho Đại Pháp thì tôi sẽ làm.

Đó là một hạng mục mới và rất khó, không có tham chiếu, và gánh nặng từ công việc hàng ngày của tôi cũng rất lớn. Tôi gần như không có thời gian luyện công và học Pháp trong vài tháng, mà cũng như ngủ rất ít.

Hầu như mỗi ngày tôi phải chịu đựng những khó khăn với sự kiên định. Tôi quá mệt mỏi và trải qua những cơn đau ngực lần đầu tiên trong đời. Tính đến cuối dự án, chúng tôi đã tới khoảng 1.000 công ty vừa và lớn ở khắp London, nhưng nhóm chúng tôi không bán được nhiều vé biểu diễn Thần Vận.

Bất chấp những nỗ lực của chúng tôi, các học viên trách rằng chúng tôi không làm tốt vai trò của mình. Tôi đã làm điều phối cho nhiều hạng mục khác nhau trong nhiều năm và luôn có thể chịu được áp lực cũng như chỉ trích nhưng lần này thì khác. Tôi chưa bao giờ bị chỉ trích nhiều đến vậy và tâm tôi chưa bao giờ yếu nhược đến vậy. Tôi khóc rất nhiều và cuối cùng rời khỏi nhóm điều phối Thần Vận.

Tôi dần ít tham gia vào các hoạt động Đại Pháp và không còn gặp gỡ các học viên nữa. Cuối cùng, tôi còn không thể học Pháp. Tu luyện của tôi trượt xuống đáy trong vòng nửa năm. Tôi thực sự đau đớn dằn vặt và ước có thể chôn mình xuống lỗ và không bao giờ trở lại. Tâm tôi rất buồn và vô cùng xấu hổ không dám nhìn Sư phụ.

Một đêm, tôi đã rơi vào trạng thái gần như phát điên và buộc bản thân gọi điện cho một đồng tu. Tôi khóc lóc nói với đồng tu: “Tôi không thể tu luyện được nữa. Nhưng nếu tôi rời xa Đại Pháp, thì tôi sống làm gì nữa? Tôi thà chết còn hơn!”

Đêm đó, với chút chính niệm sót lại, tôi bật bài hát “Tạ ân sư”. Nhìn Sư phụ tôi cảm thấy thật xấu hổ, điều này khiến tôi rất khổ tâm. Tôi nghe đi nghe lại bài hát và khóc cả đêm. Cuối cùng, tôi quyết định nói chuyện với Sư phụ trong tâm: “Sư phụ, con phải quay trở lại. Nhưng con phải làm thế nào?”

Tôi bị cựu thế lực làm mê mờ và không thể cầm sách Đại Pháp lên được. Tâm trí tôi đầy những tạp niệm. Tôi đã viễn ly khỏi Pháp thời gian quá lâu và đã không thể kiểm soát những tạp niệm dơ bẩn. Tôi không có sức mạnh để tống khứ chúng.

Lựa chọn duy nhất là lấp đầy tâm trí tôi bằng Pháp. Phần thần của tôi lúc đó rất yếu nhưng tôi quyết định tập trung hoàn toàn vào Pháp. Tôi cắm tai nghe nghe giảng Pháp bất cứ nơi đâu tôi đi vào ngày hôm sau và chỉ dừng lại để làm các việc cần.

Tuy nhiên, tâm trí tôi bị sao nhãng nhiều lần. Nhưng khi Pháp dần dần đi vào tâm trí và cơ thể tôi, từng chút từng chút tôi lấy lại sức mạnh và có thêm chính niệm.

Khi tâm trí tôi trượt khỏi lời giảng của Sư phụ, tôi sẽ cố gắng ý thức loại bỏ các tạp niệm. Chính niệm của tôi dần dần mạnh mẽ hơn và tôi nhận ra rằng mình không còn bị cựu thế lực vây hãm.

Việc học Pháp mỗi ngày của tôi là một trận chiến lớn giữa Thần và quỷ ở các không gian khác. Khi cựu thế lực làm sao nhãng tâm trí tôi, tôi cố gắng hết sức kéo tôi lại. Mỗi ngày tôi giữ một niệm duy nhất: “Tôi muốn đắc Pháp, tôi muốn Pháp lấp đầy tâm trí tôi.” Sau một tháng quyết tâm và nhiều nỗ lực, tôi đã vượt qua được khổ nạn.

Trong suốt những năm tu luyện này, điều gì tôi coi trọng nhất? Đó là Sư phụ? Là cứu độ chúng sinh? Không phải, mà đó là sự đề cao cảnh giới của tôi. Bất kỳ khi nào tôi gặp khó khăn, tôi liền “hướng nội” và nghĩ mình đang ở trong Pháp, tôi hiểu sai “Chính Pháp” là làm việc chính Pháp để đạt được mục đích đề cao bản thân, ví dụ như dùng việc Chính Pháp để đạt được nhu cầu của bản thân. Tôi tìm thấy chấp trước vào “bản ngã”.

Nhìn lại các chỉ trích của các học viên dưới góc độ ích kỷ, tôi chỉ nhìn thấy rằng họ đang đổ lỗi và bực tức với tôi. Thậm chí nếu tôi biết “hướng nội” và tu bản thân, tâm trí tôi vẫn rất hạn hẹp. Nhưng nếu tôi nhìn những chỉ trích đó theo góc nhìn tu luyện Chính Pháp, tập trung làm hạng mục như thế nào thay vì tôi làm như thế nào, tôi có lẽ đã hiểu ra những nhận xét đó thực tế là những lời chân thành từ đáy lòng của các đồng tu, những người có trách nhiệm với Pháp.

Sư phụ giảng:

“Tôi đã lấy từ bi nhất để đối đãi với chúng sinh.” (Giảng Pháp tại Pháp Hội Atlanta năm 2003)

Tôi biết rằng nếu không có sự từ bi vô lượng của Sư phụ, tôi có lẽ đã không còn sống đến ngày hôm nay. Tôi nói với mình: “Giờ tôi là một học viên mới. Tôi cần phải bắt đầu tu luyện tinh tấn trở lại.”
Tôi tận dụng tối đa thời gian mỗi ngày và đối đãi nghiêm túc với tu luyện. Từ lúc nào tôi lại tìm thấy trạng thái tu luyện như thuở ban đầu. Con đường tu luyện của tôi trở nên vững vàng hơn kể từ đó.

Buông bỏ “cái tôi”

Sau Pháp Hội ở New York năm 2014 tôi rời nước Anh và tới Mỹ làm việc toàn thời gian cho Đài Phát thanh Hy vọng với vị trí bán hàng ở vùng Vịnh San Francisco. So với các đại diện bán hàng trong dự án, tôi đã có kinh nghiệm làm việc với công ty phương Tây mà họ còn thiếu. Tôi làm việc chăm chỉ cho dự án và không bao giờ sao nhãng việc tu luyện của mình, nhưng tôi không thể ký bất kỳ một hợp đồng nào trong 11 tháng. Đó là giai đoạn khó khăn nhất trong lịch sử của công ty.

Trong suốt giai đoạn này tôi đã trải qua những khó chịu trên thân thể. Chân tay của tôi sưng và đau nhức. Tôi thậm chí rất khó khăn để lên xuống ô tô và mặc quần áo.

Một lần khi đang trao đổi với khách hàng, tôi bình tĩnh cầm chiếc laptop trong tay. Khách hàng không biết rằng tôi phải dùng hết sức lực để giữ chiếc laptop, cơn đau đến dữ dội khiến bàn tay và cánh tay tôi gần như run rẩy.

Cơn đau thân thể không làm tôi trượt khỏi tu luyện. Tôi đi làm hàng sáng sau khi phát chính niệm vào lúc 3 giờ sáng. Nhìn lên bầu trời đêm, tôi nhớ lại lời giảng của Sư phụ trong “Chuyển Pháp Luân”: “Phật tính nhất xuất, chấn động thập phương thế giới”. Tôi tin rằng một tầng ý nghĩa của câu nói này là trong tuyệt vọng và tăm tối nhất, Phật tính của một người vẫn không lạc mất.

Tôi ký được bốn hợp đồng liên tiếp lần đầu tiên và phát hiện tâm tôi đã thay đổi mạnh mẽ. Tôi luôn nghĩ rằng thành công của mình tới từ khả năng và nỗ lực tôi bỏ vào đó. Tuy nhiên, trong suốt 11 tháng khi tôi dốc toàn bộ sức lực, dù tôi đã vô cùng nỗ lực chăm chỉ nhưng kết quả hoàn toàn vô vọng.

Cuối cùng tôi nhận ra rằng mọi thứ chúng ta có là do Sư phụ ban cho chúng ta. Trong 11 tháng thử thách dài, tôi đã học cách buông bỏ “tự kỷ”, trở nên khiêm tốn trong Pháp, và hơn hết luôn cảm tạ Sư phụ.

Trải nghiệm này cũng khiến tôi hiểu được sự cay đắng của tu luyện từ một góc độ mới.

Trước đây, sau mỗi lần vượt qua khổ nạn, sau khi chịu đựng cơn đau kinh khủng, tôi cảm thấy dễ chịu và hài lòng với mình. Nhưng giờ tôi đã hiểu bởi vì tôi đã có quá nhiều chấp trước người thường và không tu luyện tốt nên tôi phải chịu những thử thách đó.

Sư phụ giảng:

“Tu luyện tự nó không hề khổ, điểm chốt là không buông bỏ được chấp trước người thường. Khi danh-lợi-tình của chư vị cần buông bỏ thì mới cảm thấy khổ.” (Chân tu, Tinh tấn Yếu chỉ)

Vậy nên cay đắng đau khổ mà tôi cảm thấy trong tu luyện bởi vì tôi đã không thể buông bỏ được chấp trước người thường của mình. Chỉ có người thường mới cảm thấy khổ; Thần không như vậy.

Tu luyện tâm biết nghĩ cho người khác

Sau khi trở về từ Pháp Hội New York 2015, tôi hào hứng xem các video giảng chân tướng “Bây giờ và Tương lai – Câu chuyện về Pháp Luân Đại Pháp”. (Tựa đề gốc: “Now and For the Future – The Story of Falun Dafa”) Khi tôi nhìn thấy cảnh diễu hành và mít tinh của đệ tử Đại Pháp ở các nước Châu Âu, tôi đối chiếu với bản thân.

Tôi tham gia vào tất cả các hoạt động đó nhưng không đặt Pháp từ góc độ cứu độ chúng sinh. Tôi không đặt chúng sinh lên hàng đầu và không có tâm vị tha. Do đó, tôi đã không thể hiểu thấu đáo Chính Pháp và sứ mệnh của đệ tử Đại Pháp. Như vậy làm sao một người có thể tu luyện tâm vị tha?

Một lần, tôi dự định vào căn phòng trống ở văn phòng để học Pháp. Khi đi qua phòng nhân viên, tôi thấy một học viên đang lắp ráp đồ. Một ý nghĩ thoáng qua đầu tôi: “Mình có nên qua đó giúp không?” Nhưng tôi quyết định đi luôn vào phòng học Pháp, song tôi không thể tĩnh tâm mặc dù cố gắng hết sức. Tôi nghĩ mình đã rất ích kỷ. Tôi không sẵn sàng cùng giúp đỡ đồng tu bởi vì tôi không muốn bỏ lỡ thời gian học Pháp của mình. Cuối cùng, tôi sang phòng và giúp đỡ đồng tu lắp ráp đồ. Tôi kể với họ về những suy nghĩ đó và họ nói với tôi: “Tại sao cái ‘tự tư’ có thể mạnh tới vậy?”

Tôi nghĩ về điều này trong nhiều ngày nhưng vẫn không thể tìm ra mình sai ở đâu. Khi tôi nhìn lại quá trình tu luyện hơn 11 tháng qua của mình khi tôi không thể ký được một hợp đồng nào, tôi nhận ra đằng sau sự tu luyện tinh tấn vững vàng của mình ẩn chứa một chấp trước truy cầu mạnh mẽ. Tôi muốn vươn lên mạnh mẽ, tôi muốn đạt được điều này điều kia; tôi muốn thúc đẩy dự án theo hướng nào đó. Tất cả đều xuất phát từ “cái tôi”.

Mặc dù dường như tôi đã phó xuất, thực ra tôi chỉ cố gắng đạt được mục đích của mình và những việc tôi làm không phải vì người khác. Thực sự giúp đỡ người khác rất đơn giản và không có mục đích.

Giờ tôi đã hiểu cái gọi là “tu luyện tinh tấn” của tôi vẫn chỉ là xuất phát từ sự ích kỷ. Tôi nhớ lại lời của một đồng tu nói rằng tôi hành xử như một cọng cỏ nhỏ, cặm cụi nỗ lực để mọc cao hơn. Nhưng chỉ có vứt bỏ những chấp trước này và tu luyện trong Pháp, một cọng cỏ nhỏ sẽ vươn cao hơn một cách tự nhiên.

Tiếp nhận chỉ trích

Khi tôi tới Mỹ khoảng một năm rưỡi trước, tôi thường thấy một học viên có khả năng tiếng Anh tốt hướng dẫn các học viên khác cùng đọc “Chuyển Pháp Luân” bản tiếng Anh. Tôi đã nghĩ việc này thật lãng phí thới gian bởi vì họ đọc quá chậm. Để đọc với tốc độ đó một người phải cố gắng rất nhiều. Tôi không thể làm được như thế, nên tôi rất ngưỡng mộ vị đồng tu đó. Tuy nhiên, không có gì là ngẫu nhiên.

Một vài tuần trước đó một đồng tu nhờ tôi giúp cô đọc “Chuyển Pháp Luân” bằng tiếng Anh. Tôi đồng ý không chút do dự. Cô còn nửa đùa nửa thật nói với tôi rằng việc này cũng là để giúp tôi vứt bỏ tâm ích kỷ. Tôi đã hướng nội và phát hiện ra mình không còn tâm oán giận nữa. Trái lại, tôi còn khá vui và cảm thấy giúp đỡ đồng tu là việc tuyệt vời. Nhớ lại tình trạng của tôi một năm trước, tôi đã kinh ngạc và băn khoăn không biết mình đã vứt bỏ chấp trước ‘tự ngã’ từ bao giờ.

Sau đó có nhiều đồng tu tham gia cùng chúng tôi. Một ngày, có đồng tu lần đầu tham gia với nhóm chúng tôi đã rời đi chỉ sau khi học Pháp được một chút. Sau đó tôi có gặp đồng tu và hỏi liệu mình đã làm gì sai không.

Cô nói cô không thể chấp nhận cách chúng tôi học Pháp. Tâm tôi lúc đó bị động một chút. Tuy nhiên, khi suy nghĩ kỹ về những gì cô ấy nói, tôi nhận ra cô ấy có chỗ đúng và đó là lời nhắc nhở cho tôi. Tại sao tôi bị động tâm? Tôi đã hướng nội.

Tôi muốn những nỗ lực của mình được người khác công nhận. Tôi hiểu ra rằng Sư phụ dạy tôi cần giúp đỡ người khác vô điều kiện và vị tha mới là trạng thái người tu luyện Đại Pháp cần đạt được.

Muốn được “đền đáp” cho sự “tinh tấn”

Khi tôi làm việc tại Đài phát thanh Hy vọng, tôi thường nhắc nhở bản thân duy trì tình trạng tu luyện tốt để có được thành công trong công việc.

Mới gần đây chúng tôi gặp một đại lý xe ô tô, từ buổi giới thiệu ban đầu cho tới khi thỏa thuận giá cuối cùng, mới có ba buổi gặp. Các cuộc họp với họ rất thành công. Vì đại lý này thuộc một tập đoàn kinh doanh lớn, hợp đồng quảng cáo của chúng tôi phải được gửi tới trụ sở chính để được duyệt. Họ đã rất quan tâm và đồng ý về giá cả.

Chúng tôi đã gửi hợp đồng đi và tôi liên tục phát chính niệm để hợp đồng được ký thành công.

Khi Tập Cận Bình, lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc tới thăm Seattle vào tháng 9 năm 2015, nhiều học viên từ Bay Area đã tới đó để hỗ trợ các hoạt động nhằm thu hút sự chú ý tới cuộc bức hại Pháp Luân Công ở Trung Quốc. Vì nó là một sự kiện lớn, tôi cho rằng mình nên tham gia và đã quyết định đi.

Chúng tôi nhận được tin từ đại lý xe hơi thời điểm đó, thông báo rằng họ đọc nhầm giá trong hợp đồng, và nghĩ giá chỉ khoảng 1/10 so với giá thỏa thuận ban đầu. Họ nói họ không muốn mua quảng cáo.

Tôi không thể tin vào lý do này. Chúng tôi đã cùng xem lại từng dòng điều khoản trong các cuộc họp và họ còn nói không vấn đề gì khi chúng tôi gửi họ tổng báo giá. Tại sao họ lại đột nhiên đổi ý?
Tôi hướng nội nhưng không thể tìm ra bất kỳ sơ hở nào. Tôi hơi buồn nhưng biết rằng chi có Sư phụ mới có thể quyết định mọi thứ. Tôi rời Seattle vào tối trước hôm hợp đồng lẽ ra được ký và kế hoạch ban đầu tôi sẽ gặp họ vào hôm đó.

Chúng tôi đã cùng học “Chuyển Pháp Luân” sau khi trở về từ Seattle.

Sư phụ giảng:

“Giả thuyết người kia có bệnh ở tim, khi cánh tay này chuyển về phía của tim để chộp, thì cánh tay tại không gian khác sẽ đưa vào. Chỉ trong nháy mắt rất mau lẹ đã chộp vững xong rồi, tay bên ngoài của chư vị chộp bắt xong, hai tay lại hợp nhất lại, nó đã nằm trong tay rồi.” (Chuyển Pháp Luân)

Tôi đã phát chính niệm trước buổi họp. Nó dường như là, tôi sẽ thể hiện tốt trong buổi họp ở không gian này, rồi bàn tay ở không gian khác sẽ đưa vào. Rồi “hai tay hợp nhất lại” và tôi sẽ loại trừ can nhiễu của cựu thế lực. Tôi cảm thấy trường năng lượng mạnh mẽ khi phát chính niệm.

Trên đường tới nhà đại lý xe chiều hôm đó, tôi đã nghĩ mình sẽ sử dụng lợi nhuận của hợp đồng này cho các hoạt động của Đài Phát thanh Hy vọng. Theo cách này, những người của đại lý xe cũng sẽ đóng góp cho Đại Pháp và giúp cho tương lai của họ. Nếu họ có thể hiểu được việc ký hợp đồng này có ý nghĩa thế nào đối với sinh mệnh họ, họ sẽ không bỏ lỡ cơ hội này. Trong tâm tôi có một mong ước: “Tôi sẵn sàng phó xuất mọi thứ để cứu độ chúng sinh.”

Khi tôi tới chỗ đại lý, người phụ trách ở đây từ chối gặp mặt tôi. Điều này khiến tôi rất ngạc nhiên. Nhân viên lễ tân được dặn nói với tôi rằng do con số trong hợp đồng sai nên họ không muốn tiếp tục làm. Thái độ của họ hoàn toàn khác hẳn với những lần trước chúng tôi gặp gỡ.

Dù tôi có nói thế nào, họ cũng không gặp tôi. Tôi rời khỏi đại lý và không biết nghĩ gì. Rồi một câu nói xuất hiện trong tôi: “Chư vị có tin rằng an bài của Sư phụ là tốt nhất không?” Trong tâm tôi trả lời: “Có, tôi tin điều đó. Hôm nay kết quả không tốt. Điều đó bởi vì tôi tu luyện chưa tốt. Có lẽ có lý do mà tôi chưa thể nhìn ra.”

Trên đường tôi lái xe về chỗ làm, tôi nhớ lời giảng của Sư phụ tại “Giảng Pháp tại Pháp Hội New York 2015”.

Sư phụ giảng:

“Nhất là đệ tử Đại Pháp, từng ý từng niệm của chư vị đang quyết định sự tồn tại hay không tồn tại của rất nhiều sinh mệnh, chư vị thực hiện ra sao, làm được tốt việc này, làm không tốt việc kia thì sẽ quyết định tồn tại hay không tồn tại tương lai của họ, chư vị nói xem họ có thể không chú ý chăng?”

Tôi nhận ra tu luyện nghiêm túc đến thế nào. Mặc dù tôi chưa biết mình sai ở đâu, tôi biết rằng trạng thái tu luyện của tôi quyết định sự tồn tại của các sinh mệnh khác. Tôi phải thay đổi suy nghĩ của mình.

Tôi phát nguyện với Sư phụ trong tâm: “Sư phụ, từ hôm nay con sẽ loại bỏ chấp trước không phải chỉ vì sự đề cao bản thân. Con sẽ loại bỏ chúng vì để cứu chúng sinh.”

Tôi cảm thấy bản ngã của mình tan chảy. Tôi hiểu rằng cái tâm hoàn toàn vì người khác không phải cầu mà được mà là kết quả của tu luyện. Khi vứt bỏ cái tình của con người, từ bi xuất hiện. Khi vứt bỏ tự ngã, vô ngã xuất hiện.

Vào những ngày tiếp theo, tôi liên tục nghĩ về việc tại sao hợp đồng với đại lý xe không thành. Sư phụ muốn tôi ngộ gì ở điều này?

Tôi nhớ lại 11 tháng tháng trôi qua không ký được một hợp đồng nào. Trải nghiệm đáng tiếc nhất trong suốt thời gian đó không phải là cái đau về thân thể, cũng không phải việc không có hợp đồng nào, mà là việc tôi không đạt được kết quả gì sau khi nỗ lực hết sức. Tôi chợt nhận ra việc xảy ra với đại lý xe tôi cũng cảm thấy như vậy. Tôi nghĩ rằng mình đã tinh tấn khi phát chính niệm nhưng tôi thực ra mong được sự hồi đáp từ Sư phụ.

Sư phụ giảng :

“’Nhưng tôi biết miễn là tôi tu luyện, Sư phụ chắc chắn sẽ chữa lành cho tôi.’ Trong tâm họ vẫn nghĩ về [bệnh của mình]. Họ đã thay đổi căn bản chưa? Chưa. Những biểu hiện tốt trên bề mặt chỉ là giả. Nếu một người không thể thay đổi căn bản chính mình, anh ta không thể đạt tiêu chuẩn.” (Giảng Pháp tại Pháp hội Singapore năm 1998) (tạm dịch)

Đoạn Pháp này dường như nói đến tôi. Trong suốt thời gian không ký được hợp đồng, tôi liên tục nghĩ miễn là tôi làm việc chăm chỉ Sư phụ sẽ ban cho tôi điều gì đó. Trong giao dịch với đại lý xe, tôi đã cho rằng miễn là tôi duy trì chính niệm mạnh, Sư phụ sẽ cho tôi điều gì đó. Thậm chí với chuyến đi tới Seattle, tôi đã nghĩ miễn tôi đi trên con đường chính, Sư phụ sẽ cho tôi điều gì đó.

Bản ngã của tôi đã không thay đổi – tôi vẫn muốn những điều tôi muốn. Tôi hy sinh chỉ bởi vì tôi muốn nhận lại. Do đó, khi tôi không đạt được điều mình mong muốn, tôi cảm thấy đau khổ.

Tôi nhận ra điều này và muốn thay đổi. Tôi muốn loại bỏ sự tinh tấn giả tạo bề ngoài để hiển lộ tôi thực sự – để trái tim vô ngã xuất hiện.

Tôi tham gia học Pháp nhóm vào một buổi sáng đọc Bài giảng thứ ba trong sách Chuyển Pháp Luân.

Sư phụ giảng:

“Chúng tôi ví dụ thế này: lấy các chủng nghiệp lực trên đường đời từ nay về sau của chư vị mà tập trung lại, [từ đó lấy ra] tiêu trừ đi một phần, [ví như] tiêu trừ một nửa. Nửa còn lại chư vị cũng không qua nổi, [nó] cao hơn núi. Làm sao đây?”.

“Nói là ‘còn lại không đáng mấy’, nhưng nó còn rất lớn, chư vị vẫn không qua được; vậy làm thế nào đây? [Chỗ ấy] sẽ được phân thành vô số rất nhiều các phần, đặt tại các tầng tu luyện của chư vị; lợi dụng chúng để đề cao tâm tính của chư vị, chuyển hoá nghiệp lực của chư vị, tăng công của chư vị.”

Tôi đã đọc những đoạn này rất nhiều lần, nhưng chỉ hôm nay tôi mới nhận ra ngay khi chúng ta bước vào tu luyện Đại Pháp, Sư phụ đã tiêu trừ giúp chúng ta rất nhiều nghiệp lực, phần còn lại được đặt tại các tầng khác nhau để chúng ta đề cao tâm tính. Nếu một học viên không vượt qua khảo nghiệm và đề cao tầng, Sư phụ sẽ phải gánh chịu thêm cho học viên đó. Và học viên càng trượt khỏi tu luyện, Sư phụ càng phải gánh chịu nhiều khổ nạn cho họ.

Nhận ra Sư phụ đã phải gánh chịu tất cả những sai lầm của tôi trước đây, giọng tôi nghẹn ngào khi đọc Pháp. Tôi nhận ra điều này và thấy mỗi câu giảng Pháp trong bài giảng tràn đầy sự từ bi vô hạn. Sáng hôm đó, tôi bắt đầu một ngày với sự biết ơn vô cùng với Sư phụ.

Vài ngày sau, trong buổi học Pháp nhóm, chúng tôi lại đọc đúng những đoạn giảng Pháp đó. Lần này, tôi có một hiểu biết hoàn toàn mới. Sư phụ giảng Ngài tiêu trừ một nửa nghiệp lực của chúng ta và nửa còn lại đặt ở các tầng khác nhau để chúng ta đề cao tâm tính. Tôi tin rằng Sư phụ nói với chúng ta rằng tu luyện của chúng ta được an bài một cách hệ thống trong suốt quá trình tu luyện. Sư phụ luôn nói về chúng ta mà không bao giờ nói về việc làm cách nào Ngài tiêu trừ một nửa nghiệp lực cho chúng ta. Sư phụ không nói cho chúng ta rằng Ngài phải chịu đựng những gì cho các đệ tử của mình tại mỗi tầng và Ngài dốc hết sức để cứu độ tất cả chúng sinh trong vũ trụ. Sư phụ đã cho đệ tử của Ngài hiểu cảnh giới vô ngã hoàn toàn là như thế nào.

Tổng kết

Trong suốt quá trình tu luyện của mình, với nhiều va vấp, tôi dần bắt đầu thấy tu luyện tinh tấn trong quá khứ của tôi do chấp trước mạnh mẽ vào truy cầu và ích kỷ thúc đẩy. Khi tu luyện Đại Pháp, nếu điểm xuất phát của một người là ích kỷ, cho dù họ có cố gắng tới đâu cũng không thể đạt tiêu chuẩn của vũ trụ mới.

Trong tâm tôi tràn ngập lòng biết ơn vô hạn với Sư phụ và một cảm giác hạnh phúc được tu luyện Đại Pháp. Trở thành một sinh mệnh vị tha là điều hạnh phúc nhất trong cuộc đời. Với sự dẫn dắt của Sư phụ, từng bước từng bước, vô ngã cũng là cảnh giới mà các Vương và Chủ của vũ trụ mới trong tương lai phải đạt được trong tu luyện.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2015/10/31/318364.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2015/11/12/153637.html

Đăng ngày 2-12-2015; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share