Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Nhật Bản
[MINH HUỆ 29-02-2015] Trong kinh văn “Giảng Pháp tại Hội sáng tác âm nhạc”, Sư phụ đã trả lời một câu hỏi về việc đưa nhạc Phổ Độ vào hoạt động sáng tác của học viên:
“Bất quá muốn lấy «Phổ Độ» dùng cho vào trong sáng tác thì không phải là không thể; then chốt là chư vị chưa lĩnh hội một cách chân chính nội hàm «Phổ Độ» là gì. Đó là toàn bộ quá trình Sư phụ từ tiền sử tới Chính Pháp, bản công-xéc-tô nào có thể dung [chứa] được đây?”
Tôi đã đọc lại bài giảng này và nghĩ về bài viết “Thông tri của Pháp Luân Đại Pháp Học hội” gần đây. Sự chia sẻ sau đây được giới hạn bởi tầng thứ tu luyện của tôi. Vui lòng chỉ ra bất cứ điều gì không phù hợp.
Các bài thơ của Sư phụ không đơn giản chỉ là thơ; chúng là một phần của Pháp để dẫn dắt cho sự tu luyện của chúng ta. Việc trích dẫn thơ của Sư phụ trong chia sẻ kinh nghiệm tu luyện của mình là đúng. Tôi cũng nghĩ rằng việc trích dẫn các bài thơ trong tài liệu giảng chân tướng của chúng ta có thể là tốt trong một số hoàn cảnh.
Nhưng ngoài những tình huống này, tôi không nghĩ chúng ta nên sử dụng một cách tùy tiện các bài thơ của Sư phụ. Chúng ta nên chắc chắn về việc không sử dụng các bài thơ như là tiêu đề hoặc nội dung trong các sáng tác của mình mà không nêu rõ nguồn gốc.
Ví dụ, bài thơ “Duyên quy thánh quả” của Sư phụ trong Hồng Ngâm viết: “Đắc Pháp vãng hồi tu, Viên mãn tùy sư hài”. Tôi có nhìn thấy câu này trong một số bài thơ của học viên.
Ngôn từ trong các bài thơ mà học viên làm dường như tuôn ra một cách rất tự nhiên, nhưng các bài thơ của chúng ta không mang nội hàm thâm sâu như thơ của Sư phụ làm. Do đó, nó không thích hợp. Theo quan điểm của tôi, khi chúng ta làm các việc như viết bài chia sẻ, sáng tác thơ, những bài giới thiệu, các tài liệu giảng chân tướng, tin nhắn hoặc email, chúng ta nên thực sự chú ý đến điều này.
Bản tiếng Hán :https://www.minghui.org/mh/articles/2015/2/9/304217.html
Bản tiếng Anh:https://en.minghui.org/html/articles/2015/2/17/148537.html
Đăng ngày 26-03-2015; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.