Bài viết của đệ tử Đại Pháp tại Đại lục

[MINH HUỆ 15-02-2013] Có nhiều đồng tu xung quanh tôi có cuộc sống khá khó khăn. Chẳng hạn, có đồng tu phải vay tiền làm ăn, kết quả là gặp lúc tình hình kinh tế khó khăn nên đến cả tiền vay mượn cũng không trả được. Một đồng tu khác làm thuê nuôi cả gia đình, dù cho anh ấy phải thức khuya dậy sớm, cuộc sống cũng rất chật vật. Có đồng tu tiết kiệm chi tiêu đến nỗi vài năm không dám mua cả một chiếc áo mới. Một số người thường không tu luyện cũng nói: “Người học Pháp Luân Công các anh sao lại ít người có cuộc sống giàu sang vậy?” Điều quan trọng là nhiều đồng tu khi lâm vào tình cảnh như vậy lại thường có nhận thức sai lầm như: “Có thể con đường tu luyện của tôi là như vậy, phải chịu cái khổ này.” Tôi thường hay nghe một vài đồng tu nói như vậy. Nhận thức đó chẳng phải là thuận theo an bài của cựu thế lực khi nó dùi vào vấn đề tài chính hay sao? Điều đó chẳng phải tương đồng với việc tự lựa chọn sự khốn khó hay sao?

Một lần, một đồng tu có cuộc sống khá khó khăn nói với tôi: “Bao nhiêu năm rồi, tôi không thoát ra khỏi tình cảnh cuộc sống như vậy. Lúc khó khăn nhất, ba tháng trời cả nhà ăn một thùng dầu đậu (5kg), mâm cơm chỉ có dưa muối là món chính. Khi đi mua rau, tôi toàn chọn những loại rau thối nát rẻ tiền. Tôi gồng mình đi làm thuê, cả năm trời nay vẫn không đủ tiêu. Càng không đủ tiêu người già trong nhà lại đổ bệnh, trẻ con thì đi học, đều chìa tay xin tiền tôi, anh nói xem có vất vả không? Sau này tôi nghĩ rằng điều này không đúng. Đệ tử Đại Pháp đều có phúc phận, đây mà gọi là phúc phận sao? Đây là con đường mà Sư phụ an bài cho chúng ta sao? Hướng nội tìm, tôi bất giác tỉnh ngộ. Bao nhiêu năm nay, tôi đã đi theo con đường an bài của cựu thế lực. Cựu thế lực cho rằng: trong tình cảnh cuộc sống khó khăn thiếu thốn như thế này mà tu xuất ra, chúng mới thừa nhận bạn, mới công nhận bạn đạt tiêu chuẩn. Cho nên tôi phát chính niệm phủ nhận chúng. Khi bạn có bước đột phá về nhận thức,bạn sẽ cảm thấy trạng thái này không đúng. Chúng ta không thể chấp thuận tình trạng ‘người tu luyện thì phải nghèo’ này mà bước trên con đường Sư phụ an bài, thỉnh Sư phụ chính lại cho chúng ta. Mỗi lần phát chính niệm tôi đều phủ nhận và đào xới nhằm trừ bỏ nhân tố này. Sau đó, cuộc sống ngày càng khá hơn, năm ngoái tôi kiếm được 40.000 tệ. Người nhà, bạn bè ai cũng mừng thay cho tôi.” Mặc dù đã ngộ ra nhưng đồng tu này cũng đã đi đường vòng tới vài năm.

Trước kia khi giao lưu với các đồng tu, tôi thường hay nghe một vài đồng tu nói: “Nghèo một chút, khổ một chút có đáng gì. Chẳng phải chúng ta còn khá hơn những người tu luyện trong quá khứ hay sao? So với những đồng tu lưu lạc tha phương, những đồng tu bị bức hại trong nhà giam, trong các trại cưỡng bức lao động chúng ta còn khá hơn nhiều hay sao?” Tôi thấy nhận thức này của các đồng tu là không đúng. Nếu bạn cho rằng sự nghèo khó trong cuộc sống là “nên là như thế”, thậm chí còn bằng lòng với tình trạng đó, chẳng phải cũng là đang truy cầu nó hay sao? Đệ tử Đại Pháp phải nhọc sức vất vả bôn ba vì mức sinh hoạt tối thiểu, điều này là bình thường sao? Lẽ nào đây là con đường Sư phụ an bài cho chúng ta? Chúng ta đã từng là những Vương, những Chủ uy đức lẫy lừng hạ thế, là người đại căn cơ có uy đức rất lớn, sao ngày nay đến nuôi sống gia đình với mức tối thiểu cũng gian nan như vậy? Điều này không đúng.

Hơn nữa, những phương thức tu luyện trong quá khứ đều do cựu thế lực an bài. Trong lịch sử tất cả những người tu Đạo, dù là trong núi sâu hay trong đền chùa, hầu như đều nghèo không một xu dính túi. Đệ tử Đại Pháp sao có thể thừa nhận “con đường” thành Thần đó được? Đó lại càng không thể là tham chiếu cho chúng ta ngày nay. Không có Pháp nơi cao tầng chỉ dẫn, chỉ dựa vào chịu khổ có thể tu được cao bao nhiêu? Biết bao người không tu xuất ra khỏi tam giới, chúng ta không thể làm theo họ được.

Còn những đồng tu lưu lạc tha hương hoặc bị bức hại trong nhà giam, trong trại cưỡng bức lao động, đó đều là do cựu thế lực an bài, không phải do Sư phụ an bài, Sư phụ sẽ không an bài cho chúng ta đi con đường như vậy. Chúng ta không thể so sánh với các đồng tu ấy, mọi người cũng bị bức hại một cách ép buộc, nếu chúng ta so sánh với các đồng tu ấy, cho rằng chúng ta ở ngoài được tự do, được ăn no, chẳng phải là chúng ta đã tự hạ thấp chất lượng cuộc sống của mình sao? Đây chẳng phải là tự mình cầu hay sao?

Nếu chúng ta không thể phủ nhận tình cảnh nghèo khó này từ trong nhận thức, cựu thế lực sẽ nói: “Thấy chưa, những người này khá ưng thuận an bài của chúng ta, còn vô cùng hài lòng nữa, vậy lại cho họ thêm vài phần khổ nạn, khiến cuộc sống của họ càng thêm khó khăn, chứ không phải để lập uy đức.” Cho nên chúng ta phải xuất ra một niệm cường đại: “Triệt để phủ định mọi an bài của cựu thế lực trong cuộc sống của chúng ta, hãy bước trên con đường do Sư phụ an bài, giải thể khuôn mẫu nghèo đói mà cựu thế lực an bài cho chúng ta, giải thể cơ chế này, xin Sư phụ đứng ra làm chủ.”

Sư phụ giảng:

Kỳ thực từ lúc ban đầu khi chư vị làm việc này tôi đã nghĩ như vậy rồi. Nếu thật sự làm được đến bước ấy vậy thì tôi rất mừng. Tôi không hề ngại đệ tử Đại Pháp phát tài lớn đâu. Chư vị làm các việc càng lớn, chư vị càng có tiền thì tôi mới cao hứng; chính là e rằng chư vị không làm nổi. Chư vị đều có năng lực kinh doanh lớn, thế thì chư vị sẽ có thực lực lớn để làm các việc đệ tử Đại Pháp chứng thực Pháp phải không? Thế chẳng quá tốt rồi ư? Xưa nay tôi không hề bảo chư vị hãy giống các vị tu Đạo trong núi, một xu tiền cũng chẳng thiết; là vì tu luyện trong xã hội người thường cũng không thể như thế được. Tôi không hề bảo chư vị như thế; tôi vẫn luôn nói rằng tu luyện Đại Pháp phù hợp ở mức tối đa với tu luyện hình thức ở xã hội người thường. (Giảng pháp tại hội nghị Đại Kỷ Nguyên [2009])

Đương nhiên chúng ta giàu sang, không phải là để sống cuộc sống của “con người” mà là để chứng thực uy đức của Đại Pháp, chứng thực sự tốt đẹp của Đại Pháp, để con người thế gian thấy được học Đại Pháp là có phúc phận, cũng là để triển hiện phong thái của đệ tử Đại Pháp, điều này cũng sẽ khởi tác dụng chính diện khi giảng chân tướng cứu người.

Trên đây là thể ngộ tôi muốn chia sẻ cùng các đồng tu, những điểm nào không dựa trên Pháp xin đồng tu từ bi chỉ giúp.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2013/2/15/走出旧势力安排的“生活困境”-270027.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2013/3/2/138341.html

Đăng ngày 13-03-2013. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share