Bài viết của một đệ tử Đại Pháp ở hải ngoại
[MINH HUỆ 23-08-2013] Tu luyện Pháp Luân Đại Pháp là nghiêm túc và thù thắng. Mặc dù là tu theo hình thức “đại đạo vô hình”, nhưng người tu luyện không thể buông xuôi bản thân theo xã hội hiện nay, trượt ngã trong các giá trị đạo đức biến dị được. Một số học viên đã không hành xử theo các Pháp lý trong cuộc sống hàng ngày mà còn làm những việc rất bất kính với Sư phụ và Đại Pháp. Khi người khác chỉ ra sai lầm này thì họ lại dùng lời của Sư phụ rằng “đại đạo vô hình” (Giảng Pháp ở Mahatan) để bao biện cho hành động của mình.
Tôi không hề muốn chỉ trích học viên cụ thể nào. Tuy nhiên, tôi nhận thấy hiện tượng này xuất hiện khá thường xuyên ở bộ phận những đệ tử bên ngoài Trung Quốc, do đó tôi muốn chia sẻ một chút về quan sát của tôi và cảnh báo các đồng tu.
Học Pháp không nghiêm túc, không thể duy hộ hoàn cảnh học Pháp tốt
Trong khi học Pháp nhóm, một học viên người Nhật đã đọc một đoạn từ kinh văn mới nhất. Khi anh ấy phát âm tên của những thành phố Trung Quốc với ngữ âm của người Nhật, nó khiến những học viên Trung Quốc cảm thấy buồn cười. Một số thậm chí đã cười to thành tiếng. Tôi nghĩ việc này rất bất kính, đặc biệt là trong khi đang học Pháp. Mặc dù người học viên kia phát âm như thế nào đi nữa, đọc xuất lai cũng là Pháp. Cười vào việc học Pháp của người khác, đây là loại hành vi kiểu gì đây?
Chúng ta cần phải duy trì môi trường học Pháp thuần tịnh và trang nghiêm, bởi vì việc học Pháp chung là nghiêm túc phi thường. Một số học viên đã để con mình hò hét và chạy lung tung quanh phòng trong khi đang học Pháp, do đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc các đồng tu tĩnh tâm học Pháp.
Người Trung Quốc xưa vô cùng chú trọng vào phép tắc xã giao. Khi tiếp đãi khách, họ sẽ cảm thấy xấu hổ nếu để trẻ con làm huyên náo. Con của các học viên cũng là những tiểu đệ tử, do đó, để chúng chơi đùa và hò hét trong khi người lớn học Pháp là việc bất kính với Sư phụ và Đại Pháp. Hơn nữa, nhiều học viên còn không tắt điện thoại, nhiều người còn nói chuyện qua điện thoại với âm lượng rất lớn trong buổi học Pháp.
Đặt ảnh của Sư phụ ở những nơi không trang nghiêm
Học viên ở một số địa phương khi luyện công đã đặt ảnh của Sư phụ lên ngay thảm cỏ. Tôi đã chú ý thấy hiện tượng này tồn tại vài năm rồi. Một số học viên cho rằng điều này không phù hợp và bất kính với Sư phụ, đề nghị nên đặt ảnh Sư phụ vào một khung ảnh. Có đồng tu nói rằng tu luyện Đại Pháp không giảng hình thức, lại có người cho rằng điều này không trọng yếu, làm tốt ba việc chính là kính Sư kính Pháp. Một số học viên nói rằng để ảnh của Sư phụ trên mặt đất cũng không sao bởi vì các học viên ở thành phố khác cũng làm như vậy.
Những người có hiểu biết về văn hóa truyền thống của Trung Quốc đều biết rằng người Trung Quốc xưa đối với Thánh Nhân, Thần Phật và Sư phụ của mình vô cùng cung kính. Họ sẽ cảm thấy lo lắng nếu làm điều gì đó bất kính. Họ sẽ không đặt ảnh của một vị Phật một cách tùy tiện, nhất là trên sàn nhà.
Sư phụ đã ban cho đệ tử Đại Pháp những gì tốt nhất, vinh diệu to lớn chưa từng có trong lịch sử. Làm sao chúng ta có thể đối đãi một cách tùy tiện với ảnh của Sư phụ trong khi không báo đáp sự từ bi của Sư phụ? Chúng ta có xứng với danh hiệu đệ tử Đại Pháp không?
Một số người có thể không ý thức được điều này, các đồng tu ngoại quốc có thể trong đầu não không có khái niệm này, tuy nhiên, khi đồng tu đề xuất rằng việc kính Sư kính Pháp cần phải nghiêm túc, không hướng nội tìm cho tốt mà lại tìm cách bào chữa cho hành vi của mình.
Một số học viên đã nhận ra sai lầm và đã đặt ảnh của Sư phụ vào một cái khung, nhưng nhiều học viên khác vẫn để ảnh của Sư phụ trên mặt đất. Khi một người không tu luyện nhìn thấy điều này, chẳng phải là họ sẽ cảm thấy không tôn kính Sư phụ sao? Chúng ta có chịu trách nhiệm cho thái độ của họ không? Chẳng phải chúng ta hủy hoại chúng sinh sao? Vậy chúng ta có thực sự đang chứng thực Pháp không?
Tại một số điểm giảng chân tướng, một số học viên đặt ảnh của Sư phụ ngay cạnh ảnh của một học viên bị tra tấn. Một số người đi qua cho rằng đó cùng là ảnh của người [bị tra tấn này]. Hành vi này chẳng phải cũng là bất kính sao? Làm sao chúng ta có thể đặt ảnh của Sư phụ một cách tùy tiện ở bất cứ đâu như thế?
Theo thể ngộ của tôi, tại điểm giảng chân tướng không nhất thiết phải đặt ảnh của Sư phụ. Đặt ảnh của đệ tử Đại Pháp đang luyện công và Đại Pháp đang phổ truyền khắp nơi trên thế giới thì hợp lý hơn. Tôi cho rằng lý do cựu thế lực dám lăng mạ Sư phụ và Đại Pháp, và cho phép chúng sinh phạm tội đối với Sư phụ và Đại Pháp là vì có quá nhiều học viên không kính Sư kính Pháp.
Chọn địa điểm luyện công không nghiêm túc
Gần đây tôi có nghe nói có học viên đã chọn khu phố đèn đỏ làm điểm luyện công. Một số học viên chỉ ra rằng địa điểm đó rất không thích hợp. Người điều phối của điểm luyện công đó nói rằng địa điểm này được chọn vì Sư phụ nói chúng ta phải cứu tất cả chúng sinh. Luyện công cũng là việc nghiêm túc và thù thắng phi thường. Nếu không chọn được một địa điểm phong cảnh tú mỹ, an tĩnh thì ít nhất cũng nên chọn một nơi thanh tịnh, phù hợp làm điểm luyện công; đây cũng là thể hiện sự tôn trọng đối với Sư phụ và Đại Pháp.
Trong các buổi chia sẻ kinh nghiệm, tôi đã nhìn thấy nhiều học viên đặt các sách Đại Pháp trong đó có ảnh của Sư phụ dưới chỗ ngồi của mình. Một số học viên đặt ảnh của Sư phụ ở nhiều nơi khác nhau trong nhà họ.
Chúng tôi đã tìm thấy những cuốn Chuyển Pháp Luân, Hồng Ngâm III in lậu và những trang web giả mạo tại địa phương của chúng tôi. Tên của trang web là “Falun World (Thế giới Pháp Luân)”, và sau đó đổi thành “Plum World (Thế giới Mai Hoa)”. Trang web này đã thay đổi những chữ “Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân – Thiện – Nhẫn hảo” thành “Chân – Thiện – Nhẫn Pháp Luân Đại Pháp hảo”. Mầu nền của chữ 卍 trong đồ hình Pháp Luân cũng bị đổi thành màu kim loại, đen không ra đen, vàng chẳng ra vàng. Có người đã đem phát những thẻ có in địa chỉ của website giả mạo này. Nhiều học viên không chú ý rằng đây là website giả mạo nên đã đi phân phát những thẻ này trong nhiều năm.
Vậy thì mọi người nghĩ xem, sự tình loạn Pháp trong thời gian lâu không thể giải quyết và việc rất nhiều đệ tử Đại Pháp không kính Sư kính Pháp và có quan hệ không? Không kính trọng Sư phụ và Đại Pháp, thì trường không gian xung quanh chúng ta không tốt, những nhân tố xấu sẽ lợi dụng sơ hở này để tiếp tục làm loạn Pháp.
Kính Sư kính Pháp là sự kiện nghiêm túc phi thường
Lý do nhiều học viên không tu luyện tốt là vì họ không để tâm đến vấn đề kính Sư kính Pháp và không chịu đối đãi với vấn đề này một cách nghiêm túc. Sư phụ giảng:
“Những Pháp mà tôi vừa giảng đều là giảng một vấn đề. Làm Sư phụ, từ nội tâm mà giảng, thì chư vị đối với tôi có tôn kính hay không tôn kính, tôi hoàn toàn không để ý. Hồi tôi mới độ chư vị, có rất nhiều người [còn] lăng mạ tôi; trong khi nghe giảng bài thậm chí còn có người [lăng] mạ tôi trong khi nghe giảng. Tôi không quan tâm, tôi chỉ muốn độ chư vị thành [công]. (vỗ tay) Tức là, chư vị đối [xử] với Sư phụ như thế nào, thì trong tâm Sư phụ cũng hoàn toàn không quan tâm; tôi cũng không hề bị nhân tố tại bất kể tầng nào trong vũ trụ làm dao động. Tuy nhiên, có một vấn đề, ấy là nếu chư vị không tôn kính đối với Sư phụ, thì chiểu theo [Pháp] lý của vũ trụ thì đó là sai; như thế cựu thế lực sẽ vì vậy dùi vào chỗ sơ hở để huỷ hại chư vị; chúng đã tìm được lý do lớn nhất để huỷ hại chư vị; bởi vì chúng nhìn thấy được toàn bộ quá trình tôi độ chư vị.” (Giảng Pháp tại Pháp hội miền Tây ở Mỹ quốc vào tiết Nguyên Tiêu, 2003)
Tôi đã đọc nhiều bài chia sẻ của các đồng tu khác về vấn đề này, họ đều chỉ rõ ra rằng cựu thế lực sẽ lợi dụng sơ hở của học viên. Hậu quả là có học viên bị bức hại, có người phải chịu đựng nghiệp bệnh và thậm chí có người còn mất đi sinh mạng.
Tôi hi vọng đệ tử chúng ta đều hướng nội về phương diện này. Nếu tìm thấy vấn đề thì phải nhanh chóng loại bỏ đi; chân chính là một đệ tử Đại Pháp như kim cương bất phá.
Trong quá trình giao lưu tầng thứ hữu hạn, có điều gì không phù hợp, mong các đồng tu từ bi chỉ rõ.
Bản tiếng Hán: www.minghui.org/mh/articles/2013/8/23/敬师敬法是件严肃的大事-278513.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2013/9/4/141824.html
Đăng ngày 15-09-2013. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.