Bài viết của Đồng Chân

[MINH HUỆ 27-10-2015] Một câu hỏi đã vương vấn trong tâm tôi nhiều năm qua: “Mình vẫn còn một loạt các chấp trước sau nhiều năm tu luyện. Làm sao mình có thể xả tận mọi chấp trước đây? ” Tôi đã ngộ ra nhờ bài giảng gần đây của Sư phụ tại Pháp hội Miền Tây Mỹ Quốc 2015 và đã có được thể ngộ mới về vấn đề này.

Sư phụ đã giảng:

“Vì thuần chính của Đại Pháp, uy nghiêm Đại Pháp, uy đức này, lực lượng này, và triển hiện của phía mặt ‘chính’ trong cứu độ, [nên] những thần kia nhìn thấy rồi chấn kinh, không ai dám khởi tác dụng phụ diện, tuy nhiên chúng đều sẽ lấy hình thức chính diện để xuất hiện, từ trong đó đắc được những gì chúng muốn đắc, thậm chí hình thành trên một diện tích lớn những thứ nào đó, [để] đến làm thế này. Đó chính là cựu thế lực, đó chính là can nhiễu, phá hoại.” (Giảng Pháp tại Pháp hội Miền Tây Mỹ quốc 2015)

Mặc dù cựu thế lực lấy cớ giúp các đệ tử Đại Pháp đề cao trong tu luyện, mục tiêu chính của chúng là đạt được những gì chúng muốn. Đó không phải là ích kỷ sao? Để có thể thoát khỏi các nguyên lý của cựu vũ trụ và những can nhiễu của cựu thế lực, chúng ta phải xả bỏ vị tư và tu luyện bản thân đạt đến vô tư vô ngã.

Cho dù mục đích của chúng ta cao cả đến đâu, thậm chí khi chúng ta cứu độ chúng sinh, nếu xuất phát điểm của chúng ta là ích kỷ, nó sẽ phù hợp với an bài của cựu thế lực, vốn sẽ bị lợi dụng để chống lại chúng ta.

Trong suốt thời gian tôi bị cầm tù chỉ vì tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, có khoảng 30 học viên tại các vùng miền khác nhau cùng bị giam trong một nhà tù. Các học viên đến thăm chúng tôi đã tìm cách mang các bài giảng của Sư phụ cho chúng tôi đọc. Vì hoàn cảnh của tôi khá thoải mái, một học viên bị giam khác có thể lấy tài liệu và cẩn thận phát cho các học viên khác trong nhà tù.

Tuy nhiên, tôi rất lo lính canh có thể tìm thấy tài liệu và tịch thu, vì vậy tôi đề nghị các học viên trả lại tài liệu cho tôi sau khi đọc.

Tôi nghĩ rằng mình đã có trách nhiệm với Đại Pháp. Nhưng khi hướng nội sâu hơn, tôi thấy có một số niệm đầu bất chính. Trước hết, nó sẽ thuận lợi cho việc học Pháp của tôi nếu tôi giữ tất cả các tài liệu. Đây là một ý niệm thực sự ích kỷ.

Thứ hai, tôi đã không đủ niềm tin đối với các học viên khác. Tôi đã lo rằng mình sẽ bị liên lụy nếu các bài kinh văn được tìm thấy trong phòng giam của họ. Tâm sợ hãi của tôi xuất phát từ việc muốn tự bảo vệ bản thân.

Thứ ba, tôi nên phát chính niệm giúp các học viên khác cải thiện môi trường học Pháp của họ, nhưng những lo lắng của tôi lại không giúp được gì cho họ.

Gốc rễ của tất cả những ý niệm này là vị tư. Thiếu sót trong tu luyện của tôi đã dẫn đến việc bị mất một cuốn Chuyển Pháp Luân.

Tôi đã có được một bài học đắt giá.

Sư phụ đã giảng cho chúng ta:

“Tu đến chấp trước không còn dù một lậu thì mới có thể viên mãn chứ!.” (“Tu luyện không phải là chính trị”, Tinh tấn yếu chỉ)

Tu luyện là nghiêm túc phi thường. Chúng ta phải hướng nội thật sâu để tìm ra các chấp trước bị ẩn dấu của mình. Lấy ví dụ về đệ đơn kiện Giang Trạch Dân, Cựu Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), về việc chỉ đạo bức hại Pháp Luân Công. Số lượng học viên đã nộp đơn kiện là khoảng 190.000 người. Mặc dù Sư phụ giảng rằng các học viên chưa bị lộ danh tính với chính quyền không nên để lộ danh tính của mình, chúng ta phải tự hỏi liệu chúng ta có đang sử dụng lời của Sư phụ để che giấu chấp trước của mình chăng. Có phải tâm sợ ĐCSTQ vẫn ẩn giấu trong tâm chúng ta chăng?

Sư phụ đã nghiêm khắc hơn tại Pháp hội gần đây hơn bất kỳ Pháp hội nào. Không còn nhiều thời gian dành cho chúng ta. Chúng ta phải nắm lấy thời gian để buông bỏ bất kỳ chấp trước ẩn dấu nào mà đạt đến cảnh giới vô tư vô ngã.

Hỡi các đồng tu, hãy khích lệ lẫn nhau bằng lời giảng của Sư phụ:

“Tôi còn muốn bảo chư vị, bản tính thực chất từ trước của chư vị được kiến lập trên cơ sở vị ngã vị tư, từ nay trở đi chư vị làm các việc thì trước hết phải nghĩ đến người khác, tu thành bậc Chính Giác vô tư vô ngã, tiên tha hậu ngã, thế nên từ nay trở đi chư vị làm gì nói gì đều phải vì người khác, và nghĩ đến cả vì người đời sau nữa! Hãy nghĩ cho Đại Pháp vĩnh thế bất biến.” (“Phật tính vô lậu”, Tinh tấn yếu chỉ)

Trên đây là nhận thức hữu hạn của tôi. Xin vui lòng chỉ ra những điều không phù hợp.


Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2015/10/31/153462.html

Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2015/10/27/318183.html

Đăng ngày 27-11-2015; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share