Bài viết của Ngọc Thành, đệ tử Đại Pháp tại Tứ Xuyên

[MINH HUỆ 28-04-2015] Tôi từng hai lần tới Bắc Kinh làm việc. Lần đầu tiên là vào tháng 07 năm 2003, tôi ứng tuyển tới Bắc Kinh làm việc chừng một năm, đa số thời gian tôi làm hạng mục tại Vân Nam, thời gian tại Bắc Kinh khá ngắn, không được tiếp xúc với đồng tu, tôi cũng không biết tới hình thế Chính Pháp. Mùa hè năm 2004, tôi về quê công tác, vừa hay gặp được đồng tu, nhận được phần mềm đột phá mạng và lên trang Minh Huệ, tôi mới hiểu được cuộc bức hại tàn khốc của tà ác, mới minh bạch được sứ mệnh giảng chân tướng, cứu độ chúng sinh của đệ tử Đại Pháp. Tôi rất hối hận vì suốt một năm làm việc tại Bắc Kinh đã bỏ lỡ cơ hội chứng thực Đại Pháp.

Năm 2006, đơn vị cũ lại mời tôi về Bắc Kinh làm việc, tôi ngộ rằng Sư phụ từ bi cho tôi một cơ hội bù đắp lại những thiếu sót của mình. Do đó tôi từ biệt gia đình quay về Bắc Kinh, tôi làm ở đó gần tám năm. Một ngày đầu tháng 04 năm 2013, sau khi phát đĩa Thần Vận ở tầng dưới một nhà ăn, đột nhiên trong đầu tôi khởi lên một niệm: Mình đã rời xa quê hương chừng 10 năm, còn rất nhiều họ hàng, bạn học và bạn bè mình vẫn chưa giảng chân tướng cho họ, mình nên trở về cứu độ họ. Sau này nghĩ lại, tôi tự hỏi niệm này của mình là tâm chấp trước vào tình thân chưa bỏ, hay xuất phát từ nhu cầu cứu độ chúng sinh? Thông qua việc học Pháp, tôi nhận thức một cách thanh tỉnh rằng mình cần phải về quê cứu độ nhiều hơn những người có duyên với mình. Rất nhanh Sư tôn lại an bài cơ hội cho tôi, tôi về quê làm việc, biểu hiện trong người thường là một bạn học phổ thông mời tôi về hỗ trợ quản lý công ty. Trong vòng một tuần, tôi làm xong thủ tục một cách thuận lợi, cuối tháng 04 năm 2013, tôi trở về quê công tác, cụ thể là đảm nhiệm chức phó tổng giám đốc công ty trực thuộc do tập đoàn đầu tư và kiêm nhiệm chức quản lý nhà xưởng.

Môi trường làm việc của tôi khá phức tạp, hơn một năm qua, tôi phải đối mặt với rất nhiều thử thách, rất nhiều biến động, rất nhiều nguy hiểm, tôi viết ra những tâm đắc thể hội này để sau này bản thân có thể đề cao.

Đào sâu tâm danh lợi được chôn giấu, cân bằng mối quan hệ giữa công việc và tu luyện

Đầu tháng 03 năm 2014, chủ tịch hội đồng quản trị của công ty điều tôi từ xưởng trực thuộc tập đoàn về tổng tập đoàn kiêm nhiệm thêm chức vụ, vốn dĩ tôi chỉ kiêm quản lý trung tâm hành chính nhân lực, nhưng rất nhanh ông lại bổ nhiệm tôi làm trợ lý tổng giám đốc. Cuối tháng 03, chủ tịch lại thăng chức cho tôi kiêm nhiệm chức tổng giám đốc của công ty bảo lãnh trực thuộc (Khi chuẩn bị nhận lệnh, tôi đã khiêm nhường, tránh né mà cố ý sửa thành “tổng quản đại diện”), sau này tôi còn kiêm nhiệm chức phó tổng quản của tập đoàn (tôi đã từ chối khéo).

Thời gian đó, quyết định mọi chuyện lớn chuyện nhỏ trong công ty đều nằm trong tay tôi, lương của tôi cũng tăng, tôi còn có thêm một chiếc xe hào nhoáng đi làm hàng ngày, các bạn đồng nghiệp đều ngưỡng mộ tôi “phất nhanh”. Nhưng hàng ngày tôi lại bù đầu với những việc vặt, trong danh lợi và những chuyện vụn vặt vô số của người thường, ba việc mà đệ tử Đại Pháp nên làm tôi đều không làm tốt, hàng ngày tôi tăng ca vài tiếng đồng hồ, nhưng thời gian học Pháp lại chưa tới một giờ, tôi thường về nhà ngả mình xuống ghế sô pha là ngủ say sưa.

Tôi ý thức được trạng thái đó không bình thường nên rất lo lắng, vừa muốn từ chức tại tập đoàn, vừa cảm thấy giữ chức vụ cấp cao là “huy hoàng mà chỉ có đệ tử Đại Pháp mới xứng đáng triển hiện”. Sư phụ giảng: “Ai cũng có công tác nào đó, hơn nữa cũng cần làm công tác cho tốt. ” (Chuyển Pháp Luân) Nhờ học Pháp và suy ngẫm tôi ý thức được rằng chấp trước vào danh lợi của mình tại tầng sâu vẫn chưa hề buông bỏ. Đồng thời, đảm đương vài chức vụ quan trọng sẽ không thể làm tốt công việc, ngược lại còn can nhiễu tới ba việc mà đệ tử Đại Pháp nên làm tốt. Sư tôn đã phó xuất quá nhiều để kéo dài thời gian, thời gian đó là để cho đệ tử Đại Pháp tu luyện và cứu độ chúng sinh, năng lực của tôi là do Đại Pháp ban cho, nếu tôi rời xa yêu cầu của Đại Pháp, dùng thời gian vào việc “thân kiêm vài chức” nơi công ty người thường, cũng chỉ là lao động một cách vô ích, như vậy quả thực “không đáng”, chính là cựu thế lực lợi dụng dùi vào sơ hở của tôi.

Trong “Tinh tấn yếu chỉ” Sư tôn giảng:

“Toàn thể thời kỳ lịch sử giai đoạn này đều là lưu lại cho các đệ tử Đại Pháp, để đệ tử Đại Pháp chứng thực Pháp, nói cách khác, vũ đài của nhân loại là để cho các đệ tử Đại Pháp.” (Tinh tấn hơn nữa).

Tôi ngộ ra rằng đệ tử Đại Pháp cần phải tận dụng triệt để môi trường làm việc để cứu độ chúng sinh, chứ không phải bị động sa lầy vào những việc vặt phát sinh trong công tác người thường. Tôi tranh thủ mọi cơ hội làm việc tại tập đoàn để giảng chân tướng cho đồng nghiệp. Tôi tặng đĩa Thần Vận cho cán bộ quản lý và những người hữu duyên, gồm cả trưởng ngân hàng tới đòi nợ; tôi công khai thân phận đệ tử Đại Pháp của mình một cách trí huệ; tôi dùng iPad triển hiện chân tướng Đại Pháp hồng truyền thế giới cho các bạn đồng nghiệp; giúp đồng nghiệp quanh mình thoái xuất khỏi tổ chức tà đảng, bù đắp lại sự nuối tiếc khi tôi công tác ngoài địa phương không có cơ hội giảng chân tướng cho đồng nghiệp.

Dùng tiêu chuẩn Đại Pháp áp dụng trong công tác người thường

Trong quá trình làm việc, tôi từng bước phát hiện công tác quản lý nghiệp vụ bảo lãnh của công ty rất hỗn loạn, có không ít trường hợp do quy trình làm sai quy định, mang tới cho ngân hàng rất nhiều nguy hiểm. Tôi từng cho rằng nếu công ty nào đó “quỵt nợ” khiến ngân hàng của tà đảng sụp đổ, đẩy nhanh sự sụp đổ của chính quyền tà đảng có khi lại là làm việc tốt. Nhưng rơi vào công việc cụ thể của bản thân mình, nếu tôi ký những giấy tờ không có thực, điều đó sẽ đi ngược lại nguyên lý “Chân – Thiện – Nhẫn”. Đặc biệt là những giấy tờ một vài hạng mục không chân thực, trong thời gian ngắn rất khó đoán định. Nên việc ký giấy tờ đã trở thành nan đề trong công việc của tôi thời gian đó.

Thông qua việc không ngừng học Pháp và lĩnh ngộ, tôi ngộ ra rằng là đệ tử Đại Pháp, chỉ có thể dùng phương thức chính để quy chính lại hoàn cảnh bất chính, nếu dùng phương thức sai trái thì dù bản thân việc đó có chính xác hay không cũng đều không dựa trên Pháp. Tôi tiếp tục làm thanh tịnh tư tưởng của mình: không thể dùng những cách vi phạm tiêu chuẩn của Đại Pháp để làm những việc mình “cho rằng chính xác”, có lẽ đây là điều then chốt để tôi bước đi cho chính.

Sau đó tôi đưa ra nguyên tắc rằng, tất cả những giấy tờ do tôi đích thân ký đều phải đảm bảo được được thẩm duyệt chính xác theo trình tự, những giấy tờ không chân thực tôi hết thảy đều không ký. Sau này điều đó cũng chứng minh được những quyết sách mà tôi làm theo tiêu chuẩn của Đại Pháp đã tránh được rất nhiều những nguy cơ không cần thiết.

Duy hộ danh tiếng của Đại Pháp, quyết đoán tiêu trừ nguy cơ tiềm ẩn

Cùng với việc tìm hiểu công ty bảo lãnh sở tại, tôi phát hiện công ty tôi trước kia có thể đã liên can tới rất nhiều những quy trình phạm pháp, rất nguy hiểm. Tháng 06 năm 2014, cuộc khủng hoảng tín dụng quốc nội và khủng hoảng kinh tế bùng phát, tôi ý thức được rằng là “chủ quản” mới đương nhiệm của công ty tôi sẽ phải đối mặt với rất nhiều vấn đề, thậm chí còn có nguy cơ vướng vào pháp luật.

Với tư cách một cá nhân, tôi không hề sợ sẽ gặp phải mâu thuẫn và khó khăn trong công việc, do tôi kiên định niềm tin rằng con đường mà đệ tử Đại Pháp bước đi là do Sư tôn an bài, mọi chuyện xảy ra đều vì sự đề cao của bản thân. Nhưng nghiệp vụ trước kia của công ty nếu liên can tới hành vi lừa gạt, thì bản thân là người quản lý nếu tôi trở thành tiêu điểm tin tức, điều này chắc chắn sẽ gây nên tổn thất cho danh tiếng của Đại Pháp. Nhưng nếu lâm trận lại thoái lui chẳng phải tôi sẽ khiến đồng nghiệp xem thường, cho rằng chức vị này chỉ là hữu danh vô thực, tôi cũng đắn đo đôi chút.

Thông qua học Pháp và suy ngẫm, tôi ngộ ra rằng bất cứ sách lược nào cũng đều phải nghiêm khắc tuân theo yêu cầu của Đại Pháp: phải suy xét xem sách lược này có lợi cho việc cứu độ thêm nhiều chúng sinh không? Có thể thể hiện được phong thái của đệ tử Đại Pháp hay không? Có lợi cho việc chứng thực Đại Pháp hay không?

Môi trường làm việc trong người thường là nơi tu luyện của đệ tử Đại Pháp, quyết không phải nơi tạo thành tổn thất cho danh tiếng Đại Pháp. Tôi đưa đơn xin từ chức tổng giám đốc đại diện cho chủ tịch. Chủ tịch không những không phê duyệt báo cáo từ chức của tôi, mà còn chuẩn bị bổ nhiệm tôi nhận chức toàn quyền quản lý, tôi ý thức được rằng mình dường như phải đối mặt với cái bẫy trách nhiệm công việc được bài trí rất tinh vi, nên tôi vứt bỏ thể diện, kiên quyết từ chối ngay lúc đó.

Xuất phát từ góc độ bảo vệ danh tiếng Đại Pháp, tôi dứt khoát triệu tập cuộc họp ban lãnh đạo công ty, nêu ra một cách rõ rằng rằng tôi sẽ không tiếp tục đảm nhận chức vụ đại diện cho chủ tịch và đã sắp xếp xong phần công việc sau này, tôi sẽ không ký bất kỳ giấy tờ nào nữa. Đồng thời tôi cũng nói rõ cho mọi người biết nguyên nhân tôi làm như vậy, là đệ tử Pháp Luân Đại Pháp, tôi tuyệt đối không thể làm tổn hại tới danh tiếng Đại Pháp mà biết bao đệ tử Đại Pháp đã dùng cả sinh mệnh của mình để duy hộ. Đồng nghiệp đều rất thấu hiểu tôi, cho rằng tôi “sáng suốt”. Tôi cũng không oán hận chủ tịch mà giảng chân tướng Đại Pháp cho ông, hy vọng ông có thể nhớ “Pháp Luân Đại Pháp hảo” khi gặp nguy nan. Vào tháng 07, những khoản nợ tiền của nhân dân bị che giấu đã bị phanh phui, hơn nữa con số lớn tới mức khiến người ta phải thất kinh. Trước tiên công ty bị chủ nợ và những công ty cho vay tiền nhỏ bao vây, sau đó lần lượt bị điều tra hình sự, chủ tịch bị đưa đi…

Tôi không gặp chút ảnh hưởng gì trong lần nguy hiểm này mà vẫn tiếp tục phụ trách quản lý xưởng trực thuộc. Mọi người xung quanh thấy tôi “tính toán rất chuẩn”, trong hoàn cảnh phức tạp như vậy mà không bị liên lụy, vào thời khắc then chốt tôi đã kịp “phanh lại”. Tôi biết rằng do tư tưởng và hành vi của tôi phù hợp với yêu cầu của Đại Pháp, tôi mới có thể tránh được can nhiễu không cần thiết. Nếu ban đầu tôi chấp vào danh và lợi mà nhận chức tổng quản tập đoàn, tổng quản công ty bảo lãnh (không chỉ là đại diện) thì có lẽ tôi đã không thể rút lui, hoặc sẽ tạo nên những ma nạn không cần thiết cho việc tu luyện của bản thân.

Nhìn lại toàn bộ quá trình này, tôi nhận thức được rằng sách lược của đệ tử Đại Pháp nếu chiểu theo tiêu chuẩn của Đại Pháp ắt sẽ có khả năng tự bảo hộ.

Giải quyết mâu thuẫn bằng sức mạnh của cái Thiện

Tôi trực tiếp quản lý một xưởng vật tư mới do tập đoàn đầu tư, một cổ đông khác trong xưởng là một chuyên gia lớn tuổi, ông luôn hối hận vì việc trước đây đã “bán lỗ” cổ phiếu, nên thường hay uy hiếp tập đoàn bằng việc bản thân nắm vững kỹ thuật hạt nhân, ông thường không hợp tác, gây trở ngại cho những sự vụ trọng đại của công ty

Bản thân là một cổ đông có tư cách pháp nhân được phái tới làm người quản lý, tôi rất đau đầu về vấn đề này. Một lần mâu thuẫn bùng phát, tôi cho rằng vị chuyên gia già này vì tư lợi mà làm việc bất lợi với sự phát triển của công ty, trong tâm dấy lên niệm bất hảo, cho rằng đối phương không có thiện ý hợp tác, vậy thì để nhân viên chuyên trách đòi nợ tới đối phó với ông ấy… Sau này bình tĩnh nghĩ lại, tôi là đệ tử Pháp Luân Công, chỉ có thể chủ trương cái thiện, cái chính, sao có thể dùng thứ đó của cựu thế lực mà làm việc đây. Làm như vậy người khác sẽ cho rằng tôi cũng là “dân xã hội đen”, chẳng phải sẽ hủy đi vị chuyên gia già đã liễu giải chân tướng này sao?

Sư phụ giảng:

“Khi chư vị biến đổi thần tình trở thành tươi tỉnh thảnh thơi, tấm lòng rộng mở, lạc quan, thì chư vị phát hiện rằng hoàn cảnh chung quanh cũng khác rồi. Trong khi giảng chân tướng, khi chứng thực Pháp, khi chư vị làm các việc mà phát sinh khó khăn, [hãy] điều chỉnh điều chỉnh bản thân, dùng chính niệm suy xét vấn đề, có thể sẽ rất hiệu dụng.” (Giảng Pháp tại Pháp hội quốc tế Washington DC [2009])

Tôi quyết định dù thế nào cũng phải coi việc cứu người là mục đích, đồng thời còn cần phải khai sáng con đường tương lai. Tôi nói rõ ràng mọi chuyện với ông bằng sự chân thành. Trong quá trình làm việc tôi giữ chính niệm cường đại, không quá chấp trước vào kết quả sẽ ra sao. Sau này, việc hợp tác với vị chuyên gia già đã thuận lợi hơn nhiều so với sức tưởng tượng ban đầu của tôi.

Tìm ra nguyên nhân tiêu trầm

Tôi từ Bắc Kinh về quê hơn một năm qua, trạng thái tu luyện của tôi đã không còn đủ tinh tấn, quả thực là tôi đã thoái lui rất nhiều. Đôi khi tôi rất hoài niệm những ngày tháng vừa làm việc vừa chứng thực Pháp tại Bắc Kinh, trạng thái tinh thần lúc đó rất tốt. Bây giờ tôi cũng nhớ rằng mình phải làm ba việc, nhưng khi làm tốt lúc làm dở, tôi không kiên trì nỗ lực làm tốt, tôi cảm thấy như đang hoàn thành một công việc nơi người thường, thấy mình rất trì trệ, biểu hiện cụ thể là:

1. Thời gian học Pháp không đủ, thậm chí cá biệt có khi còn không kiên trì học Pháp hàng ngày;

2. Thường không dậy sớm luyện công, mặc dù cơ thể vẫn giữ được trạng thái khỏe mạnh, nhưng hàng ngày hết giờ làm trở về nhà tôi đều cảm thấy rất mệt mỏi;

3. Tôi phát chính niệm hay bỏ sót giờ, thường hay bỏ sót giờ phát chính niệm toàn cầu lúc 12h trưa và 6h tối. Khi ở Bắc Kinh tôi đều đảm bảo phát chính niệm bốn giờ đồng bộ, còn phát thêm vào lúc 7h, 8h, 9h tối và phát chính niệm tùy theo hoàn cảnh;

4. Sức mạnh giảng chân tướng của tôi không đủ, tôi chỉ ngẫu nhiên gặp ai đó hay cảm thấy hoàn cảnh phù hợp thì tôi mới giảng chân tướng mà không lên kế hoạch, đặt ra mục tiêu và hoàn thành nó.

Pháp lý mà Sư tôn giảng rằng đệ tử Đại Pháp phải tranh thủ thời gian cứu độ chúng sinh tôi cũng minh bạch, nhưng lại không thể kiên trì thực hiện. Vấn đề nghiêm trọng ở chỗ bản thân tôi biết rõ rằng mình chưa làm tốt, tôi cũng không nỗ lực quy chính lại bản thân mà kịp thời trừ bỏ chấp trước và làm lại từ đầu; tôi biết rõ rằng mình phải tranh thủ thời gian học Pháp, nhưng kết quả tôi lại lười biếng lên mạng xem phim; biết rõ mình phải dậy sớm luyện công nhưng tôi lại ngủ nướng không chịu dậy sớm….

Qua việc không ngừng học Pháp, tôi ngẫm thấy căn nguyên khiến tôi tiêu trầm gồm: chấp trước vào thời gian, tâm tự mãn và tư tâm cùng tâm lười biếng, đây chính là ba tâm chấp trước lớn đan xen vào nhau liên tục can nhiễu tôi không thực thi được tốt. Trong quá trình viết bài tâm đắc thể hội lần này, tôi cũng đào sâu tận gốc và phân tích ba tâm chấp trước này:

Tâm tự mãn và tự tư: Tự mãn chính là tự cho rằng mình đã có thể viên mãn. Tôi cảm thấy vài năm gần đây trong khi trợ Sư Chính Pháp, mình đã cứu được rất nhiều người, “lập rất nhiều công”, cho rằng mình đã đủ tiêu chuẩn viên mãn. Sư tôn giảng:

“Chúng ta ngồi đây có những học viên, tôi biết, là không tinh tấn, có những [vị] thậm chí rất không tinh tấn, mà Sư phụ đang nghĩ, rằng chư vị làm sao bây giờ? Tại sao chư vị không có chính niệm? Sư phụ chẳng phải là tới cứu chư vị, bộ Pháp này chẳng phải là tới cứu chư vị? Hơn nữa trên thân chư vị còn kiêm cả chức trách cứu người khác, bản thân thực thi chưa tốt, thì làm sao bây giờ? Không thực hiện thệ ước của mình với Thần, thì hậu quả là mình đã định ra trong thệ ước.” (Giảng Pháp ở Pháp hội quốc tế Miền Tây Mỹ quốc năm 2013)

Đệ tử Đại Pháp trợ Sư Chính Pháp đã cứu độ rất nhiều người hữu duyên, nhưng số người mình đã cứu liệu đã đủ chưa? Làm sao biết được được số người mình cần cứu là bao nhiêu trong thệ ước của mình? Làm việc đệ tử Đại Pháp nên làm, ắt sẽ công thành viên mãn, suy nghĩ này vốn dĩ đã vô cùng sai lầm. Số người cứu được không đạt được tiêu chuẩn so với thệ ước ban đầu, tâm tính không đạt tiêu chuẩn thì đều không thể viên mãn quy vị, thậm chí công lao trước kia đều bị phế bỏ.

Hơn nữa, tự cho rằng đã có thể viên mãn mà không tận dụng tối đa tài nguyên đi cứu thêm nhiều chúng sinh, thực chất chính là tâm lý tự tư bất thiện, tương đương với thấy chết không cứu, lãng phí nguồn tài nguyên, cố tình không làm tròn trách nhiệm của bản thân trong cuộc đại chiến chính – tà, còn chấp trước này thì ngay tư cách “Đệ tử Đại Pháp” cũng không xứng nhắc tới, càng không nói tới chuyện công thành viên mãn! Vừa phân tích, vừa viết ra bản chất tự mãn tư tâm này, tôi phải giật mình, vấn đề của tôi quả thực đã rất nghiêm trọng. Đặc biệt với những đồng tu có hoàn cảnh công tác tốt, có điều kiện kinh tế mà không tinh tấn cũng chính là đang phạm tội.

Chấp trước vào thời gian: Trong tiềm ý thức của tôi luôn mong ngóng thời gian Chính Pháp sớm đến, tôi cũng cảm thấy Chính Pháp sẽ đến rất nhanh, nhưng bắt đầu từ năm 2008, dường như thời gian lại kéo dài hết lần này tới lần khác. Theo đó tôi cũng rơi vào trạng thái “xông pha vài lần không thấy kết quả, tiết tấu liền chậm lại”. Hàng ngày, tôi đã lãng phí rất nhiều thời gian theo dõi sự biến động trong xã hội người thường, mặc dù ba việc tôi vẫn đang làm nhưng tôi đã không dồn hết tâm huyết vào đó.

Sư phụ giảng rằng:

“Rất nhiều người khi bắt đầu là mang một loại tư tưởng tạm thời, làm một chập và thời gian sẽ qua đi, hiện nay phát hiện rằng không phải như vậy. Đệ tử Đại Pháp làm gì cũng nhất định phải hết sức thiết thực, để tâm vào đó mà làm, đừng quan tâm thời gian, không cần suy nghĩ nhiều thế, chư vị nhất định phải tận tâm tận lực làm cho tốt những gì chư vị nên cần làm, thì toàn thể việc đó sẽ làm được tốt.” (Giảng Pháp ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới [2014])

Tôi ngộ được bảo trì trạng thái tinh tấn kỳ thực chính là tu bỏ đi chấp trước vào thời gian. Mục đích tu luyện là phải đạt tới cảnh giới cao tầng, chứ không phải tu vì sự sụp đổ của Đảng Cộng sản hay vì sự thay đổi của hoàn cảnh xã hội.

Chấp trước lười biếng: Tâm lười biếng của tôi tập trung thể hiện ở việc bản thân trường kỳ không luyện công, khiến cơ thể mệt mỏi, khiến tôi không có tinh lực dồi dào để làm ba việc. Hơn nữa tâm lười biếng còn trực tiếp khiến tôi làm việc lề mề, khi gặp khó khăn thì lề mề, chứ không đối mặt với khó khăn để giải quyết nó. Lười biếng cũng là nguyên nhân quan trọng khiến tôi tiêu trầm.

Nhìn lại con đường tu luyện 18 năm qua của mình, tôi xưa nay tín Sư tín Pháp không hề dao động. Nhưng sau ngày 20 tháng 07 tôi rơi vào trạng thái tu luyện đơn độc, trước nay tôi chưa hề kiên trì luyện công quá một tháng. Lười biếng luyện công đã trực tiếp phóng đại tâm chấp trước lười nhác của tôi. Viết tới đây, tôi thấy rất đau lòng.

Sư phụ giảng:

“Trong chúng ta có rất nhiều đệ tử Đại Pháp thật sự thấy rất mệt, nhưng mặt khác lại không chú ý học Pháp tu luyện; thực thi rất nhiều công chuyện nhưng lại không tự tu bản thân mình, như thế sẽ cảm thấy rất mệt, sẽ cảm thấy mệt mỏi, cảm thấy khó khăn. Thực ra tôi vẫn luôn giảng rằng, tu luyện không ảnh hưởng đến thực thi công việc Đại Pháp; nhất định là vậy. Bởi vì luyện công có thể tiêu trừ mệt mỏi một cách tốt nhất, là biện pháp khiến thân thể khôi phục nhanh chóng nhất.”(Giảng Pháp tại Pháp hội Atlanta năm 2003)

Do tâm chấp trước lười biếng của tôi trường kỳ không bỏ, điều đó đã không ngừng làm trầm trọng thêm trạng thái trốn tránh luyện công của tôi. Trường kỳ không luyện công thực chất là do tôi không lý giải được sự cao thâm về tính mệnh song tu của Pháp Luân Đại Pháp, đồng thời đó cũng là sự bất kính với Đại Pháp. Nghĩ lại bản thân mình đã 18 năm không chăm chỉ luyện công quả thực tôi thấy rất hối tiếc!

Sư phụ giảng:

“Sinh mệnh này của chư vị tới Trái Đất đều là vì sự việc này, chư vị tại sao không thể tinh tấn, thành giải đãi rồi? Cơ duyên này, là cơ duyên vạn cổ! Mặc kệ thời gian lâu ngần nào, đều là làm chuẩn bị, chịu khổ, tiêu nghiệp vì để sự việc này, trong thống khổ mà đi tới hôm nay, chư vị trái lại lại không tinh tấn, chẳng phải quá đáng tiếc ư?! Nhưng bước đi này là then chốt, không tinh tấn thì sẽ xong cả. Sinh mệnh của chư vị chẳng phải đều vì thời khắc này sao?”

“Một sinh mệnh từ lịch sử mà bước đi tới hôm nay, chư vị là vì điều gì? Chính là vì một chớp mắt này thôi. Trong dòng sông dài lịch sử, đoạn thời gian này chính là như một cái nháy mắt. Đừng tiêu cực thế, hãy phấn chấn lên. Chư vị là người tu luyện. Chúng sinh đang chờ đợi chư vị cứu độ!”

(Giảng Pháp ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới [2014])

Qua quá trình viết bài tâm đắc thể hội, tôi càng lĩnh ngộ sâu sắc hơn tính nghiêm túc của việc tu luyện Đại Pháp và sự trọng đại trong trách nhiệm cứu độ chúng sinh mà đệ tử Đại Pháp mang trên vai, kỳ thực không phải là vấn đề “làm hay không làm” mà là có tận tâm làm tốt hay không? Có hoàn thành sứ mệnh hay không? Tôi tin rằng, là Đại Pháp đồ của Sư tôn, tôi có thể bước ra khỏi trạng thái tiêu trầm này, nghiêm khắc dùng tiêu chuẩn của Đại Pháp bước đi tốt con đường cuối cùng này, thực hiện sứ mệnh thần thánh của mình, không phụ sự từ bi khổ độ của Sư tôn.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2015/4/18/307491.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2015/4/27/149911.html

Đăng ngày 15-06-2015; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share