Bài viết của một đệ tử Đại Pháp tại Trung Quốc đại lục
[MINH HUỆ 13-11-2012] Hướng nội mỗi khi gặp phải vấn đề là điều mà Sư phụ yêu cầu các đệ tử Đại Pháp. Khi gặp phải một vấn đề, đầu tiên chúng ta nên đối chiếu bản thân mình và tìm ở bên trong. Đây là những gì đệ tử Đại Pháp nên làm.
Một lần, một học viên khác và tôi đã nhìn nhận một vấn đề theo những khía cạnh khác nhau. Anh ấy cứ nhất mực khẳng định ý kiến của mình nhưng tôi lại nghĩ rằng phương pháp của anh ấy không đúng. Tôi thấy chúng tôi cần thảo luận để thay đổi ý kiến của anh ấy hơn là để anh ấy tự mình quyết định. Anh ấy không những không lắng nghe lời gợi ý của tôi mà còn gạt bỏ hoàn toàn những thứ tôi nêu ra và phản bác tôi rất kịch liệt. Sau khi chuyện thế này xảy ra vài lần, tôi càng ngày càng tin chắc rằng học viên này chỉ đầy cái tôi cá nhân và anh ấy thích hiển thị, chứng thực bản thân mình. Đôi khi tôi nghe thấy những học viên khác nói chuyện với anh ấy theo cách khiến tôi càng tin rằng những gì tôi nghĩ là đúng. Có một lần, tôi không thể chịu đựng được hơn nữa và tôi đã chỉ ra chấp trước này của anh ấy với những lời chỉ trích nặng nề. Học viên này sau đó đã nói trong bộ dạng khiêu khích: “Tôi cố tình như thế đấy.”
Tôi rất sửng sốt khi nghe anh ấy nói vậy. Sao anh ấy có thể thành ra như thế chứ? Tôi cảm thấy khá tệ trong một thời gian dài và có định kiến với anh ấy. Tôi luôn nghĩ đến lỗi sai của anh ấy nên tôi không thể triệt để loại bỏ đi những ý niệm xấu này. Cuối cùng, tôi đã có thể khống chế những niệm đầu bất hảo đó và bắt đầu nghiêm túc học Pháp. Sư phụ giảng:
“Phương thức tốt nhất chính là khi gặp sự việc nào đó thì đừng đẩy về phía trước, húc về phía trước, truy đuổi để giải quyết, mà là bỏ cái tâm đó đi, thoái lùi một bước, và giải quyết.” (“Giảng Pháp tại Pháp hội Thủ đô Mỹ quốc”)
Sư phụ cũng giảng:
“Đẩy mạnh tiếp nữa, thì càng muốn giải quyết lại càng giải quyết không nổi; kỳ thực cái tâm ấy của chư vị vẫn mãi chưa bỏ được, cứ húc về phía trước, cứ nhất định phải làm rõ ai đúng ai sai, dẫu mình đã mắc lỗi rồi nhưng cũng cứ phải tìm cho ra lỗi của người khác; như thế không giải quyết nổi vấn đề.” (“Giảng Pháp tại Pháp hội Thủ đô Mỹ quốc”)
Cuối cùng, tôi đã ngộ ra rằng chúng tôi không nên bị chấp trước vào những gì các học viên khác nói và làm. Tôi phải bỏ cái tôi của mình và lùi một bước vì tôi đã bất hòa với anh ấy.
Sau khi tiếp tục học Pháp, tôi thấy rõ ràng minh bạch hơn chấp trước của bản thân mình vào việc muốn chứng thực bản thân. Tôi thường lên giọng chỉ đạo [người khác] giống như trong văn hóa Đảng. Khi tôi thấy những học viên khác không hành động đúng đắn, tôi không những không giúp đỡ người ấy bằng trái tim từ bi mà còn đi nói với những học viên khác về chuyện đó. Có quá nhiều những chấp trước khác nhau đã nổi lên trước mắt tôi. Qua quá trình liên tục hướng nội, tôi cảm thấy tâm mình trở nên nhẹ nhàng và rộng mở. Khi một học viên khác hành xử kém, tôi có thể nói rằng đó thực sự không phải là con người [thực] của học viên đó. Tất cả chúng ta đều là đệ tử Đại Pháp đã chuyển sinh xuống thế gian này để theo Sư phụ cứu độ chúng sinh. Tất cả các chủng quan niệm hay các chủng chấp trước bất hảo đều là những gì mà cựu thế lực đã ép nhập lên chúng ta. Tôi nên sử dụng năng lượng mà Sư phụ đã cấp cho mình để thanh trừ hết thảy những nhân tố tà ác can nhiễu tới chúng tôi.
Khi nhận ra tất cả những điều này, tôi đã không ôm giữ bất kì niệm đầu bất hảo nào đối với đồng tu đó nữa. Thêm vào đó, tôi thường dùng chính niệm của mình để gia trì cho chính niệm của anh ấy, vì thế anh ấy có thể nhanh chóng thoát khỏi trạng thái không đúng đắn của mình. Sau đó, tôi lại tiếp tục hướng nội mỗi khi gặp đồng tu đó, anh ấy đã có thể nhân cơ hội đó mà chia sẻ với tôi và chia sẻ về những thiếu sót của cá nhân anh ấy trong tu luyện. Vào lúc đó, tôi đã trải nghiệm được sự kỳ diệu của việc hướng nội. Tôi đã thực sự xúc động.
Qua nhiều kiếp luân hồi, trạng thái của mỗi học viên là khác nhau. Tâm chấp trước của chúng ta là đa dạng, đa chủng loại. Dù sao đi nữa, ngày hôm nay tất cả chúng ta có thể trợ Sư Chính Pháp, làm sao chúng ta có thể không quý trọng lẫn nhau? Khi chúng ta nhìn thấy một học viên không ở trong Pháp, chúng ta nên đối xử với anh ấy như một người thân và từ bi chỉ ra điều đó; chúng ta không nên ghét bỏ anh ấy. Cư xử theo cách này, cựu thế lực sẽ không thể nào can thiệp được. Nếu không thì chúng ta sẽ không thể đạt đến cảnh giới của Thần hoặc thiết lập uy đức vĩ đại cho mình mặc dù chúng ta đã làm rất nhiều những hạng mục để chứng thực Đại Pháp.
Vài năm trước, bởi vì tôi coi việc học Pháp như một hình thức, tôi đã không coi chồng và con tôi như là những chúng sinh, những người đến đây để đắc Pháp và tu luyện. Cuộc bức hại đã để lại sự ám ảnh trong tâm hồn tôi. Tôi nghĩ rằng nếu họ đồng ý với Đại Pháp thì đã đủ tốt rồi. Trong vài năm đó, chồng và con tôi, thuận theo suy nghĩ của cá nhân tôi nên đã chẳng bao giờ xem sách Đại Pháp. Sư phụ giảng:
“Quá khứ giảng, rằng một niệm con người xuất thiện ác, ‘thiện ác xuất tự nhất niệm’ của người ta.” (“Giảng Pháp tại Pháp hội ở trung tâm thành thị New York”)
Tôi đã không dùng chính niệm để đối đãi với chồng con. Trong suốt thời gian đó, chồng tôi thường chỉ trích những điều tôi nói và thử thách tôi: “Em vẫn là một đệ tử Đại Pháp chứ?” Đầu tiên, tôi đã cãi lại anh ấy và nghĩ rằng anh ấy chỉ đang cố tìm lý do chối cãi cho hành vi của mình. Anh ấy cũng thường nói như thế, vì vậy tôi đã trở nên khá cảnh giác với điều này, tôi nghĩ tôi thực sự cần phải hướng nội. Nếu không thì tôi không thể được nhắc đến như là một người đã mang sự tuyệt diệu của Đại Pháp đến cho mọi người trong tương lai nếu như chồng tôi nói tôi không giống như một đệ tử Đại Pháp. Tôi đã đối chiếu bản thân mình. Tôi không chỉ không làm ba việc tốt mà bất cứ khi nào chồng tôi đề cập đến những thiếu sót của tôi, tôi thường lập tức phản ứng và không để cho anh ấy nói. Nhiều lúc anh ấy là người có lỗi nhưng anh ấy lại xoay chuyển tình thế rồi chỉ trích tôi. Tôi thường cãi nhau với anh ấy, tâm tranh đấu rất mạnh mẽ và tôi luôn muốn chiếm ưu thế. Tôi đã không thể bỏ đi tự ngã của mình.
Nhờ tiếp tục hướng nội, giờ đây tôi đã có thể chủ động nói chuyện chân thành với chồng mình: “Em xin lỗi, hôm nay em đã không chiểu theo Pháp mà yêu cầu bản thân mình.” Hoặc tôi sẽ nói: “Em lại không nhẫn rồi. Những lời nói của em thật quá đáng.” Đây là cách để tôi hoàn toàn buông bỏ sự ích kỉ của mình. Trái tim của chúng tôi giờ xích lại gần nhau hơn và tôi có thể chia sẻ những nguyên lý Đại Pháp với anh ấy. Để xuống thế gian này thật không dễ dàng gì. Trong dịp hiếm hoi Đại Pháp được hồng truyền, thật hổ thẹn nếu như những người thân cận nhất với chúng ta lại không học Chuyển Pháp Luân. Khi tôi thay đổi, chồng và con tôi giờ cũng đang thay đổi và họ đã sắp xếp thời gian để học Pháp hàng ngày.
Trên đây là thể ngộ của tôi qua việc hướng nội. Miễn là chúng ta hướng nội, chúng ta có thể cùng nhau hình thành một chỉnh thể mạnh mẽ. Miễn là chúng ta hướng nội, thì sẽ có ít trở ngại hơn trên con đường tu luyện của chúng ta. Xin các bạn đồng tu hãy ghi nhớ trong tâm những gì mà Sư phụ đã dạy chúng ta: học Pháp nhiều hơn, hướng nội, và tinh tấn trên con đường trợ Sư Chính Pháp.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2012/11/13/体悟向内找-265424.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2012/12/29/136854.html
Đăng ngày 2-3-2013. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.