Bài viết của một đệ tử Đại Pháp từ Trung Quốc
[MINH HUỆ 24-04-2015] Gần đây tôi bị ngập đầu trong nhiều vấn đề cuộc sống thường nhật và tu luyện. Kết quả là tôi cảm thấy rất bất ổn. Sau đó, tôi nhớ lại Pháp của Sư phụ và bình tâm lại. Sư phụ giảng:
“Hãy vứt bỏ bất kể tâm nào, điều gì cũng chẳng nghĩ, lại làm hết thảy những gì mà đệ tử Đại Pháp nên làm, hết thảy đều ở trong ấy cả mà.” (Giảng Pháp tại Pháp hội Quốc tế Washington D.C)
Những lời này như nhắm thẳng vào tâm tôi. Nên tôi đã ghi nhớ và nhẩm đoạn Pháp này lặp lại nhiều lần. Dần dần, tâm tôi trở nên thanh tĩnh, không còn chút bất an. Đó là cảm giác tôi chưa từng trải nghiệm. Nó kéo dài khá lâu và tôi nghĩ: “Tu luyện hóa ra tuyệt vời như vậy! Sao trước kia mình chỉ cảm thấy khổ là sao?”
Tôi cảm thấy tĩnh tâm khi ghi nhớ Pháp của Sư phụ và ngẫm nghĩ.
Sư phụ giảng: “Tu tại tự kỷ, công tại Sư phụ.”(Chuyển Pháp Luân)
Tôi ngộ rằng “Tu tại tự kỷ” ý chỉ bản thân phải tu luyện tâm tính. Nói cách khác, chúng ta phải buông bỏ tất cả những chấp trước và quan niệm mà có thể là trở ngại trên con đường tu luyện của mình. Khi tâm của một người biến thành không, người đó sẽ đạt được tiêu chuẩn tâm tính ở tầng thứ của mình và sau đó đề cao lên tới một cảnh giới khác. Một đệ tử Đại Pháp chỉ nên làm những gì mà một đệ tử Đại Pháp nên làm.
Không có bất kỳ lo nghĩ nào, một đệ tử sẽ tín Sư tín Pháp vô điều kiện và làm tốt những gì Sư phụ yêu cầu mà không có tư tâm nào khác. Tại sao tôi lại nói điều này? Vì chính Sư phụ làm mọi thứ.
Đề cao trong tu luyện
Tôi thường nghĩ rằng “công tại Sư phụ” ý chỉ việc Sư phụ diễn hóa thần thông công năng cho chúng ta. Giờ tôi lại ngộ được sâu hơn những gì Sư phụ giảng:
Hết thảy mọi thứ trong tu luyện của chúng ta đều do Sư phụ làm, như việc cả gia đình chúng ta thu được lợi ích nhờ chúng ta tu luyện. Ngoài ra, Sư phụ giúp đỡ chúng ta vượt qua những khổ nạn và tiêu nghiệp, điểm hóa cho chúng ta tránh khỏi những mê hoặc. Tất cả những gì chúng ta phải làm là buông bỏ chấp trước và nhân tâm của mình.
Càng truy cầu nhiều, chúng ta càng phát triển thêm các chấp trước và xa hơn là chúng ta sẽ bị lệch khỏi những yêu cầu của Sư phụ. Mỗi nhân tâm xuất ra đều là chấp trước.
Sư phụ giảng:
“Trong vô minh, trong mê, [thì] con người ta không thấy được bộ Pháp này to lớn nhường nào. [Nếu] thật sự thấy được, [thì] các biểu hiện của chấp trước trong trạng thái tu luyện đều tương đương với đang phạm tội với chư Thần; chính bởi vì không nhìn thấy nên cũng không tính [là tội].”(Giảng Pháp tại Pháp hội thành phố Los Angeles [2006])
Bất cứ tư tưởng con người nào mà chúng ta xuất ra không những vô giá trị, mà còn có thể rất nguy hiểm. Những chấp trước này rất khó loại bỏ, hơn nữa còn tạo chướng ngại cho tu luyện của chúng ta và cho Chính Pháp của Sư phụ. Đây chẳng phải là phạm tội với Pháp sao?
Không ngạc nhiên khi có một số học viên làm rất tốt, họ có thể bước đi vững vàng trên con đường tu luyện của mình. Đây chỉ có thể là vì họ đã nghe theo lời Sư phụ:
“Hãy vứt bỏ bất kể tâm nào, điều gì cũng chẳng nghĩ, lại làm hết thảy những gì mà đệ tử Đại Pháp nên làm,” (Giảng Pháp tại Pháp hội Quốc tế Washington D.C)
Mặc dù đã ghi nhớ Pháp lý này từ lâu, nhưng mãi đến giờ tôi mới ngộ được nội hàm sâu hơn trong đó.
Tu luyện thật đơn giản
Trong vài ngày, một ý nghĩ cứ vọng lên trong tâm trí tôi: Tu luyện hóa ra đơn giản như vậy! Tất cả những gì cần làm là buông bỏ quan niệm và tư tưởng của con người.
Thực tế, từ lâu Sư phụ đã giảng rõ:
“…toàn bộ quá trình tu luyện của người ta là quá trình liên tục tống khứ tâm chấp trước.” (Chuyển Pháp Luân)
“Đãng tận vọng niệm, Phật bất nan tu.” (Vô tồn, Hồng Ngâm)
Tôi đã không thực sự ngộ được Pháp lý này. Thay vào đó, tôi ôm giữ những tư tưởng và quan niệm của con người. Không buông bỏ thứ gì cả, tôi đang làm gì đây? Đó có được tính là tu luyện không? Không lạ khi đối với tôi tu luyện lại khó khăn như vậy! Trong khi người khác đi lên theo đường lớn, tôi lại đi đường nhánh, tất nhiên là quanh co và khó khăn hơn.
Người khác có thể dễ dàng buông bỏ quan niệm con người của họ, vậy chuyện gì đang xảy ra với tôi đây? Sau khi suy nghĩ, tôi nhận ra đó là vì tôi đã không học Pháp tốt. Khi một học viên học Pháp tốt và nhận thức Pháp từ sâu trong nội tâm mình, nhân tâm sẽ tự động được loại bỏ.
Buông bỏ nhân tâm
Chỉ khi học Pháp tốt chúng ta mới có thể kiên định chính niệm. Chỉ sau đó chúng ta mới có thể làm tốt những việc mà Sư phụ yêu cầu.
Ngay khi tôi hiểu được Pháp lý này, thân tâm tôi cảm thấy nhẹ nhàng và nhiều chấp trước đã biến mất.
Mỗi từ, mỗi câu và mỗi đoạn Pháp đều mang nội hàm rộng lớn tinh thâm. Nhưng tôi hiểu được bao nhiêu? Cũng như chiểu theo Pháp và Sư phụ mà làm được bao nhiêu?
Sư phụ không muốn gì cả ngoài việc chúng ta phải buông bỏ những chấp trước và quan niệm của con người.
Hành trình tu luyện sắp kết thúc. Thật sự sẽ quá muộn nếu chúng ta vẫn buông lơi học Pháp. Đó sẽ là hối tiếc sâu sắc.
Các đồng tu, chúng ta hãy “Buông bỏ hết chấp trước, đừng nghĩ gì cả. Chỉ quan tâm làm những gì đệ tử Đại Pháp nên làm.” (Giảng Pháp tại Pháp hội Quốc tế Washington D.C) (Tạm dịch)
Chúng ta hãy học Pháp tốt, loại bỏ quan niệm con người, cứu thêm nhiều chúng sinh và cùng nhau tinh tấn!
Con xin cảm tạ Sư tôn!
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2015/4/24/307937.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2015/5/10/150163.html
Đăng ngày 31-05-2015; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.