Bài viết của một đệ tử Đại Pháp tại Trung Quốc

[MINH HUỆ 08-07-2013] Gần đây khi trao đổi cùng đồng tu tôi hay xuất hiện tâm thái bất hòa. Có lúc, mặc dù không có tranh luận, ngoài mặt tôi vẫn thể hiện hòa khí nhưng trong lòng thì bất mãn, cho rằng đồng tu nói quá khoa trương. Tôi cũng có những bất đồng nhỏ với một số đồng tu tôi thường xuyên liên lạc . Vì vậy tôi không muốn nói chuyện với họ, thậm chí không muốn gặp mặt họ.

Tôi cảm thấy trạng thái này có gì đó không đúng, nhưng đó là gì và tại sao tôi lại cảm thấy như vậy?

Tôi nhớ là trước khi cuộc bức hại bắt đầu, trạng thái của tôi với các đồng tu không như thế này. Lúc đó khi chúng tôi gặp nhau, chúng tôi đều muốn được nghe người khác chia sẻ. Chúng tôi cũng không xét nét thể ngộ của người này đúng, người kia sai như bây giờ. Đó thực sự là một chỉnh thể tường hòa.

Bây giờ, khi trao đổi về một vấn đề nào đó, chúng tôi ai cũng muốn nói về thể ngộ của mình, mâu thuẫn giữa các học viên cũng gia tăng. Tôi có cảm giác ai cũng cho rằng thể ngộ của mình là đúng đắn nhất. Đây có phải là “thành thục hơn” trong tu luyện hay không?

Một hôm, nhiều học viên đề cập đến chuyện một học viên khác trong vùng có những ảnh hưởng không tốt đến các học viên khác và người thường. Họ hỏi: “Điều gì sẽ xảy đến với những người này?” Chúng tôi bắt đầu bàn luận và đưa ra thể ngộ của mình về vấn đề này, giống như những bác sĩ đang cho bệnh nhân lời khuyên vậy. Một số nói thế này, một số nói thế khác. Ai cũng có suy nghĩ của mình và ai cũng nghĩ rằng suy nghĩ đó là đúng đắn.

Trong khi mọi người đang trao đổi, tôi tự nghĩ thầm: “Mình không đồng ý với điều mà những học viên khác nói. Thể ngộ của mình khác với họ. Tuy nhiên, nếu mình nói ra thì điều đó có thể khiến tổn thương lòng tự trọng của người khác.” (Vậy đó, tôi cũng đang cố gắng tự bảo vệ bản thân).

Có một ý niệm ẩn sâu trong tư tưởng của tôi: “Chẳng có ai trong số họ đúng cả, không có ai nói trúng bản chất của vấn đề. Chỉ có hiểu biết của mình là đúng và phù hợp với Pháp.”

Suy nghĩ đó đã điều khiển tôi, và nhiều việc tôi làm có bắt nguồn từ suy nghĩ đó. Thậm chí với những vấn đề rất nhỏ nhặt, suy nghĩ và chấp trước người thường của tôi đều bị ảnh hưởng bởi ý niệm này.

Đó là gì? Hiện tại tôi đã có thể nhìn rõ ràng, đó là “tự ngã”. Chừng nào nó còn tồn tại, nó điều khiển mọi thứ ở bề mặt.

Khi nói về việc các sinh mệnh trong vũ trụ cũ nhìn nhận Chính Pháp như thế nào, Sư phụ giảng:

“…do đó họ cho rằng: ‘Sự việc này đã là bao gồm cả chúng tôi, các ông muốn đối với tôi như thế nào thì sẽ là như thế hay sao? Tôi cũng có vô lượng chúng sinh, tôi cũng cần được lựa chọn.” (Giảng Pháp ở Pháp hội thành phố Los Angeles)

Lần đầu tiên tôi đọc đoạn kinh văn này, tôi không thể hiểu được tại sao một sinh mệnh ở cảnh giới cao như thế lại có suy nghĩ này? Tai sao sinh mệnh có tư tưởng như vậy lại có thể ở trên một tầng thứ cao như thế?

Đến nay tôi nhận ra rằng, không kể tầng thứ của sinh mệnh cao đến đâu, chừng nào còn mang theo nhân tố “tự ngã”, nó sẽ khiến người khác thấy không phục. Chỉ khi chúng ta hoàn toàn buông bỏ tự ngã, chúng ta mới có thể thực sự biểu hiện vẻ đẹp vĩ đại của sinh mệnh tại cảnh giới đó.

Sau khi ngộ ra vấn đề này, tâm tôi đột nhiên rất nhẹ nhàng. Khi phát chính niệm, tôi thêm một niệm này vào: “Hoàn toàn loại bỏ tầng tầng lớp lớp vật chất tự ngã của bản thân. Để từng vi lạp của ta, từ hồng quan nhất đến vi quan nhất, đồng hóa vô điều với đặc tính Chân – Thiện – Nhẫn của vũ trụ.”

Sau đó, khi nào có ý kiến khác với đồng tu, tôi liền nghĩ: “Mình sẽ không tranh đua với người khác. Khi chúng ta có suy nghĩ khác nhau, không phải là mọi người cần phải đồng hóa với suy nghĩ của mình, mà là thông qua giao lưu sẽ đồng hóa được tới Chân – Thiện – Nhẫn. Mọi người đều có thể ngộ khác nhau ở các tầng thứ khác nhau, không phải tà ngộ – vậy cứ tranh luận mãi thì có ích gì?”

Trước đây, chỉ vì nhân tố “tự ngã”, tôi đã phạm phải một số lỗi lớn trong quá trình tu luyện. Khi gặp khảo nghiệm tâm tính, tôi luôn muốn tranh luận với đồng tu đến tận cùng xem ai đúng ai sai về bề mặt. Thực ra đó không chỉ là để thỏa mãn tâm tranh đấu, quan trọng hơn là nó có gốc rễ sâu thẳm từ cái tự ngã được che giấu trong mỗi chúng ta. Mỗi ý niệm, chấp trước con người và mỗi hành động bất chính đều có liên hệ ngầm với tự ngã.

Việc khó khăn nhất đối với tôi không phải là không có đủ can đảm để tu bỏ tự ngã, mà là không thể nhận ra biểu hiện của nó trong nhiều trường hợp. Chỉ có tuân theo yêu cầu của Sư phụ về việc “tu thành bậc Chính Giác vô tư vô ngã, tiên tha hậu ngã” (Phật tính vô lậu, Tinh Tấn Yếu Chỉ), tôi mới có thể thực sự thành thục trong tu luyện. Chỉ có như thế tôi mới có thể hoàn thành tốt thệ ước tiền sử của mình.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2013/7/8/自私自我是不正的源-276384.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2013/7/18/141113.html

Đăng ngày 01-08-2013. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share