Bài viết của một đệ tử Đại Pháp từ Trung Quốc

[MINH HUỆ 21-08-2013] Tôi phát hiện rằng bất cứ khi nào tôi gặp mẫu thuẫn với những người khác, tôi đổ lỗi cho họ trước. Sau đó tôi mới hướng nội tìm bên trong mình. Đó không phải “hướng nội” chân chính.

Chẳng hạn, có một đồng tu địa phương đã tạo ra nhiều can nhiễu trong nhóm chúng tôi và nói xấu những học viên nào có mâu thuẫn với cô ấy. Khi nhìn cô ấy làm tổn hại nhiều học viên, tôi đã sản sinh sự oán giận sâu sắc đối với cô ấy. Bất cứ khi nào tôi nghĩ về cô ấy, hoặc ai đó nhắc tới tên cô, là tôi cảm thấy rất phản cảm. Và tôi quên rằng tôi nên hướng nội tìm những chấp trước của bản thân mình trước tiên: Vì sao tôi là người luôn luôn nghe thấy mọi người phàn nàn về các biểu hiện của cô ấy?

Gần đây tôi còn gặp một số mâu thuẫn nhỏ với một học viên khác nữa. Bất cứ khi nào tôi nhờ cô ấy giúp đỡ trong các hạng mục chứng thực Pháp, cô ấy luôn từ chối. Tôi cảm thấy cô ấy không muốn tôi làm phiền, vì vậy trong tâm tôi nảy sinh sự oán giận cô ấy.

Tôi nhận thấy rằng học viên này đã mang điện thoại di động của mình đến điểm học Pháp của chúng tôi và tư thế ngồi của cô ấy không ngay ngắn. Khi tôi nhắc cô chú ý về vấn đề an toàn, tôi bắt đầu tìm lỗi của cô ấy trong tâm: Vì sao cô ấy quá bất cẩn đối với sự an toàn của chúng ta, và làm sao cô ấy có thể bất kính với Sư phụ và Đại Pháp như thế?

Tôi có xu hướng thổi phồng lên và đổ lỗi cho những người khác nếu những gì họ làm không phù hợp với suy nghĩ của tôi và chạm tới các chấp trước của tôi, khiến tôi bất mãn, oán giận. Và tôi bắt đầu nhận ra rằng cảm giác oán giận này là một chủng tình vốn dễ dàng khống chế [tâm] tôi. Nó hoàn toàn đi ngược lại nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn của vũ trụ, và là đối tượng cần được loại bỏ trong khi Chính Pháp.

Vậy thì tại sao tôi lại sản sinh tâm oán giận này?

Khi các mâu thuẫn xảy ra, tôi luôn nghĩ về chúng với các cảm xúc người thường. Tôi luôn muốn chứng thực bản thân hoặc cố gắng bảo vệ “cảm thụ của mình”, “nhận thức của mình”, “lợi ích của mình” hay “thể diện của mình”, v.v.. Tất cả chúng đều là các chấp trước người thường. Do đó, nguyên nhân chính sản sinh ra tâm oán giận của tôi là “vị tư”.

Nếu tôi có thể vượt xuất ra khỏi cảm thụ của mình và thật sự bắt đầu nghĩ cho người khác trước tiên, và nếu tôi nỗ lực hết sức giúp đỡ các bạn đồng tu hoặc phát chính niệm hỗ trợ họ một cách lặng lẽ, thì liệu có còn chủng tâm oán giận này chăng?

Nếu chúng ta nhìn vấn đề này từ góc độ Chính Pháp, tâm oán giận cũng có thể có các nguyên nhân sâu xa, như các mối quan hệ nghiệp lực giữa các học viên hay cực thế lực khai thác các sơ hở của chúng ta và phóng to các mâu thuẫn như vậy lên.

Vật chất của tâm oán giận sẽ sinh ra các gián cách giữa chúng ta, và nó sẽ gây ra can nhiễu khi chúng ta chứng thực Pháp. Và đặc biệt là hiện nay khi còn lại rất ít tà ác, sự nguy hiểm gây ra bởi tâm oán giận của chúng ta cũng có thể ảnh hưởng tới việc phối hợp chỉnh thể.

Thêm nữa, do hầu hết các học viên không chia sẻ về tâm oán giận mà họ ôm giữ, nên chúng ta cũng không thể nhìn thấy biểu hiện mạnh mẽ của chúng trên bề mặt. Vậy nên vấn đề này đôi khi có thể bị các học viên bỏ qua. Tuy nhiên, nguy hiểm mà nó gây ra có thể thực sự nghiêm trọng.

Tâm oán giận là bức tường ngăn cản các học viên chân chính hướng nội tìm. Nó cũng liên quan đến nhiều chấp trước người thường, như chứng thực bản thân, nhìn vào người khác, không quan tâm tới người khác hoặc bất nhẫn.

Tâm oán giận là sinh mệnh phụ diện. Nói theo cách khác, nó là một con quỷ sống [ký sinh] nhờ các vật chất oán giận do các đệ tử Đại Pháp phát ra. Chúng ta hãy cùng nhau giải thể sự oán hận trong tâm mình và không cho phép nó gây ra các gián cách giữa chúng ta.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2013/8/21/解体怨-278468.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2013/9/14/141996.html

Đăng ngày 19-09-2013; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share