Bài viết của học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Bắc Mỹ

[MINH HUỆ 23-02-2015] Tôi nhận ra mình có thói xấu là tự dằn vặt bản thân mình bất cứ khi nào tôi phạm sai lầm. Giờ thì tôi nghĩ đây là một quan niệm sai lầm, thứ cho phép tà ác lợi dụng sơ hở của chúng ta làm điều xấu.

Sư phụ giảng:

“Đệ tử Đại Pháp cần phải tu trong Pháp, cần làm tốt ba việc của đệ tử Đại Pháp, thì mới có thể đi cho ‘chính’ con đường này, mới có thể tẩy sạch những thiếu sót của bản thân mình. Kỳ thực không nên gọi là tẩy sạch, chư vị chính là trong tu luyện mà quan [ải] kia chưa vượt qua tốt, vậy chư vị hãy làm những việc về sau đó cho tốt, gặp lại quan đó thì chư vị vượt qua cho tốt, chính là vậy. Do đó một số người cảm thấy đó là một số vết nhơ, áp lực tâm lý của mình rất nặng, vậy đó chẳng phải chấp trước sao? Nhân tố tà ác bèn lợi dụng cái tâm ấy của chư vị.”(Giảng Pháp tại Pháp hội Quốc tế ở Thủ đô Mỹ quốc 2012)

Gần đây, khi không qua một khảo nghiệm, tôi bực mình đến nỗi thậm chí còn muốn tự hành hạ bản thân – nếu tôi có thể đứng trước mặt tôi, thì tôi có lẽ sẽ tự đánh mình. Dễ dàng có thể tưởng tượng ra cựu thế lực có thể lợi dụng sơ hở này như thế nào với lý do: “Ồ, ra là ngươi đang nói ngươi không xứng đáng là người tu luyện phải không? Ngươi đã không phủ nhận những khổ nạn này, vậy thì…” Đặc biệt là ở đại lục, tôi hy vọng những ai có kiểu tâm lý này có thể minh bạch và buông bỏ nó.

Khi tôi bình tĩnh, tôi hướng nội một cách lý trí. Đó có thể là do tôi đã không nhận thức được tiêu chuẩn mới tôi phải đạt tới thông qua tu luyện? Đó có thể là do tôi không thực sự nhận thức được Chính Pháp là gì? Luôn có nguyên lý chỉ đạo tại mỗi tầng thứ chúng ta tu luyện, luôn có Pháp cao hơn mà chúng ta không nhận thức được. Có phải lại lần nữa tôi rơi vào những tình huống kia không?

Sau đó, tôi tự nhủ: “Tôi muốn học. Tôi muốn cứu độ chúng sinh.” Khi tôi nhận ra ý định này là thuần khiết và tôi nên trân quý nó, tôi thấy mình trước đây đã đối xử với bản thân như thế nào và tôi bắt đầu khóc.

Sư phụ dạy chúng ta:

“Tôi không thích khi thấy chư vị tự trách, không có tác dụng gì. Tôi vẫn là nói câu ấy: trượt ngã rồi đừng nằm ở đó, mau đứng lên đi thôi!”(Giảng Pháp tại Pháp hội miền Tây ở Mỹ quốc vào tiết Nguyên Tiêu năm 2003)

Một thời gian dài, bất cứ khi nào tôi không qua một khảo nghiệm đặc biệt, tôi sẽ rất gay gắt với bản thân mình – gay gắt đến nỗi nó ít nhất sẽ không mang tính khích lệ. Tôi không đối xử với những chúng sinh khác như thế, vậy sao tôi lại đối xử với phía con người không tu luyện của tôi theo cách đó? Chẳng phải chính phía con người này vẫn muốn tu luyện và cứu độ chúng sinh ở đây sao?

Tôi nhận ra mình đang tự ngược đãi mình, thay vì trân quý bản thân vì chân nguyện trợ Sư Chính Pháp. Là những người tu luyện, chúng ta có thể xem hành vi xấu của mình là thứ chúng ta nên tu sửa. Nhưng khi phạm phải sai lầm, cứ chăm chăm vào việc chúng ta xấu ra sao thì cũng là một chấp trước, vì chúng ta thường không thể cười về chuyện đó. Thay vào đó, chúng ta có nên nhắc nhở bản thân làm tốt lần sau mà không cần thiết phải đau khổ không? Khi chúng ta đủ sáng suốt để nhận ra một sai lầm, chúng ta nên lạc quan.

Tôi nghĩ có một ranh giới nơi tâm chúng ta không bị dao động, chúng ta có thể lạc quan về khả năng vượt qua các khảo nghiệm, dù chúng ta phạm sai lầm. Chúng ta phải nhận thức được rằng chân nguyện – cứu độ chúng sinh – là điều gì đó trang nghiêm và quý giá, chúng ta nên trân quý bản thân chúng ta. Tất nhiên, chúng ta cũng không nên cho rằng chúng ta quá đặc biệt và tự hủy hoại bản thân.

Đây là nhận thức tại tầng thứ sở tại của tôi, vì vậy xin hãy chỉ ra bất kỳ điều gì không phù hợp và đừng xem những gì tôi nói là đương nhiên.


Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2015/2/23/149078.html

Đăng ngày 26-03-2015; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share