[MINH HUỆ 02-02-2013] Tu luyện Chính Pháp đã bước vào giai đoạn cuối cùng, những đồng tu tinh tấn gánh vác nhiều trách nhiệm của mình, ngày nào cũng cảm thấy thời gian không đủ, tu luyện thăng tiến không ngừng trong Pháp, mỗi ngày thấy một khác. Nhưng vẫn còn có những đồng tu, mặc dù cũng đang làm ba việc nhưng chỉ tham gia vào một số hoạt động nhất định, cảm giác làm hạng mục như một nghĩa vụ chứ không xuất phát từ tâm của họ.

Một hôm, có một đồng tu nói với tôi rằng: “Hãy nhìn những đồng tu cao tuổi kia, không bỏ lỡ buổi học Pháp hàng tuần nào, mỗi tuần một lần, mỗi lần một bài, về nhà còn học Pháp. Vậy mà họ bận rộn việc nhà, trông nom cháu chắt, có đồng tu thậm chí còn cãi nhau với người nhà, có đau đầu chóng mặt thì không thể không uống vài viên thuốc, chuyện tu luyện dẹp sang một bên. Khi học Pháp nhóm, khi có học viên mang tài liệu giảng chân tướng đến, họ đếm xem mình đã lấy đủ số lượng tài liệu cần hay chưa và trả lại nếu như có thừa một vài bản. Sau khi về đến nhà họ nhanh nhanh chóng chóng đi phát, mỗi tuần chỉ có chút việc như vậy mà đã cảm thấy yên vị, vì họ biết không làm ba việc thì không gọi là tu luyện.” Tôi nghe xong cũng thấy buồn không chỉ là bà ấy nói mà nhìn dọc hành lang của các tòa nhà cũng có thể thấy được chuyện này. Tài liệu giảng chân tướng thậm chí còn bị dán ngược, mỗi hành lang chỉ cần phát vài tờ, nhưng cửa nhà nào cũng thấy để lại một bản. Những người không trân quý chân tướng vứt chúng ngổn ngang dọc hành lang. Vậy đã coi như đã hoàn thành nhiệm vụ hay chăng?

Nói đến “hoàn thành nhiệm vụ” tôi nghĩ câu thành ngữ: “Ngày nào còn làm hòa thượng ngày đó còn đánh chuông chùa”. Nghĩa tích cực của câu thành ngữ này là làm hết trách nhiệm, nghĩa xấu là không biết phải làm sao, không làm thì không được, có làm cũng chỉ là để ứng phó cho xong việc mà không hề để tâm. Những người “ngày nào còn làm hòa thượng ngày đó còn đánh chuông chùa” không dễ bị chú ý, mọi người chỉ chú ý đến những người còn tâm sợ hãi, nhưng lại không nỡ từ bỏ Đại Pháp, những người “đánh chuông chùa ” này trên bề mặt thì cũng khá tốt, ba việc cũng đều làm, nhưng thực chất là mơ mơ hồ hồ, Pháp lý không vững, không tu trong Pháp. Những người “đánh chuông chùa” không nhận thức được chính bản thân mình. Bà cũng nhắc đến những người trong nhóm không dám bước ra, mà thấy lo lắng thay cho họ.

Tôi cũng tiếp xúc với không ít các đồng tu cao tuổi rất tinh tấn. Có đồng tu ở vùng ngoại ô, tuổi đã hơn 70 tuổi, ở cùng em trai là cụ ông hơn 60 tuổi. Hai chị em sống dựa vào anh trai nên mỗi tháng trừ đi chi phí sinh hoạt tối thiểu, số tiền tích cóp lại đều dùng cho điểm sản xuất tài liệu. Gia đình của bà cũng là một điểm sản xuất tài liệu, sách Cửu Bình qua tay bà đóng gáy, cắt giấy cũng gần chục nghìn cuốn.

Một đồng tu nữ khác cũng 70 tuổi, ngày ngày đạp xe đi khắp thành phố, chỗ nào có việc là bà có mặt, trước nay bà chưa hề trễ nải tới nhà giam phát chính niệm. Chính niệm của bà mạnh, giọng nói vang vọng. Hôm nào ngồi xe buýt đường dài bà đều không bỏ lỡ cơ hội cứu người. Bà lớn tiếng tán gẫu với các đồng tu. Bà kể ông nhà bị bệnh, không có tiền nằm viện, muốn luyện Pháp Luân Công mà Giang Trạch Dân không cho luyện, cứ một người hỏi một người đáp như vậy. Hành khách trên xe lúc đầu không để ý, nghe nói đến Giang, mọi người đều hứng khởi, bắt đầu chăm chú theo dõi, bà nhân cơ hội này ngay lập tức giảng chân tướng cho họ.

Còn có một đồng tu 80 tuổi, có lần gặp bà tôi hỏi: “Bà đi đâu đấy?”, bà liền đáp: “Tôi đi học Pháp nhóm”. Mỗi dịp năm mới, hay ngày 25 tháng 04 và 20 tháng 07 bà đều đưa cho tôi 25 tệ, bà nói : “Tôi cũng chẳng làm được gì, chỉ có chút lòng, các anh có thể dùng nó làm được ít nhiều”. Mỗi lần nhận tiền của bà tôi đều cảm động không nói lên lời… Những ví dụ như thế này rất nhiều, tu luyện là xem tâm mình, chứ không phải xem tuổi cao hay không. Tôi thống kê trong thành phố khu tôi, chỉ tính riêng nửa năm năm 2012 đã có hơn mười đồng tu bước ra, ở đây tôi không có ý nói đến những người không bước ra hay đắc Pháp mà bị bức hại nên không dám tu luyện nữa, mà tôi muốn nói rằng chúng ta kề vai sát cánh bên nhau, ai cũng gọi được họ tên các đồng tu đó. Nếu thống kê ra con số này khiến ai nấy đều phải giật mình.

Sư phụ giảng:

“… là người kiên định [tu] luyện rồi, còn cần xem chư vị có thể tu xuất lai hay không” (Chuyển Pháp Luân)

Tu luyện quả thực là nghiêm túc phi thường. Tôi không có ý chỉ trích thiếu sót của các đồng tu, mọi người ai cũng gặp không vấn đề này thì vấn đề khác. Nhưng lúc đó chúng ta còn thời gian tu luyện; nhưng đến lúc này thì thời gian không còn nhiều nữa, chúng ta còn bước thong dong, còn thư thả gõ mõ làm sao được? “Ngày nào còn làm hòa thượng ngày đó còn đánh chuông chùa”, là hòa thượng thì phải đánh chuông, đánh chuông cho vang, là đệ tử Đại Pháp thì phải thực hiện lời thệ ước, phải hoàn thành nguyện lớn lịch sử xa xưa. Chúng ta không thể mơ mơ hồ hồ về điểm này, tại sao có thể đắc được Pháp, Pháp này là gì? Chúng ta liệu đều đã hiểu “… thì [về] những thứ ở tầng cao hơn nữa, tự [chư vị] sẽ biết được tu luyện như thế nào và hình thức tồn tại của tu luyện.” (Chuyển Pháp Luân) hay chưa, Pháp lý nhất định phải nắm vững.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2013/2/2/“当一天和尚撞一天钟”-268459.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2013/3/3/138351.html

Đăng ngày 13-03-2013. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share