Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc

[MINH HUỆ 11-05-2015] Tôi là giáo viên của một trường trung học phổ thông với hơn 20 năm kinh nghiệm giảng dạy. Ngày nay ở Trung Quốc, có rất nhiều mâu thuẫn giữa giáo viên và học sinh ở những trường tiểu học và trường trung học cơ sở. Mối quan hệ giáo viên – học sinh hết sức căng thẳng. Các học sinh ngày càng thu mình lại và tiếp thu kiến thức một cách thụ động còn các giáo viên phải dùng đến các hình thức khiển trách và trừng phạt hà khắc để duy trì kỷ luật.

Đó là một vòng luẩn quẩn mà dường như không ai có thể tìm thấy lối thoát.

Tôi cũng bị vướng vào trong đó và cảm thấy rất mệt mỏi và bất lực.

Một lần, tôi đã đánh một học sinh khiến học sinh ấy khóc rất thương tâm. Lúc đó tim tôi cũng khóc.

Tôi nhiều lần tự hỏi: “Quan hệ giáo viên – học sinh có nên như thế này không? Đối với một giáo viên, đó là một hành động vô lương tâm. Giải pháp cho vấn đề này là gì? Chắc chắn phải có một cách tốt hơn…”

Trong tâm trạng dằn vặt, tôi bắt đầu tìm kiếm đáp án cho câu hỏi trên và trong khoảng thời gian đó, tôi đã may mắn gặp cơ duyên tu luyện Pháp Luân Đại Pháp.

“Chỉ trong sáu tháng mà thầy đã dạy cho con của chúng tôi rất nhiều điều”

Sư phụ giảng:

“Là người luyện công chúng ta sẽ đột nhiên gặp mâu thuẫn. Xử lý thế nào? Bình thường chư vị luôn luôn bảo trì trái tim từ bi, [bảo trì] tâm thái hoà ái; [khi] gặp vấn đề thì sẽ xử lý được tốt, bởi vì nó có một khoảng hoà hoãn. Chư vị luôn từ bi, lấy Thiện đãi người, làm việc gì đều luôn luôn cân nhắc đến người khác, mỗi khi gặp vấn đề thì trước hết nghĩ rằng: ‘Việc này đối với người khác có thể chịu được không, đối với người khác có phương hại gì không’; như vậy sẽ không xuất hiện vấn đề gì. Do đó chư vị luyện công cần theo tiêu chuẩn cao, tiêu chuẩn cao hơn nữa mà yêu cầu bản thân.” (Chuyển Pháp Luân)

Những lời dạy của Sư phụ cuối cùng đã tháo gỡ khúc mắc trong tôi, ban cho tôi trí huệ, và chỉ cho tôi con đường để đi.

Trước đây, tôi dạy các học sinh để các em có thể vượt qua các kỳ thi; tôi dạy học với mục đích duy trì danh tiếng tốt đẹp của mình mỗi khi các học sinh của tôi đạt được điểm số cao.

Sau khi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, tôi đã điều chỉnh mục tiêu của mình: tôi muốn các học sinh của mình trở thành những người khỏe mạnh cả về thể chất lẫn tinh thần.

Đầu tiên, tôi dùng những nguyên lý của Pháp Luân Đại Pháp là Chân – Thiện – Nhẫn làm nền tảng trong công việc dạy học và trong cuộc sống của tôi. Tôi muốn các học sinh của tôi hiểu rõ những nguyên lý này, vì vậy tôi cần chia sẻ với các em.

Tôi thiết lập lại các quy tắc trong lớp học tôi phụ trách rồi in chúng ra thật lớn và treo lên tường:

“Thành thật là phẩm chất của chúng ta; Thiện lương là bản tính của chúng ta; Khoan dung là điều chúng ta luôn gìn giữ trong tâm.“

Sau đó tôi thay đổi nội dung của các buổi họp lớp hàng tuần. Thay vì trách mắng và chỉ trích các em học sinh, tôi dành thời gian đó để củng cố các quy tắc lớp học bằng cách kể những câu chuyện và ví dụ có liên quan.

Sư phụ giảng:

“Để có trách nhiệm với nhân loại nhất định phải giáo dục con cái, nói cho chúng biết thế nào là tốt, thế nào là không tốt, chúng đều sẽ mang vào trong đầu. Cũng giống như một cái túi, trong cái túi này mang một chút vàng, vậy thì người ta sẽ nói với chư vị đây là vàng; trong túi của chư vị mà mang một vài cục đất, vậy thì người ta sẽ nói đây là đất. Cho nên con người chính là như vậy.” (Giảng Pháp tại Pháp hội Châu Âu) (Tạm dịch)

Quả nhiên nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn đã có tác động to lớn đến các học sinh của tôi, điều này được phản ánh trong các bài viết và nhật ký hàng ngày của các em. Những nguyên tắc này đã trở thành tiêu chuẩn mà các em sử dụng để đánh giá sự việc.

Khi xảy ra mâu thuẫn, các em học sinh không còn tìm cách bào chữa và tìm những lý do để biện minh cho mình hay đổ lỗi cho người khác như trước đây các em vẫn làm, thay vào đó các em đã tự nhìn lại bản thân, thừa nhận những lỗi lầm của mình, xin lỗi, và cố gắng để trở nên tốt hơn.

Những học sinh của tôi cũng trở nên lý trí hơn rất nhiều. Các đồng nghiệp của tôi thường hỏi tại sao tôi luôn thư thái như vậy. Một vài phụ huynh thậm chí còn nói với tôi: “Thưa thầy, chỉ trong sáu tháng mà thầy đã dạy cho con của chúng tôi nhiều điều hơn cả những gì chúng học được trong sáu năm.”

Uy lực của Pháp Luân Đại Pháp

Có một học sinh rất quậy phá, thường hay gây gổ đánh nhau, và thiếu tôn trọng người khác. Em thường xuyên trốn học và không bao giờ nộp bài tập về nhà. Cậu khiến cho tất cả giáo viên phải đau đầu.

Sư phụ giảng:

“Tôi không chỉ là dạy chư vị Đại Pháp, tác phong của tôi cũng là để lưu lại cho chư vị, ngữ khí, thiện tâm trong công tác, thêm vào đó là đạo lý có thể cải biến nhân tâm, chứ mệnh lệnh vĩnh viễn không thể! Trong tâm người ta không phục mà chỉ là phục tùng ở bề ngoài, như vậy khi nhìn không thấy thì vẫn hành sự theo ý nguyện của chính mình.” (Thanh tỉnh, Tinh Tấn Yếu Chỉ)

Tôi nhớ những lời dạy của Sư phụ và thường suy nghĩ về những lời dạy đó. Tôi bắt đầu từ bỏ tất cả những thành kiến đối với học sinh này. Tôi cố gắng nhìn nhận sự việc dưới góc độ của cậu bé. Tôi đã đến thăm nhà của em.

Tôi biết được rằng cha mẹ của em đã ly dị. Cha của em thì thất nghiệp. Em đang sống cùng ông bà của mình. Cuộc sống của họ khá khó khăn.

Tôi đã tâm sự với em. Tôi chiểu theo nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn của Pháp Luân Đại Pháp và đối xử với em một cách chân thành và cảm thông thay vì phán xét.

Tôi cũng nói chuyện với em như thế nào để làm một người tốt và làm những điều đúng đắn trong cuộc sống.

Em lắng nghe và khóc nức nở trước mặt tôi. Kể từ đó, thái độ của em đã thay đổi rất nhiều.

Tôi đã tự mình trải nghiệm và chứng kiến uy lực của Pháp Luân Đại Pháp.

Một buổi họp phụ huynh hiệu quả hơn

Ở Trung Quốc, buổi họp phụ huynh đã trở thành điều khiến cả phụ huynh và học sinh đều lo sợ.

Trong buổi họp này, các giáo viên sẽ liệt kê một bản danh sách dài những thiếu sót của mỗi học sinh, cùng với những lời phê phán và chỉ trích. Đối với mỗi phụ huynh học sinh, họ như đang ngồi trên đống lửa, lo lắng chờ đợi trái bom rơi xuống đầu mình, và hoàn toàn ý thức được rằng họ sẽ bị mất mặt đến mức không có chỗ để trốn.

Sau khi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, tôi quyết tâm thay đổi việc làm vô nghĩa và không có tính xây dựng này.

Trong suốt học kỳ, tôi ghi lại từng tiến bộ và cải thiện của mỗi học sinh. Trong buổi họp, tôi chia sẻ những điều ấy với các phụ huynh.

Đối với những vấn đề cụ thể, tôi sẽ dành ra một khoảng thời gian để trao đổi riêng với các phụ huynh.

Tôi cũng nhân mọi cơ hội để chia sẻ với các phụ huynh những điều tôi đã học được từ môn tu luyện Pháp Luân Đại Pháp về việc làm thế nào để sống một cuộc sống ý nghĩa hơn.

Các phụ huynh hoàn toàn tán thành và ủng hộ những nỗ lực của tôi. Thậm chí ở mỗi cuộc học phụ huynh, trước khi tôi bắt đầu nói, các phụ huynh sẽ chào đón tôi bằng một tràng pháo tay nồng nhiệt.

“Xin quay trở lại làm thầy giáo của chúng con”

Có một lần, vì cuộc đàn áp đối với Pháp Luân Đại Pháp của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) mà tôi đã bị tước mất vị trí giáo viên của mình.

Mặc dù vậy, mỗi khi một giáo viên bị bệnh hay vắng mặt vì một lý do nào đó, nhà trường sẽ luôn để tôi dạy thay. Tôi tận tâm làm nhiệm vụ của mình và luôn sẵn sàng chấp nhận bất kỳ sự phân công nào.

Trong hầu hết các lớp học mà tôi dạy thay giáo viên khác, các học sinh đều nói với tôi rằng: “Thầy ơi, thầy sẽ lại quay trở lại dạy chúng con chứ?” hay “Xin thầy hãy làm giáo viên của lớp chúng con!”

Mỗi khi tôi được phân công dạy thay, ngay khi tôi bước vào lớp học, tôi đều nhận được tràng pháo tay nồng nhiệt từ các học sinh.

Tôi hiểu rằng, đằng sau tràng vỗ tay đó là một thông điệp to và rõ ràng: Xã hội cần có Chân – Thiện – Nhẫn, vì sâu bên trong mỗi người đều đang mong chờ điều đó. Khi tôi chiểu theo nguyên lý này trong từng lời nói và hành động của mình, những học sinh của tôi sẽ thể hiện ra sự tích cực trong học tập.

Khi một vài học sinh không làm tốt một bài kiểm tra nào đó, chúng sẽ tự nguyện ở lại sau giờ học để học thêm, trước đây điều này chưa bao giờ xảy ra.

Có một học sinh chưa bao giờ bỏ tiết học của tôi. Các học sinh khác nói với tôi rằng tiết học của tôi là tiết học duy nhất mà em ấy tham dự. Em cũng vượt qua bài thi cuối năm của tất cả các môn mà tôi dạy em.

Giáo viên chủ nhiệm của em nói với tôi: “Thầy có thể dạy được học sinh này và em ấy đã vượt qua được tất cả các môn của thầy ư? Thật không thể tin được!”

Trên thực tế, tôi biết đó không phải là tài năng của mình, mà vì tôi đã chiểu theo những lời dạy của Pháp Luân Đại Pháp trong cuộc sống. Lòng từ bi của tôi đã khiến em học sinh đó cảm động.

“Những em học sinh của thầy thật ra rất dễ thương”

Tôi quay trở lại trường học vào năm 2003 sau một thời gian bị bức hại trong trại lao động cưỡng bức, lúc đó các học sinh của tôi đều đã tốt nghiệp.

Một vài đồng nghiệp kể với tôi rằng, khi tôi vắng mặt, các học sinh không những không lắng nghe những giáo viên khác, mà chúng còn không nghe lời hiệu trưởng. Một lần nọ khi hiệu trưởng bảo chúng chạy, một học sinh nam đã nằm xuống đất và không chịu đứng dậy. Chuyện này đã khiến hiệu trưởng rất tức giận.

Khi các học sinh cũ của tôi biết tin tôi đã trở lại, các em đã đến trường để gặp tôi. Cậu học sinh từng nằm ra đất và nhất quyết không đứng dậy trước đây nay đã trở thành một thanh niên cao lớn. Cậu đã bỏ ra 100 tệ để mua tặng tôi một bó hoa loa kèn lớn.

Tôi nói với cậu: “Em không nên mua những bông hoa đắt tiền như vậy.”

Cậu trả lời rằng: “Thưa thầy, em nên mua ạ.”

Chúng tôi đã trò chuyện khá lâu về những tư tưởng và thái độ của cậu đối với cuộc sống. Tôi nhận thấy rằng cậu rất điềm tĩnh và lý trí.

Cậu ấy đã tự trang bị cho mình nhiều kỹ năng khác nhau và cũng đã đạt được một số thành công và sự công nhận. Cậu tự mở công ty riêng và công ty của cậu đang phát triển rất tốt. Một số bạn học của cậu trở thành nhân viên làm việc trong công ty của cậu và mỗi người nhận được 3.000 nhân dân tệ tiền lương mỗi tháng.

Khi tôi hỏi tại sao cậu lại nằm ra đất mà không chạy, cậu nói với tôi rằng: “Thưa thầy, chúng em không phải muốn chống đối các giáo viên hay bất kính với hiệu trưởng. Chúng em chỉ muốn nói với họ rằng chúng em sẽ không chấp nhận cách tiếp cận giáo dục của họ.”

Tôi không nói gì, nhưng tôi hiểu suy nghĩ đó của cậu bắt nguồn từ đâu. Cậu và các học sinh khác vừa hữu ý vừa vô ý đã dùng Chân – Thiện – Nhẫn làm tiêu chuẩn để đo lường sự việc xung quanh.

Sau đó tôi trò chuyện với hiệu trưởng, những lời đầu tiên ông nói với tôi là: “Các học sinh của thầy thật ra rất dễ thương.”

Tôi tin rằng hiệu trưởng cũng hiểu được khởi nguồn của những suy nghĩ của các em.

Giờ đây khi nhìn lại tất cả mọi việc, tôi hiểu rằng, nếu tôi không tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, tôi sẽ không thể thay đổi phương pháp giáo dục để đem lại lợi ích cho các học sinh của mình.

“Sau này thầy có thể dạy cho con của tôi”

Trước khi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, tôi luôn cảm thấy việc dạy học thật phiền hà và rắc rối vì với tôi, chuẩn bị bài giảng là một công việc nhàm chán. Để soạn một bài giảng, tôi phải tra cứu rất nhiều tài liệu tham khảo, rồi viết ra giấy bố cục của bài giảng đó cùng với trình tự các bước khi dạy học.

Mỗi ngày tôi đều phải dành thời gian soạn bài, giảng bài, sửa bài tập về nhà, và giải quyết các vấn đề của các học sinh.

Do phải làm rất nhiều việc nên tôi thường cảm thấy mệt mỏi và cáu gắt, vì vậy tôi thường la mắng và phạt các học sinh, đôi khi tôi còn dùng đến vũ lực.

Sau khi đắc Đại Pháp, uy lực siêu thường của Đại Pháp đã ban cho tôi trí huệ. Việc chuẩn bị bài giảng trở nên dễ dàng, vì tôi có thể nắm bắt được nhanh chóng và tường tận trọng tâm của mỗi bài giảng và truyền thụ chúng cho các học sinh.

Tôi khuyến khích các học sinh của mình đặt câu hỏi và làm việc cùng nhau để tìm ra lời giải. Nhờ vậy mà việc dạy học trở nên dễ dàng và việc học cũng thú vị hơn rất nhiều. Các em bắt đầu suy nghĩ về các vấn đề và phát triển những kỹ năng phân tích.

Những học sinh của tôi đã không còn học một cách máy móc nữa.

Vào năm 2002, tôi bị người của Đội An ninh Nội địa bắt. Vì muốn quy kết tội danh cho tôi, họ đã đến trường của tôi để thực hiện một cuộc điều tra, với hy vọng tìm được “bằng chứng” từ các học sinh, đồng nghiệp, lãnh đạo nhà trường, và phụ huynh học sinh.

Trong quá trình điều tra, cảnh sát thừa nhận rằng tất cả các báo cáo thu thập được từ trường của tôi đều là tích cực.

Tôi nói với cảnh sát rằng tất cả học viên Pháp Luân Đại Pháp chiểu theo nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn đều là những người tốt.

Sau đó Đội trưởng Đội An ninh Nội địa nói với tôi rằng: “Sau này, thầy có thể dạy cho con của tôi.”

Phần biết của mỗi người chính là phía mặt tốt của họ. Sư phụ đã giảng:

“Ai cũng có Phật tính…” (Chuyển Pháp Luân)

Phần lớn cảnh sát là những người kém may mắn khi bị chính quyền ĐCSTQ tẩy não và lợi dụng để họ tham gia vào cuộc bức hại các học viên Pháp Luân Đại Pháp. Phần biết của họ cũng đang mong chờ Chân – Thiện – Nhẫn.

“Tôi đã không nghĩ thầy sẽ chấp nhận sự phân công như vậy”

Khi tôi ngộ ra một nguyên lý trong Đại Pháp là “bất thất giả bất đắc, đắc tựu đắc thất” (Chuyển Pháp Luân), tôi đã học được cách xem nhẹ danh và lợi. Tôi đã không còn tranh đấu vì các danh hiệu chuyên môn trong công việc.

Sau khi tôi được thả ra khỏi trại lao động cưỡng bức vào năm 2003 và trở lại trường học, Phòng 610 thành phố (cơ quan ngoài vòng pháp luật được ĐCSTQ thành lập với nhiệm vụ bức hại Pháp Luân Đại Pháp) và Ủy ban Chính trị và Pháp luật đã chỉ thị cho Sở Giáo dục và nhà trường không cho phép tôi dạy học. Tôi bị giáng cấp từ “giáo viên hạng nhất” xuống thành “nhân viên.”

Hiệu phó nói với tôi: “Không cho phép thầy được dạy học sinh thật sự là một sự lãng phí đối với giáo dục.”

Sau đó, khi nhà trường cần các giáo viên dạy thay, ban giám hiệu nhà trường đề nghị tôi đảm nhận công việc đó mà không báo với người quản lý của họ. Tôi vui vẻ nhận lời.

Từ đó tôi thường làm công việc của một giáo viên nhưng hưởng lương của một nhân viên.

Mặc dù như vậy, tôi không hề cảm thấy bất công hay oán hận gì cả.

Hiệu trưởng nói với tôi: “Tôi đã không nghĩ rằng thầy sẽ chấp nhận một sự phân công như vậy.”

Thay đổi tâm tính và có một cuộc đời mới

Tôi tin rằng Chân – Thiện – Nhẫn có thể hóa giải tất cả những hiểu lầm và bất công.

Trong suốt những năm qua, các phụ huynh đã nhiều lần tặng quà cho tôi. Sau khi con của họ tốt nghiệp, một vài phụ huynh thậm chí còn gửi tặng tôi một chiếc nhẫn bằng vàng để bày tỏ lòng biết ơn của họ.

Đặc biệt là trong dịp Tết Nguyên đán, tôi đã nhận được những món quà trị giá từ vài trăm đến vài nghìn nhân dân tệ, trong số đó có trái cây, đủ loại thức ăn, quần áo,và các loại quà tặng khác.

Tôi đã gửi trả lại tất cả. Với những thứ tôi không thể trả lại, tôi sẽ chuyển thành tiền mặt hay các món quà khác để tặng lại cho những phụ huynh đó.

Nhờ tu luyện Chân – Thiện – Nhẫn, tâm tính của tôi đã thay đổi và tôi đã sống một cuộc sống mới.

Bây giờ tôi sống bằng lòng chân thành thay vì đạo đức giả, lòng tốt bụng thay vì ích kỷ, khoan dung thay vì hẹp hòi, bình yên thay vì lo âu.

Tôi đã được hưởng lợi rất nhiều từ việc tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, ngay cả dùng hết ngôn từ cũng không thể nào bày tỏ hết lòng biết ơn của tôi đối với Sư phụ và Đại Pháp!


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2015/5/11/308529.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2015/5/16/150575.html

Đăng ngày 20-07-2015; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share