Bài viết của một đệ tử Đại Pháp ở Trung Quốc

[MINH HUỆ 11-07-2013] Trong một thời gian dài, tôi quan sát thấy một vài học viên ở địa phương của chúng tôi có những biểu hiện cực đoan và thiếu lý trí trong việc học Pháp cá nhân và học Pháp nhóm.

Càng ngày những biểu hiện này càng trở nên xấu hơn. Tôi cảm thấy rất lo lắng khi có một vài hành vi đã dẫn đến sự xích mích, chia rẽ giữa các học viên. Tôi muốn chia sẻ những quan sát của mình với hy vọng rằng chúng ta có thể nghiêm túc nhận định những vấn đề này. Xin vui lòng chỉ ra bất kỳ điều gì không phù hợp với Pháp trong bài chia sẻ của tôi.

Biểu hiện cực đoan và thiếu lý trí trong việc học Pháp cá nhân

Bị lèo lái bởi những quan niệm người thường, một vài học viên đã bị ám ảnh bởi việc tìm ra những nội hàm sâu hơn đằng sau mỗi câu chữ trong các cuốn sách Đại Pháp. Một vài người đã phàn nàn với tôi một cách khổ sở: “Chúng ta cùng đọc những cuốn sách như nhau. Tại sao một số người có thể dễ dàng thấy được những nguyên lý phía sau, trong khi tôi không thể thấy gì khác? Hãy nhìn người này người kia – anh ấy thật giỏi khi thảo luận về các Pháp lý.”

Những học viên này thường bị thu hút bởi những người mà họ coi là “ngôi sao” và “có thể ngộ sâu sắc về các Pháp lý”. Thay vì dĩ Pháp vi Sư, những học viên này lại vây quanh những “ngôi sao”. Để được gần những “ngôi sao” này hơn, họ thậm chí còn thiên vị lẫn nhau như những người thường. Những người không thể đến gần những “ngôi sao” này sẽ cảm thấy rất ghen tị. Kết quả là, sự chia rẽ đã xảy ra giữa các học viên này, khiến họ sau đó ngừng nói chuyện với nhau.

Tôi không nói rằng chúng ta không thể chia sẻ kinh nghiệm với nhau. Tôi chỉ muốn nhắc nhở tất cả chúng ta rằng không có đường tắt trong tu luyện. Bất cứ ai đang nuôi dưỡng tâm ích kỷ và các truy cầu của người thường là không phù hợp với Pháp. Theo tôi thấy, sự sùng bái mù quáng các “ngôi sao” cũng giống như đi lệch đường và là thiếu tôn kính với Đại Pháp.

Sư phụ đã giảng rõ cho chúng ta trong Chuyển Pháp Luân:

“Công thực ra không phải từ luyện mà có, nó từ tu mà có. Nhiều người mong cầu tăng công, [nhưng] chỉ chú trọng luyện thế nào, chẳng chú trọng tu ra sao; kỳ thực công hoàn toàn dựa vào tu tâm tính mà xuất lai.”

Theo thể ngộ của tôi, cảnh giới mà các Pháp lý triển hiện cho chúng ta phụ thuộc vào tầng thứ tu luyện của chúng ta. Không phải là mọi thứ đều sẽ được triển hiện nếu chúng ta chỉ hời hợt lướt qua các cuốn sách, hoặc nhận một cái cốc đầu mà không thực tu.

Làm sao chúng ta có thể thấy được các Pháp lý đằng sau nếu chúng ta không làm tốt ba việc của một đệ tử Đại Pháp, tịnh hóa nhân tâm và đề cao tầng thứ của bản thân?

Các học viên đã bị tà ngộ thường là những người nuôi dưỡng tâm sợ hãi và không dám bước ra để chứng thực Pháp.

Biểu hiện thiếu lý trí và cực đoan trong nhóm học Pháp

Tôi để ý thấy có một vài hành vi thiếu lý trí trong nhóm học Pháp của chúng ta trong những năm qua.

1. Đọc quá nhanh

Một vài học viên đọc Pháp quá nhanh đến mức họ không khác gì các sư sãi đang tụng kinh một cách vô thức. Họ thậm chí còn không biết họ đang đọc cái gì.

2. Cạnh tranh để trở thành người đọc giỏi nhất

Một vài người nhất định muốn mình phải là người đọc nhanh nhất, trôi chảy nhất. Kết quả là, họ chỉ để ý đến việc đọc mà không hiểu các Pháp lý. Tôi đã thấy một số người trở nên căng thẳng trong cuộc cạnh tranh này và thậm chí còn mắc nhiều lỗi hơn. Họ đọc xong một dòng chỉ để nhìn sót dòng kế tiếp.

3. Đọc như chạy đua hết mức có thể

Một vài học viên nhất định muốn rằng chúng tôi phải đọc xong ít nhất một vài bài giảng trong mỗi lần học Pháp nhóm. Để “hoàn thành nhiệm vụ” này, họ đọc nhanh hết mức có thể. Khi học xong, mọi người ra về vì không còn chút thời gian nào dành cho việc chia sẻ. Nhiều người cảm thấy học Pháp nhóm như vậy không thu được lợi ích gì cả. Cuối cùng, một vài người đã ngừng đến nhóm học Pháp.

4. Từ chối tiếp thu những chỉ trích mang tính xây dựng

Một vài người sẽ khó chịu khi những người khác chỉ ra những từ mà họ đọc sai. Họ cảm thấy mất mặt trước mọi người và không chịu sửa lại.

Mặt khác, những người chỉ ra lỗi sai không thể chịu được việc có người cứ liên tục đọc sai từ, và kết quả là họ cảm thấy bực bội.

Không lạ gì mà mâu thuẫn đã xảy ra trong những lần đó. Kết quả là, không ai còn quan tâm đến việc một vài từ bị đọc sai nữa.

5. Nhất quyết cho rằng thể ngộ nông cạn của ai đó là đúng đắn

Nhiều bài giảng của Sư phụ có các dấu ngoặc đơn, và có người luôn tranh luận xem có nên đọc chúng không. Thực ra, Sư phụ đã giải đáp vấn đề này trong “Giảng Pháp tại Pháp hội quốc tế New York [2009]

“Đệ tử: Trong các bài giảng Pháp và kinh văn của Sư phụ có những nội dung như ký tên, ngày tháng, và những chữ “vỗ tay” “Sư phụ cười” trong ngoặc tròn, v.v. Thì khi học Pháp tập thể thì có nên đọc lên hay không? Sư phụ: (cười) Không cần. Ký tên, ngày tháng, dấu phẩy, trong ngoặc, đều không cần đọc lên, (cười) (mọi người cười) Chỉ đọc Pháp, đọc nội dung của Pháp là đủ rồi. Trong các học viên ở Trung Quốc có một tình huống, khi học Pháp thì gặp phải tên của Sư phụ; có người nói là không được đọc; [bèn] đổi thành “Sư phụ”, “Sư tôn”. Đọc Pháp chính là đọc Pháp. Không được cải động [sửa đổi].”

Mặc dù Sư phụ đã chỉ rõ, một vài học viên địa phương của chúng tôi vẫn bám chắc vào ý kiến của họ, và thậm chí viết thư nhờ Minh Huệ xác nhận. Khi không nhận được phản hồi từ Minh Huệ, họ tiếp tục tranh cãi không ngừng, gây ra nhiều lẫn lộn giữa các học viên.

6. Phớt lờ an toàn

Tôi đã thấy khá nhiều học viên bất cẩn trong các vấn đề liên quan đến sự an toàn. Do tâm lý hiển thị, họ đem điện thoại di động đến nhóm học Pháp và để chúng ở chế độ bật trong toàn bộ thời gian học. Khi chuông điện thoại của họ reo, họ tùy tiện trả lời điện thoại mà không cân nhắc. Mặc dù những người khác đã nhắc nhở họ chú ý đến an toàn, họ vẫn từ chối tiếp thu, lấy lý do là họ có “chính niệm mạnh”, và có thể trấn áp tà ác.

Một vài người cũng làm vậy khi đến thăm các đồng tu hoặc điểm sản xuất tài liệu giảng chân tướng. Họ cảm thấy thật tốt khi điện thoại di động của họ được bật 24/7 và họ từ chối bất kỳ ai cố gắng ngăn cản họ.

Một vài học viên chịu trách nhiệm về các vấn đề kỹ thuật không chỉ không chú ý đến an toàn của bản thân họ, mà còn có ảnh hưởng tiêu cực đến những người xung quanh. Trên thực tế, đã có một vài kỹ thuật viên như vậy bị bắt và/hoặc giam giữ.

7. Không cân nhắc cho các học viên cung cấp địa điểm học Pháp nhóm

Một vài học viên nói to và không ý tứ khi tham dự nhóm học Pháp; họ hoàn toàn quên mất áp lực và gánh nặng đặt lên những người cung cấp địa điểm cho những buổi gặp gỡ quý giá này

8. Tìm kiếm bù đắp cho việc cung cấp điểm học Pháp

Mặt khác, một vài học viên cung cấp địa điểm học Pháp nhóm lại tìm cách có được tiền và tài vật từ những người đến nhà họ học Pháp.

Kết luận

Tất cả những hành vi cực đoan và thiếu lý trí này đã đem đến những tổn thất to lớn cho tu luyện cá nhân và sự phối hợp chỉnh thể trong khu vực của chúng tôi, mặc dù vậy, nhiều người vẫn không chú ý đến chúng.

Tôi hy vọng rằng các đồng tu chúng ta sẽ chỉnh sửa lại bản thân, và không để bất kỳ sơ hở nào cho tà ác dùi vào.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2013/7/11/谈谈个人学法与集体学法走极端的问题-276518.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2013/7/18/141117.html

Đăng ngày 18-09-2013. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share