Bài viết của Nam Trúc, đệ tử Đại Pháp tại Trung Quốc Đại lục

[MINH HUỆ 08-07-2013] Một hôm, tôi được mời đến tham dự một buổi chia sẻ kinh nghiệm. Chúng tôi cùng ngồi cạnh nhau trong nhà của một đồng tu. Tất cả mọi người đều trân quý cơ hội giao lưu chia sẻ tâm đắc thể hội cùng đồng tu khác. Một học viên nói về một vấn đề đang làm anh băn khoăn và hỏi ý kiến của chúng tôi.

Một câu hỏi về vấn đề trộm Pháp

Học viên này đã viết một cuốn sách về văn hóa công ty và muốn dùng nó để truyền tải thông điệp Chân – Thiện – Nhẫn tới những người có tiền duyên và giúp nhiều người hơn có cơ hội được đắc cứu.

Cuốn sách trình bày tầm nhìn của công ty anh. Nó rất nổi tiếng. Bản đầu tiên xuất bản mấy trăm nghìn cuốn đã bán gần hết. Chỉ còn lại khoảng 1000 cuốn.

Anh ấy cũng đã nhiều lần thuyết trình trên cả nước để quảng bá cho văn hóa kinh doanh công ty anh và được rất nhiều người đón nhận.

Tuy nhiên, có một số đồng tu cho rằng việc anh làm có thể là trộm Pháp, bởi vì quyển sách đề cập đến Chân – Thiện – Nhẫn và trích lời Sư phụ giảng về ý nghĩa của các Pháp lý nhưng anh không có ghi rõ đó là trích dẫn từ Chuyển Pháp Luân hay từ Sư phụ.

Anh ấy giải thích rằng cuốn sách vừa quảng bá văn hóa công ty và nói sự thật về Đại Pháp. Nó đã giúp dẫn đường cho những người có tiền duyên. Anh đã được nghe rất nhiều câu chuyện cảm động của những người đã đọc sách của anh và những người tham dự các buổi thuyết trình.

Bởi vì cuộc bức hại, học viên này không thể nói thẳng thắn rõ ràng rằng anh ấy đang trích dẫn từ sách Chuyển Pháp Luân. Thay vào đó, anh viết “theo lời của một bậc giác giả” để phân biệt giữa lời của Sư phụ và lời của anh ấy. Anh nghĩ rằng mọi người đều có thể biết rằng đó là Pháp Luân Công khi nhắc tới Chân  – Thiện – Nhẫn. Anh cũng nghĩ mọi người đều biết anh tu luyện Pháp Luân Công.

Suy nghĩ của tập thể và quyết định của cá nhân

Chúng tôi đều cho rằng anh ấy đã trộm Pháp. Một đồng tu nhắc nhở chúng tôi rằng tất cả mọi hành động sử dụng Đại Pháp nhưng không chứng thực Pháp đều là trộm Pháp.

Sư phụ giảng trong “Pháp chính nhân tâm” trong Tinh Tấn Yếu Chỉ:

“Như có người từ Đại Pháp đắc được một số khải thị, rồi làm ra cái gì là phong trào văn minh ở xã hội. Hành vi trộm Pháp như thế xuất phát từ Đại Pháp nhưng lại không thể chứng thực Đại Pháp, từ một mặt khác là chống lại Đại Pháp. Thực ra bất kể vận động nào cũng không thể cải biến nhân tâm từ bản chất, hiện tượng cũng sẽ không lâu dài, lâu dần người ta sẽ thờ ơ, qua đi rồi sẽ khó giải quyết hơn nữa những hiện tượng bất hảo xuất hiện. Đại Pháp quyết không thể bị lạc vào đó”.

Một đồng tu khác nói rằng viết thành “một thánh giả nói” sẽ làm người đọc bị lầm lẫn. Họ có thể nghĩ tới những bậc giác giả khác mà họ biết. Con người trong tương lai sẽ không thể phân biệt lời của Sư phụ với những danh ngôn khác.

Những đồng tu khác cũng chia sẻ quan điểm của mình.

Ý nghĩa cao hơn của “Chân – Thiện – Nhẫn” là Pháp lý của tu luyện cao tầng và là điều mà chỉ có Sư phụ mới có thể giảng và chỉ có trong Pháp Luân Công.

Nếu một người thường tỏ rõ thái độ của mình nhưng không biết đó là Pháp Luân Công thì họ cũng có thể không được cứu.

Chúng ta là đệ tử trợ giúp Sư phụ. Nếu chúng ta không thể đạt tới điều mà Sư phụ muốn, thì chúng ta không thực sự là trợ Sư.

Sau khi chia sẻ, chúng tôi đều nhận thức rõ hơn về vấn đề này. Tác giả của cuốn sách đã nhận ra vấn đề nghiêm trọng của việc mà anh đã làm. Để sửa sai, anh quyết định tiêu hủy toàn bộ số sách chưa bán được cùng với nghiêm chính thanh minh lên Minh Huệ Net thể hiện sự hối lỗi của mình. Anh cũng sẽ tới gặp những người có liên quan để giảng chân tướng và cải biến điều này thành hảo sự.

Đồng tu này đã hành động ngay tức thì. Anh ấy đã viết ra tuyên bố của mình và chia sẻ nhiều hơn nhằm nâng cao nhận thức của mình.

Chúng tôi đều vui mừng vì quyết định của anh. Chúng tôi nghĩ rằng anh đã có quyết định kịp thời để vãn hồi tổn thất và biến một việc xấu thành hảo sự.

Hướng nội

Vài ngày trước, tôi lại suy nghĩ về buổi chia sẻ đó. Đó không phải là ngẫu nhiên khi chúng tôi biết về hành vi của học viên kia. Mọi sự xảy đến với người tu luyện chắc chắn không chỉ có một nguyên nhân.

Sau đó tôi hướng nội và nhận ra quả thực chuyện này có liên quan đến tu luyện của mình.

Gần đây tôi đã giảng chân tướng cho một sinh viên. Nhưng tôi không nhắc đến Pháp Luân Công. Sau khi người sinh viên thoái các tổ chức cộng sản, tôi bảo cậu ta hãy ghi nhớ, “Chân – Thiện – Nhẫn hảo” và “Đại Pháp hảo”. Tôi đã cố ý bỏ qua chữ “Pháp Luân”.

Chuyện này cũng chẳng khác chuyện người học viên kia đã bỏ qua “Pháp Luân Công” trong cuốn sách của anh ấy. Tôi biết chân tướng, nhưng tôi không nói cho người khác. Vậy làm sao người thường biết về chân tướng đây?

Với nhiều người thường, “Pháp Luân Công” là tên duy nhất mà họ biết để gọi Đại Pháp. Thậm chí nếu họ nói “Chân – Thiện – Nhẫn hảo” và “Đại Pháp hảo”, có thể họ cũng không biết đó là nói về Pháp Luân Đại Pháp. Vậy thì làm thế nào họ có thể lựa chọn Đại Pháp?

Phải chăng là tôi đã bị ảnh hưởng bởi tâm sợ hãi? Tại sao tôi không nhìn ra vấn đề này? Tôi thậm chí còn cho rằng mình dùng “trí huệ” để giảng chân tướng.

Tôi thường hay tự “xuất bản” các bài viết (một số là của tôi và một số là của học viên khác) trước khi Minh Huệ Net đăng tải chúng. Tôi “xuất bản” các bài viết này bằng cách tự gửi chúng đến các đồng tu khác.

Tôi thích ghi lại những điều mình ngộ ra. Khi một học viên khác nói muốn đọc những ghi chép này. Tôi lập tức đưa cho cô ấy. Sau đó cô ấy nói đã thu được nhiều lợi ích từ đó, tôi cảm thấy rất hài lòng.

Bây giờ tôi đã hiểu. Tôi được mời tới buổi chia sẻ kinh nghiệm để tôi có thể nhìn ra vấn đề của mình. Trước đó tôi đã không ngộ ra, tôi đã không hướng nội.

Tu luyện bản thân

Tôi đã không thường xuyên tu luyện bản thân và chỉ hướng ngoại. Nhiều đồng tu khác đã hướng nội trong buổi chia sẻ và nói về việc vấn đề này phản ánh ở bản thân họ như thế nào. Tôi chỉ ngồi nghe. Tôi đã không nghĩ gì về bản thân mình.

Sự từ bi của Sư phụ đã cho tôi một cơ hội để nhận ra sai sót của mình. Tôi nhắc nhở bản thân phải luôn hướng nội khi đối diện với bất kể vấn đề nào. Tôi không nên bài trừ bản thân mình ra khỏi tu luyện.

Tôi xin phép được kết thúc bài chia sẻ của mình bằng lời giảng của Sư phụ:

“Thần: Vấn đề này đã nghiêm trọng phi thường, họ làm thế nào đưa những gì mà họ thấy ở đối phương, xoay trở lại nhìn bản thân họ vậy là tốt rồi.

Sư phụ: Là nên bảo họ thanh tỉnh ra, cải biến hoàn cảnh của họ thành một hoàn cảnh tu luyện chân chính, làm một vị Thần chân chính.” (Đối thoại với Thời gian, Tinh Tấn Yếu Chỉ)


Bản tiếng Hán: www.minghui.org/mh/articles/2013/7/8/向内修-不要把自己排除在修炼之外-276379.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2013/8/29/141743.html

Đăng ngày 14-9-2013. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share