Bài viết của đệ tử Đại Pháp tại Đại lục

[MINH HUỆ 10-08-2013] Tôi từng xem qua một câu chuyện tu Đạo, đại ý là như thế này: Một người tu Đạo tên là Khả Huyền, tu hành tại đạo quán ở trên núi, hàng ngày ông đều đi xuống núi, giúp đỡ người qua đường bê vác hành lý đồ đạc đến phía bên kia quả núi. Đường núi quanh co, mỗi lần đưa người qua núi, đều rất vất vả. Ngày qua ngày, năm này qua năm khác, thoáng chốc đã hai mươi năm trôi qua.

Một ngày ông ấy nghĩ: “Ta đã tu hành được hai mươi năm rồi, nên viên mãn rồi chăng?” Ông ta vừa nghĩ vừa đi xuống núi, gặp một lão nhân đang vất vả mang vác hành lý rất nặng qua núi. Ông ta bước đến, đón lấy hành lý của ông lão mang trên vai. Ông lão vừa đi vừa hỏi: “Anh tên là gì vậy?” “Tôi tên Khả Huyền”, người tu Đạo trả lời. Đi được mấy bước, ông lão lại hỏi: “Anh tên là gì vậy?” “Tôi tên Khả Huyền”. Ông lão đi mấy bước lại hỏi một lần, lúc này, đạo nhân Khả Huyền đã đi đến giữa sườn núi, cảm thấy đồ vật càng lúc càng nặng, đã mồ hôi nhễ nhại, hơi thở nặng nhọc. Lúc này, ông lão vẫn không ngừng hỏi: “Anh tên là gì vậy?” Lần này, đạo nhân Khả Huyền đã mệt đến mức hai mắt bốc hỏa, bước đi khó khăn, thấy ông lão cứ lôi thôi như vậy, ông ta nói lớn: “Khả Huyền, Khả Huyền, Khả Huyền! Ông đã nghe rõ chưa? Tôi tên Khả Huyền!”

Ông lão thấy Khả Huyền tức giận rồi, nói: “A, anh tên là Khả Huyền à? Tai tôi đã nghe rồi, lần này nghe rõ rồi.” Lập tức, đạo nhân Khả Huyền đột nhiên cảm thấy đồ vật trên lưng đã biến thành nhẹ, quay đầu một cái, ông lão và đồ vật trên lưng đã không còn đó. Lúc này, một tờ giấy từ đỉnh đầu bay xuống, trên đó có bốn câu thơ: “Khả Huyền Khả Huyền thật tiếc thay, Nhất tâm tu đạo mong viên mãn; Mặc dù chịu đủ khổ thế gian, Tâm này không bỏ khó thành tiên.” Khả Huyền thật hối hận: “Lần này gặp phải Thần Tiên rồi, khảo nghiệm không qua được rồi.”

Lại qua chín năm, trong tâm Khả Huyền nghĩ: “Cảnh giới của ta đã không như trước, cảm thấy rất thành thục rồi, cũng nên viên mãn chăng?” Ông ấy vừa nghĩ như vậy, vừa đi xuống núi. Lúc này, gặp một bà lão chống gậy đi lên núi, ông ta đỡ lấy hành lý của bà, đi ở trước mặt bà. Lúc này, bà lão hỏi: “Anh tên là gì vậy?” “Tôi tên Khả Huyền.” “Anh tên là gì vậy?” “Tôi tên Khả Huyền”. Khả Huyền trong tâm kinh ngạc: “Có phải là gặp được Thần Tiên rồi? Lần này mình phải làm tốt.” Thế nhưng, sau khi bà lão hỏi mấy lần, thì không hỏi nữa. Khả Huyền đang đi đang đi, thấy phía sau không có động tĩnh gì, quay đầu lại, thấy bà lão biến mất rồi, lại xem hành lý ở trong tay, thì thấy một tờ giấy, trên đó có bốn câu thơ: “Khả Huyền Khả Huyền ôi Khả Huyền, Biết bao phó xuất vì viên mãn; Mặc dù chịu đủ khổ thế gian, Tâm này không bỏ khó thành tiên.”

Khả Huyền mặc niệm bốn câu thơ, hồi tưởng con đường đã đi qua, dường như đại ngộ. Từ đó ông không nghĩ đến viên mãn nữa, hàng ngày trừ việc xem sách đả tọa ra, đều xuống núi giúp đỡ người qua đường mang đồ, gánh vật nặng. Mỗi lần như vậy, ông đều coi đó như việc của mình mà làm, thật tâm phó xuất, không cầu bất cứ hồi báo nào, cảm thấy mình nên là sinh mệnh như vậy, nên nghĩ đến người khác.

Lại hai năm qua, Khả Huyền viên tịch rồi. Đồ đệ thay thế Khả Huyền, còn có đồ đệ của đồ đệ Khả Huyền, vẫn năm này qua năm khác đưa người qua núi. Thế nhưng, người ta đều nói là: “Người tu Đạo trên núi này, chỉ có ông Khả Huyền kia mới chân chính là Thần Tiên.”

Nghĩ đến câu chuyện của Khả Huyền, tôi cũng liên tưởng đến nhận thức của mình về viên mãn. Trước kia, lúc tôi đọc Pháp của Sư phụ về phương diện này: “Thời gian không còn nhiều…”, “Nhanh kết thúc thôi…”, chỉ lý giải là cần phải “cứu nhiều người, hoặc nhanh chóng đạt đến tiêu chuẩn viên mãn, không được rớt xuống”. Kỳ thực, còn có một tầng hàm nghĩa lớn hơn mà chưa ngộ tới, đó chính là “đừng chấp trước vào thời gian và viên mãn.” Sư phụ từ năm 2011 cho đến nay, nhiều lần nhắc đến “Thời gian không còn nhiều” hay “Sớm kết thúc thôi”. Đặc biệt trong bài “Giảng Pháp ở Pháp hội tại Vùng đô thị New York năm 2013”, Sư phụ đã giảng:

“Thời gian thật sự là không nhiều quá đâu, nói kết thúc liền kết thúc, bước tiếp theo nói đến liền đến.”

Thiển ngộ của tôi là: Sư phụ đã giảng Pháp liên quan đến vấn đề “Thời gian không nhiều” trong những năm vừa rồi, chính là để chúng ta buông bỏ chấp trước vào thời gian và viên mãn, để chúng ta quên đi viên mãn. Nếu như trong tâm chúng ta thường xuyên nghĩ đến “Khi nào thì kết thúc? Năm nay? Năm sau? Mấy tháng nữa?” Vậy chẳng phải giống như ông Khả Huyền sao? Bước đó đáng lẽ đến mà không đến sao?

Trên đây là một chút thiển ngộ của tôi, mong đồng tu chỉ ra chỗ không phù hợp.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2013/8/10/忘记圆满-277935.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2013/9/11/141953.html

Đăng ngày 18-09-2013. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share