Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Trung Quốc

[MINH HUỆ 12-03-2013] Khi tôi đang nghĩ về việc viết bài chia sẻ này, tôi đã phải đối mặt với rất nhiều vấn đề, bao gồm cả nghiệp bệnh. Tôi nhận ra rằng cựu thế lực đang cố gắng hết sức để hủy hoại niềm tin của tôi.

Tôi không giỏi trong việc đánh máy mà bài viết này bao gồm rất nhiều vấn đề. Việc này đòi hỏi đáng kể thời gian và năng lượng. Nhưng khi đang phải đối mặt với những khó khăn, tôi nhớ rằng một bài chia sẻ mà tôi viết trước đó đã được Minh Huệ đăng và nhận ra rằng Sư phụ đang khích lệ và gia trì chính niệm cho tôi để đột phá khỏi can nhiễu. Đây chắc hẳn là một trận chiến khốc liệt giữa thiện và ác trong không gian khác.

cựu thế lực lợi dụng mọi sơ hở: Ba điều phối viên địa phương bị bức hại

Một điều phối viên trong vùng chúng tôi làm điều phối kể từ khi cuộc bức hại bắt đầu và ông ấy được những học viên khác trong vùng tôn trọng (học viên A).

Ông ấy đã hai lần bị giam giữ trong một trại lao động và trong nhà tù. Trong suốt cuộc bức hại, ông ấy đã tận dụng mọi cơ hội để giảng chân tướng và đã cứu được rất nhiều người. Ông không bao giờ ngừng học Pháp và luyện công đồng thời đã học thuộc sách Chuyển Pháp Luân. Sau khi được tự do, ông lại tiếp tục chịu trách nhiệm điều phối công tác Đại Pháp trong vùng của mình và đã nỗ lực hết sức mình cho các hạng mục Đại Pháp khác nhau. Tuy nhiên, ông đã bị bắt giữ một cách bất hợp pháp lần thứ ba vào mùa hè năm ngoái và vẫn bị giam giữ trong một trại giam kể từ đó.

Tương tự, một điều phối viên tại một thành phố khác là một phụ đạo viên tình nguyện tại một điểm luyện công trước khi cuộc bức hại bắt đầu vào năm 1999 (học viên B). Bà rất tận tâm với Đại Pháp và quyên góp rất nhiều tiền cho các hạng mục Đại Pháp. Bà tinh tấn học Pháp, luyện công và phát chính niệm hàng ngày. Bà cũng học thuộc Chuyển Pháp Luân năm lần. Tuy nhiên, năm ngoái bà đã bị nghiệp bệnh. Mặc dù tình trạng của bà đã được cải thiện nhưng bà vẫn không hồi phục được 100% do vậy đã làm dấy lên những hoài nghi và ngờ vực trong số những người mà quen biết bà.

Học viên C tại một thành phố khác đã đích thân tham dự ba khóa giảng của Sư phụ giữa năm 1992 và 1994 đồng thời cả chồng và con trai của bà cũng trực tiếp được nghe một số bài giảng của Sư phụ. Lúc đó, con trai bà đang mắc một căn bệnh hiểm nghèo. Bác sỹ đã bỏ cuộc đối với cậu ấy nhưng cậu ấy đã hồi phục một cách kỳ diệu chỉ vài ngày sau khi cậu ấy bắt đầu tập Pháp Luân Công.

Học viên C rất có khả năng và rất có năng lực trong cuộc sống và bà rất tận tâm với Đại Pháp. Một số người nói rằng 80% học viên trong vùng biết đến Đại Pháp qua bà ấy và hầu hết mọi người ở đó đều biết tên bà ấy. Một buổi sáng vào ngày cuối tháng 01 năm ngoái bà ấy đã qua đời bất chấp nỗ lực của các học viên khác nhằm giữ lại mạng sống của bà.

Chúng ta nên nhận ra đây là can nhiễu và bức hại từ cựu thế lực. Ở thời điểm quan trọng này khi Chính Pháp đang được đẩy ngày càng nhanh về phía trước và Pháp Chính nhân gian sắp đến gần, cựu thế lực vẫn tiếp tục dán chặt mắt vào chúng ta và chúng ta không thể buông lơi trong tu luyện.

Buông bỏ tự ngã và hướng nội  

Sự qua đời bất ngờ của học viên C đã có tác động tiêu cực rất lớn đến các đồng tu và những người mà quen biết bà và tất cả các học viên đều có những kiến giải riêng về việc này. Một số nghĩ rằng bà đã hoàn thành sứ mệnh của mình và đạt viên mãn. Một số người nghĩ Sư phụ có những an bài khác cho bà. Một số người nghĩ bà đã bước đi trên con đường mà cựu thế lực an bài.

Một số người nghĩ chúng tôi có sơ hở trong chỉnh thể nên cựu thế lực đã lợi dụng nó vì vậy đầu tiên chúng tôi nên hướng nội. Một số người đã âm thầm bàn tán về những thiếu sót của bà ấy. Một số nghĩ rằng thật không đúng khi chỉ trích mà thay vào đó chúng ta nên hướng nội và rằng việc đó thật vô ích vì bà ấy đã qua đời và việc đổ lỗi cho bà ấy đồng nghĩa với việc thừa nhận cựu thế lực. Một số nghi ngờ Đại Pháp và thậm chí còn mất đi tín tâm trong việc tu luyện của họ.

Chúng tôi đã có những sự tranh luận nảy lửa và phân chia thành các nhóm.

Theo quan điểm của mình, tôi nghĩ mọi người đều đúng theo cách riêng của họ. Tuy nhiên, tôi nghĩ họ cũng có những quan niệm sai lầm bởi chỉ chấp nhận phần nguyên lý của Đại Pháp hợp với những quan niệm của họ thay vì tu luyện bản thân một cách kiên định.

Sư phụ giảng:

“Chư vị cũng cần minh bạch rõ rằng “tự nhiên” là không tồn tại, mà “tất nhiên” là có nguyên nhân. Kỳ thực “tự nhiên” là người thường giải thích không nổi những hiện tượng về vũ trụ, về sinh mệnh, về vật chất nên mới nói bao biện một cách vô trách nhiệm như thế, họ cũng không nghĩ đến bản thân “tự nhiên” ấy là gì. Do chịu nhận ảnh hưởng của loại ý thức ấy, chư vị cho rằng hết thảy ma nạn đều là tất nhiên, là như thế rồi, sản sinh ra một loại trạng thái bó tay tiêu cực. Do đó, phía con người của chư vị cần phải minh bạch, mà chủ yếu hơn là phía đã đắc Pháp phải rõ ràng.” (Nói về Pháp, Tinh Tấn Yếu Chỉ)

Tôi nhận ra rằng cái chết của các học viên không phải là việc của riêng ai.

Hướng nội trong suốt cuộc bức hại là không thừa nhận sự bức hại của cựu thế lực. Ban đầu khi tôi nghe đến cái chết của họ, suy nghĩ đầu tiên của tôi là đào sâu bên trong và nhận ra được trách nhiệm của mình trong vấn đề này. Khi suy nghĩ này nổi lên, tôi cầm một cuốn sách Đại Pháp lên và tình cờ đọc được bài kinh văn “Giảng Pháp tại Pháp hội Canada, Toronto, 23 tháng 05 năm 1999”

“Câu hỏi: Một học viên đã trải qua ma nạn trong một thời gian dài nhưng vẫn không vượt qua được. Thưa chúng con có nên chỉ ra cho học viên đó hay để cho anh ta thông qua việc học Pháp mà tự ngộ ra?

Sư phụ: Vì chư vị đã nhìn thấy nguyên nhân ngăn cản sự tiến bộ của anh ta, tại sao lại không chỉ ra cho anh ta? Thiện ý nói ra cho anh ta thì không thành vấn đề. Đó có phải là vì chư vị cảm thấy hơi ngại là anh ta sẽ giận chư vị? Nhưng, thái độ bất hảo của người đó chẳng phải là cơ hội tốt để chư vị tu bản thân mình sao? Nếu điều chư vị nói ra có làm anh ta không hiểu thì cũng không thành vấn đề – chẳng phải cái tình này của người thường nên loại bỏ đi sao? Chư vị nhất định nên nói ra cho anh ta nếu chư vị nhìn thấy vấn đề. Một số người cứ mãi mắc ở một tầng thứ đặc định mà không vượt qua được. Càng không vượt qua được, càng ít đọc sách, càng không biết đường tinh tấn, thì cái quan, cái nạn đó lại càng lớn, lại càng có vẻ làm cho anh ta trì hoãn, đến mức cuối cùng anh ta không thể tu luyện được nữa. Vấn đề này luôn xuất hiện từ đầu cho đến cuối. Tu luyện là một sự tình nghiêm túc phi thường. Nó không thể được làm một cách thiếu cẩn thận một chút nào. Nếu chư vị chưa đạt được tiêu chuẩn kia thì chư vị tuyệt đối không thể đến được tầng thứ đó. Là một người thường rất phổ thông lại muốn đạt viên mãn, giống như một Đại Giác Giả Thần Thánh như thế, nhưng đối với vấn đề này chư vị lại không thanh tỉnh, thậm chí cũng không xem trọng nó thì liệu có được không?”

Tôi tiếp tục đọc và tình cờ đọc được đoạn:

“Câu hỏi: Khi nhìn thấy chấp trước của các học viên khác, con thường nghĩ rằng họ sẽ nhận ra và sửa đổi chúng sau một thời gian. Nhưng nếu thời gian này lại kéo dài lâu quá, thì nó có thể tạo thành ảnh hưởng tiêu cực đến chỉnh thể đề cao của các học viên không?

Sư phụ: Nó không có ảnh hưởng tiêu cực nào đối với sự tu luyện của người khác, nó chỉ là trạng thái của cá nhân đó. Nhưng để tôi dẫn một ví dụ này cho chư vị: khi Sư phụ nhìn thấy chấp trước của một cá nhân, Ông cố ý phơi bầy nó ra cho chư vị để chư vị chỉ nó ra cho người đó, thế thì chư vị có nên chỉ ra cho người đó hay không? Bởi vì chư vị đều tu Chân-Thiện-Nhẫn, trong hoàn cảnh nào cũng nên làm người tốt. Nên nếu chư vị nhìn thấy thiếu sót của người đó và cũng thấy người đó không đề cao lên được, thì tại sao chư vị lại không thiện ý mà chỉ ra cho người đó?”

Đoạn này đã chỉ ra một cách rõ ràng chấp trước của tôi. Trước đây tôi đã đọc bài kinh văn này rất nhiều lần, tại sao tôi lại chưa bao giờ để tâm đến nó

Ngay lập tức tôi nhận ra rằng sự ích kỷ và cảm xúc của tôi đã ngăn cản tôi đối mặt với những thiếu sót của học viên khác. Tôi giữ một “mối quan hệ tốt” với những học viên khác bằng những cảm xúc của con người. Tôi đã nhận thấy chấp trước mạnh mẽ của học viên C nhưng tôi chưa bao giờ có thể buông bỏ bản thân mình và coi những vấn đề của bà ấy như những vấn đề của tôi và dùng từ bi để đối đãi với bà ấy.

Hơn nữa, chấp trước của các học viên không phải là chân ngã của họ. Vì vậy, khi chúng ta chỉ ra chấp trước của những học viên khác, chúng ta không nhắm vào chân ngã của những học viên đó và những phản ứng và hiểu lầm của họ không đại diện cho chân ngã của họ. Khi chúng ta sợ bị cự tuyệt hay hiểu lầm thì đó chính là những quan niệm của người thường và đó cũng là một chấp trước.

Miễn là tâm ý của chúng ta thuần tịnh với mong muốn giúp những người khác hòa hợp với chỉnh thể của chúng ta, chính là chúng ta đang buông bỏ bản thân mình và đang có trách nhiệm đối với Pháp và những học viên khác. Tôi nghĩ đó chính là điều mà Sư phụ muốn chúng ta làm.

Khi đối mặt với cái chết đột ngột của các học viên, chúng ta nên tìm ra những thiếu sót của mình bằng cách đối chiếu bản thân mình với Pháp. Nếu mỗi người đều đề cao tâm tính của họ thay vì tranh cãi hay cố gắng để chứng tỏ rằng họ đúng, chúng ta có thể tránh được những điều tương tự xảy ra mà đó cũng chính là có trách nhiệm với những học viên khác và Pháp.

Sự nguy hiểm của niềm tin mù quáng và đặt bản thân mình trên những người khác

Tôi đã được tiếp xúc với học viên A và B mà được đề cập ở trên, họ giống nhau ở chỗ họ đều tự đánh giá cao bản thân và được các học viên khác coi như một mẫu hình.

Tôi đã đưa ra vấn đề này với học viên A và ông ấy nói rằng hầu hết các học viên trong vùng của ông là những người già và có trình độ học vấn thấp. Vì vậy ông ấy không có lựa chọn nào khác ngoài việc phải đảm nhận rất nhiều công việc Đại Pháp. Ông cũng đặt ra rất nhiều luật lệ của riêng mình về việc làm thế nào để chứng thực Pháp. Tôi cảm thấy việc này đang chệch khỏi Pháp nhưng ông ấy nói tôi không hiểu được hoàn cảnh trong vùng của ông ấy.

Tôi không muốn cả hai khó xử nên tôi đã ngừng lại. Một số học viên khác trong vùng cũng đồng ý rằng những học viên lớn tuổi và có học vấn thấp thường tu luyện kém và do vậy cần phải có sự hướng dẫn [từ những học viên có học vấn tốt hơn]. Tôi cảm thấy đây là một vấn đề rất nghiêm trọng và chẳng bao lâu sau thì ông ấy bị bắt. Tôi cảm thấy có lỗi và tự trách bản thân đã không cương quyết hơn và giờ đây tôi phải đối chiếu bản thân với Pháp, tôi thấy trách nhiệm của mình rất lớn.

Học viên B đến từ thành phố Y chân thành nói với các học viên khác hãy giúp ông ấy hướng nội khi ông không thể đứng thêm được nữa và phải quỳ trên sàn để luyện bốn bài công pháp đầu tiên.

Những học viên khác nói rằng ông ấy luôn đặt bản thân mình trên những học viên khác và coi công việc điều phối Đại Pháp như quan chức chính phủ ở xã hội người thường. Khi tôi nêu lên vấn đề này, ông ấy đã viết chúng ra và tôi có thể nói rằng ông ấy đang thực sự hướng nội.

Sau khi một học viên khác và tôi giúp ông ấy phát chính niệm, chúng tôi bảo ông ấy ra khỏi giường, đứng lên và luyện công và kỳ diệu thay ông ấy đã làm được.

Chúng tôi đã được chứng kiến vẻ đẹp của việc hướng nội và uy lực phi thường của Đại Pháp. Điều gì Sư phụ cũng có thể giúp chúng ta, miễn sao tâm chúng ta đặt đúng vị trí. Việc này chính là phủ nhận sự an bài của cựu thế lực. Tất cả chúng tôi đều vô cùng biết ơn Sư phụ.

Tôi đã gặp một điều phối viên chính ở một thành phố khác. Bà ấy đã đóng góp rất nhiều cho công việc Đại Pháp và rất có khả năng. Tôi nhận thấy bà ấy uốn tóc và nhuộm màu đỏ và tôi cảm thấy có lẽ bà ấy đã không học Pháp nhiều do bận rộn với công tác  Đại Pháp.

Chỉ sau một cuộc gặp thoáng qua, rõ ràng là bà ấy đã đặt bản thân mình trên những người khác và thích chỉ đạo người khác. Năm ngoái, đột nhiên bà ấy đã phải chịu đựng nghiệp bệnh nghiêm trọng. Sự tương đồng trong những trường hợp này là tất cả những học viên đó đều là điều phối viên, họ đều đặt bản thân mình trên những người khác rồi cuối cùng họ đều bị bức hại.

Học viên C thường nói, “Tôi sẵn sàng buông bỏ mọi thứ của tôi nếu tất cả các bạn có thể đề cao như một chỉnh thể.”

Điều này thể hiện bà ấy không chỉ đặt bản thân mình trên những người khác mà còn trên cả Đại Pháp, điều này đã tạo ra một sơ hở lớn cho cựu thế lực lợi dụng.

Bà ấy đã có những trải nghiệm khác thường trong Đại Pháp và có những năng lực phi thường nhưng những bản sự của chúng ta là do Sư phụ ban cho. Làm sao một chút tài năng của chúng ta lại thực sự là của riêng chúng ta được?

Nhiều học viên địa phương đã noi theo bà ấy và phụ thuộc rất nhiều vào bà ấy. Do vậy rất nhiều học viên đã góp phần gia tăng thêm khổ nạn cho bà ấy.

Tôi đã thấy được vấn đề này nhưng tôi không nhận ra được rằng việc này nguy hiểm và nghiêm trọng như thế nào. Bị lèo lái bởi quan niệm của người thường, tôi đã không chỉ nó ra cho họ một cách nghiêm túc. Tôi đã khiến bản thân mình, khiến các học viên khác cùng Sư phụ phải thất vọng.

Tôi đã cố gắng nêu lên vấn đề nghiêm trọng này trong những cơ hội khác nhưng họ không quan tâm một chút nào cả. Thỉnh thoảng, họ đồng ý với quan điểm của tôi nhưng họ không nghĩ nó liên quan đến họ. Một số tin rằng họ đắc Pháp sớm và có nhiều kinh nghiệm hơn, rằng họ đã đóng góp nhiều hơn cho Đại Pháp và rằng họ có uy tín cao hơn trong Đại Pháp và suy nghĩ này vô cùng nguy hiểm.

Sư phụ đã nhấn mạnh vấn đề “Tự tâm sinh ma” trong “Bài giảng thứ sáu” trong Chuyển Pháp Luân. Theo thể ngộ của tôi, tính tự mãn và đặt mình trên những người khác chính là dấu hiệu ban đầu của “tự tâm sinh ma.”

Sự ra đi của học viên C cũng liên quan rất lớn đến lời tuyên thệ của bà ấy, Tôi sẵn sàng buông bỏ mọi thứ của tôi nếu việc đó giúp những học viên khác đề cao bản thân họ như một chỉnh thể” và cựu thế lực đã lợi dụng điều này.

Hơn nữa, nhiều học viên coi học viên C như một mẫu hình thay vì đối chiếu hành xử của bản thân mình với Pháp. Bà ấy đã không ngộ được những lời cảnh báo của Sư phụ và không có học viên nào bước lên và chỉ nó ra cho bà ấy. Chủ ý thức của bà ấy đã bị khống chế bởi các chấp trước và nghiệp tư tưởng và bà ấy không thể làm chủ được bản thân mình. Tuy nhiên, chúng ta không nên để thảm kịch này xảy ra một cách vô ích.

Ngoài ra, học viên C còn là một người độc đoán trong cuộc sống và trong công việc, bà ấy tự cho mình là trung tâm và có mối quan hệ không tốt với gia mình của mình. Sau khi bà ấy qua đời, những người trong gia đình của bà ấy mà cũng là học viên Đại Pháp, đã hướng nội sâu hơn và giờ đây đã tinh tấn hơn lúc bà ấy còn sống. Sư phụ giảng rằng người phụ nữ thì nên “hiền hậu tú mỹ”. (Âm dương đảo ngược, Hồng Ngâm III)

Khi chúng ta nhìn lại bản thân, liệu chúng ta đã có những phẩm chất này hay chưa? Nếu chúng ta không có, làm sao chúng ta thể hiện được sự từ bi vĩ đại của các học viên Đại Pháp? Chẳng phải chúng ta nên chú trọng hơn vào vấn đề này và tu luyện bản thân chúng ta hay sao?

Khi chúng ta liên kết lại các điểm, tất cả những trường hợp này đều cho thấy rằng những điều phối viên này đều bị chấp trước vào bản thân họ và muốn thỏa mãn truy cầu của họ vào danh và địa vị trong Đại Pháp. Tất nhiên, căn nguyên thật sự thì rất phức tạp. Bởi vì sự việc như vậy đã phát sinh, chúng ta nên tĩnh tâm và hướng nội thay vì cố gắng chứng thực bản thân chúng ta.

Trước khi tu luyện Đại Pháp, tôi đã từng là một người rất xấu xa và tôi không bao giờ nghĩ đến việc điều phối công việc Đại Pháp. Khi tôi đọc bài “Phụ đạo như thế nào” trong Tinh Tấn Yếu Chỉ, tôi đã bỏ qua bài đó bởi vì tôi nghĩ nó không liên quan gì đến tôi.

Nhưng khi tôi trưởng thành trong tu luyện Đại Pháp và thấy rằng rất nhiều công việc Đại Pháp cần phải có sự phối hợp, tôi đã nhận ra rằng hiểu biết ban đầu của mình rất phiến diện. Mỗi đệ tử Đại Pháp nên có trách nhiệm với Đại Pháp. Tôi có chấp trước rất mạnh vào danh, lợi và tình cảm và thời đầu khi tôi bắt đầu điều phối công việc Đại Pháp, những chấp trước như tâm vĩ cuồng, tâm hiển thị và chứng thực bản thân không ngừng cố gắng thao túng tôi.

Khi tôi thấy rất khó để chống lại những tư tưởng này, tôi đã nghĩ đến việc từ bỏ công việc điều phối nhưng tôi nhận ra rằng mình không nên từ bỏ công việc này nhưng những chấp trước đó đã mang lại cho tôi quá nhiều nỗi thống khổ.

Nỗi sợ có tâm hiển thị cũng là một dạng chấp trước. Không làm việc bởi vì tôi sợ những người khác buộc tội mình là hiển thị cũng là một chấp trước. Đó cũng là cực đoan.

Sau khi học bài “Phụ đạo như thế nào” trong Tinh Tấn Yếu Chỉ, tôi nhận ra rằng chìa khóa để làm tốt mọi việc là khiêm tốn. Khi tôi nhận ra điều này trong Pháp, chấp trước vào danh của tôi phần lớn đã được loại trừ. Tôi rất thận trọng mỗi khi chấp trước này nổi lên và tôi tập trung thanh trừ nó mỗi khi tôi phát chính niệm.

Tôi cố gắng hết sức để loại trừ chúng mỗi khi chúng chỉ vừa mới dấy khởi. Ngay cả khi tôi chưa làm tốt, tôi nghĩ đó là một quá trình tu luyện.

Tôi hy vọng rằng tất cả chúng ta đều nghe lời Sư phụ và học Tinh Tấn Yếu Chỉ nhiều lần. Trên đây là những thể ngộ của cá nhân tôi tại tầng thứ hiện tại, xin vui lòng chỉ ra bất cứ điều gì không dựa trên Pháp. Con xin cảm tạ Sư phụ! Xin cảm ơn các bạn đồng tu!


Bản tiếng Hán:https://www.minghui.org/mh/articles/2013/3/12/同修遭迫害、离世-十万火急撞警钟-270857.html

Bản tiếng Anh:https://en.minghui.org/html/articles/2013/6/29/140729.html

Đăng ngày 28-07-2013. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share