Bài viết của phóng viên Minh Huệ tại tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc

[MINH HUỆ 07-09-2013] Cô Phục Anh là một học viên Pháp Luân Công và cũng là một nhà thơ rất tài năng ở tỉnh Liêu Ninh, vừa bị công an bắt giữ phi pháp ở thành phố Thẩm Dương. Vụ bắt giữ này xảy ra chỉ hai năm sau khi cô đã chịu án tù oan chín năm tại Nhà tù Nữ tỉnh Liêu Ninh.

Tội của cô Phục Anh là gì? Chính là niềm tin kiên định vào Pháp Luân Công.

Cả gia đình cô Phục Anh đã liên tục bị bức hại trong suốt 14 năm qua chỉ vì một niềm tin rất hòa bình của họ.

Vừa ra khỏi tù hai năm đã lại bị bắt

Một nhóm công an đã lục soát căn hộ của cô Phục Anh ở quận Hoàng Cô và bắt cô vào lúc 1 giờ chiều ngày 30 tháng 08 năm 2013. Họ đã tịch thu máy tính của cô và cháu cô, cùng các vật dụng cá nhân khác. Các sĩ quan ở Chi cục An ninh Nội địa Thẩm Dương và Hoàng Cô và Đồn Công an Liêu Hà đã tham gia vào vụ bắt giữ này.

Đêm cùng ngày lúc 11 giờ 30, sĩ quan tên Doãn từ Đồn Công an Liêu Hà đã gọi cho gia đình cô Phục Anh để thông báo về “việc bắt giữ hình sự” (phi pháp) này. Sáng hôm sau, công an đã chuyển cô Phục đến Trại tạm giam Số 1 ở Thẩm Dương.

Không ngừng bị bức hại

Cô Phục Anh 45 tuổi, là một nhà thơ tài năng. Cô đã từng làm việc cho Công ty Truyền thông Hiểu Khánh tại Bắc Kinh, Đài truyền hình Bắc Kinh, Công ty Khí ga thành phố An Sơn, và Tạp chí “Nhân tài xuyên thế kỷ”. Cô cũng là đồng tác giả của một tập thơ cùng các nhà thơ khác.

Cô Phục Anh bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp vào năm 1998, và đã có được nhiều lợi ích cả về thể chất và tinh thần từ môn tập này. Tuy nhiên, kể từ khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) phát động chiến dịch đàn áp Pháp Luân Công vào năm 1999, cô đã phải chịu các loại bức hại.

Cô Phục Anh trước khi cuộc đàn áp xảy ra

Chỉ một thời gian ngắn sau khi cuộc đàn áp bắt đầu, cô Phục Anh đã bị Chi Cục Công an Lập Sơn tại thành phố An Sơn giam giữ trong suốt 15 ngày vì đã kháng cáo lên chính phủ yêu cầu quyền được tập luyện Pháp Luân Công. Trong thời gian cô bị giam giữ, Công ty Khí ga thành phố An Sơn đã chấm dứt hợp đồng tuyển dụng với cô.

Đến năm 2000, cô bị bắt tại Quảng trường Thiên An Môn, bị giam giữ tại Chi cục Công an quận Thiết Đông  thành phố An Sơn trong 15 ngày và bị phạt 5.000 tệ.

Vào tháng 07 năm 2001, công an thuộc Chi cục Công an Triều Dương ở Bắc Kinh đã bắt cô Phục Anh (khi đó 34 tuổi) ở nơi cô đang cư ngụ gần Làng Olympic Bắc Kinh. Cô Phục Anh đã bị kết án phi pháp chín năm tù bởi Tòa án Trung cấp Bắc Kinh. Đến tháng 04 năm 2003, cô bị đưa đến Nhà tù Nữ Liêu Ninh. Trong chín năm tù oan, cô đã bị hành hạ đến mức khuôn mặt bị biến dạng, và tóc của cô trở bên bạc trắng.

Cô được thả vào ngày 10 tháng 07 năm 2010. Cô đã viết rất nhiều bài thơ trong tù, nhưng chính quyền không cho phép cô mang về nhà.

Sau khi được thả, cô Phục Anh phải trông nom người mẹ lớn tuổi của cô và đứa cháu gái còn nhỏ vì chị cô, cô Phục Diễm (mẹ của cháu bé) cũng đã bị tù vì tu luyện Pháp Luân Công.

Vào tháng 08 năm 2012, đứa cháu đến Thẩm Dương theo học trường cao đẳng nghề. Cô Phục Anh đã đi cùng cháu đến đó và làm việc ngoài giờ để giúp cháu. Trong thời gian ở Thẩm Dương, cô lại bị bắt một lần nữa.

Mẹ và chị gái đều bị bắt và bị giam giữ

Mẹ cô Phục, bà Đồng Thư Bình, sống ở thành phố Đại Thạch Kiều, tỉnh Liêu Ninh. Giống như các con, bà Đồng đã bắt đầu luyện Pháp Luân Công vào năm 1998. Không lâu sau đó, các bệnh tiểu đường, thấp khớp, bệnh tim và viêm đại tràng đã biến mất một cách kỳ diệu; bà đã không cần phải uống bất kỳ loại thuốc nào nữa.

Bà Đồng Thư Bình

Bá Đồng bị bắt vì niềm tin của mình ít nhất ba lần và bị đưa đến trại lao động cưỡng bức. Một lần, bà đã phải sống vô gia cư để tránh bị bắt một lần nữa.

Người con gái thứ ba của bà Đồng, cô Phục Cường, đã từng bị liệt phải nằm trên giường. Sau khi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công cô đã có thể có một cuộc sống bình thường.

Sau khi ĐCSTQ bắt đầu đàn áp Pháp Luân Công vào tháng 07 năm 1999, cô Phục Cường đã viết thư cho các lãnh đạo nhà nước, giải thích về những lợi ích về thể chất và tinh thần mà cô đã trải nghiệm qua việc tập luyện Pháp Luân Công. Vì vậy cô đã bị công an giam giữ trong 15 ngày và bị kết án 18 tháng trong trại lao động cưỡng bức.

Sau đó, cô được thả ra với lý do phải điều trị y tế. Vào năm 2002, cô bị đưa tới trại tạm giam thành phố Doanh Khẩu và bị đưa vào lớp tẩy não trong hai tuần.

Một người chị khác bị kết án 13,5 năm tù

Một người con gái khác của bà Đồng, cô Phục DIễm  đã từng điều hành một doanh nghiệp tại Bắc Kinh. Vào tháng 08 năm 2001, công an đã bắt cô ngay tại nơi cô đang cư trú ở Bắc Kinh. Họ đã đưa cô đến Trại lao động cưỡng bức Mã Tam Gia trong ba năm.

Đến ngày 17 tháng 02 năm 2003, công an đã đưa cô đến trại tạm giam Đại Thạch Kiều, ở đây cô nhận bản án mới là tám năm tù.

Cô Phục Diễm bị phát bệnh tim và cao huyết áp vì đã bị hành hạ trong trại tạm giam. Sau đó cô được đưa đến bệnh viện để chữa trị. Cô đã tìm cách trốn thoát khỏi bệnh viện, nhưng đã bị bắt lại ở thành phố An Sơn chỉ hai tháng sau đó.

Năm 2003, cô bị giam trong Nhà tù Nữ Liêu Ninh. Chỉ vì niềm tin tâm linh kiên định của mình mà Tòa án Trung cấp Đại Thạch Kiều đã tăng thời hạn tù của cô thêm năm năm rưỡi, nghĩa là tổng thời gian cô bị tù là 13,5 năm.

Cô Phục Diễm đã từng có một gia đình hạnh phúc. Nhưng vì không thể chịu được áp lực của cuộc đàn áp và thời hạn tù quá lâu của cô, chồng cô đã ly dị cô vào năm 2008. Đứa con gái nhỏ của họ được ông bà ngoại nhận về nuôi.

Cô Phục Diễm cùng gia đình

Một cuộc đời đau khổ vì cuộc đàn áp

Sau khi cả cô Phục Anh và Phục Diễm bị bắt, giam giữ và bị kết án tù vào năm 2001, mẹ của họ đã bị ốm và phải nhập viện.

Năm 2003, cả hai chị em bị giam trong Nhà tù Nữ Liêu Ninh. Bà Đồng, lúc đó đã hơn 70 tuổi, và chồng bà, ông Phục Thừa Dũng, đã có một cuộc sống rất khó khăn vì phải chăm sóc cho đứa cháu nhỏ. Mỗi tháng họ phải đi từ thành phố Thạch Gia Kiều đến nhà tù để thăm con gái của mình.

Chồng bà Đồng đã qua đời vào năm 2008 vì phải chịu áp lực quá lớn.

Ba tháng sau, con rể của bà, chồng của cô Phục Cường, cũng bất ngờ qua đời, để lại một người vợ tàn tật cùng đứa con gái hai tuổi.

Tháng 04 năm 2010, người con gái lớn nhất của bà, cô Phục Ổn bị xuất huyết não và phải nằm liệt giường.

Tháng 09 năm 2010, bà Đồng đã thuê luật sư ở Bắc Kinh tới Tòa án Trung cấp thành phố Doanh Khẩu để bào chữa cho cô Phục Diễm, nhưng sự việc đã gặp vô số trở ngại.

Đến ngày 05 tháng 03 năm 2011, tòa án đã từ bác bỏ vụ khiếu nại của cô Phục Diễm một cách vô lý. Một tuần sau, bà Đồng qua đời, bị kiệt quệ cả về thân thể lẫn tinh thần.

Cả gia đình đã bị bức hại không ngừng trong suốt hơn 14 năm qua chỉ vì niềm tin hòa ái vào nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn của Pháp Luân Đại Pháp.

Các cơ quan và những cá nhân có liên quan trong cuộc bức hại này gồm: Trần Quân Nghĩa, Phó Giám đốc Đồn Công an Liêu Hà, quận Hoàng Cô, thành phố Thẩm Dương: +86-24-86227493; Chi cục An ninh Nội địa Thẩm Dương; Đội An Ninh Nội địa quận Hoàng Cô; Chi cục Công an quận Hoàng Cô.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2013/9/7/九年冤狱家破人亡-女诗人又被绑架-279220.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2013/9/22/142335.html

Đăng ngày 01-12-2013; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share