[MINH HUỆ 16-12-2012] “Tôn nghiêm” là một giá trị quan trọng trong đời sống con người mà một số người xem nó là thiết yếu. Đặc biệt là đối với các học viên Đại Pháp, chúng ta không chú trọng đến sự tôn nghiêm của chúng ta bên cạnh việc coi trọng các nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn thì có được hay không? Chúng ta nên xem xét sự tôn nghiêm của các học viên như thế nào? Tôi muốn chia sẻ quan điểm của tôi thông qua một số ví dụ.

Ví dụ một: Khi tôi đã bị bức hại trong một trại lao động cưỡng bức, một hôm, tôi được chuyển từ một phòng giam nhỏ đến một phòng giam lớn. Khi một lính canh bước vào, tất cả mọi người ngay lập tức đứng lên. Không biết chuyện gì đang xảy ra, tôi cũng đứng lên, tôi thấy rằng hơn mười học viên Đại Pháp đã đứng lên để “chào đón” lính canh nữ này – người vừa bước vào nói chuyện với một tù nhân. Không chỉ vậy, tất cả mọi người đều đang đứng nghiêm! Tôi hỏi một đồng tu về điều đó. Cô ấy nói với tôi rằng đây là quy tắc! Nếu họ không cho phép chúng tôi ngồi, chúng tôi phải đứng trong một thời gian dài. Nghe điều này, tôi cảm thấy một cảm giác sỉ nhục và xấu hổ mạnh mẽ. Tôi lập tức ngồi xuống. Người cai ngục giận dữ nói: “Bà không thấy rằng tất cả bọn họ đang đứng sao?”. Tôi nói: “Đó là bởi vì tất cả họ đã sai.” Cô ta ra lệnh cho tôi đứng lên, nhưng tôi từ chối. Cô ta đến và cố gắng để kéo tôi lên. Tôi đã phản kháng lại. Thấy tôi sẽ không chịu thua, cô ta đã báo cáo tôi với quản lý. Người quản lý hỏi tôi lý do tại sao tôi từ chối đứng lên. Tôi nói rằng cô ta chủ ý sỉ nhục chúng tôi. Người lính canh hét lên “Đúng vậy, tôi có ý sỉ nhục bà!”. Điều này làm tôi càng thêm quyết tâm bảo vệ sự tôn nghiêm của các học viên. Tôi nói: “Kể từ bây giờ, tôi sẽ không bao giờ đứng lên vì cô!” Giám đốc đã mắng người lính canh và cô ta đã khóc chạy ra khỏi phòng.

Ngày hôm sau, người lính canh đó đến phòng của chúng tôi với hai lính canh khác để trả thù. Họ nhiều lần hỏi tôi tại sao không đứng lên. Họ sẽ không để cho tôi yên trừ phi tôi cho họ một câu trả lời. Trái tim tôi nhói đau vì các học viên đã bị sỉ nhục. Tôi nhìn thẳng vào mắt họ và nói một cách kiên quyết: “Vì tôi không đứng lên! Các cô hiểu không? ” Họ rời đi không nói bất cứ điều gì nữa. Cùng ngày hôm đó, người quản lý tổ chức một cuộc họp với tất cả cai ngục và nói với họ rằng họ không được phép tùy ý vào phòng của chúng tôi trong tương lai. Đó là cách cô ấy gián tiếp miễn cho chúng tôi đứng lên. Từ hôm đó, khi cai ngục cần nói chuyện với chúng tôi, họ sẽ nói từ ngoài cửa và không dám vào. Các học viên Đại Pháp không cần phải đứng lên. Các phạm tội hình sự khác vẫn phải đứng như trước.

Sau đó người quản lý đã đến nói chuyện với tôi. Cô ấy hỏi tôi tại sao tôi kiên quyết không đứng lên. Tôi nói: “Tất cả các học viên Đại Pháp là người tốt. Là người tốt không có nghĩa là chúng tôi có thể bị bắt nạt. Người tốt thì có sự tôn nghiêm. Người xấu làm những việc sai trái khi họ bắt nạt kẻ khác. Nếu họ xâm phạm sự tôn nghiêm của các học viên, chẳng phải là họ đang tự làm tổn thọ mệnh của mình? Đó là lý do tại sao chúng tôi không đứng lên vì các cô.” Người quản lý mỉm cười.

Ví dụ hai: Một ngày năm ngoái, phụ huynh của một học sinh gọi điện cho tôi sau khi nghe rằng tôi đã rất tận tình giảng dạy. Cô muốn tôi làm gia sư tiếng Anh cho con trai cô. Chúng tôi sống rất gần với nhau. Tuy nhiên, cô không muốn con trai mình đến nhà tôi, vì cô không muốn con mình phải leo lên cầu thang. Thay vào đó, cô ấy muốn tôi đến nhà cô. Nói cách khác, cô ấy muốn tôi trở thành một gia sư riêng. Tôi đã từ chối. Cô ấy nói: “Tôi sẽ trả tiền cho chị. Tôi hứa sẽ trả tiền cho chị nhiều hơn.” Tôi vẫn kiên quyết từ chối. Thấy rằng tôi rất kiên quyết, cô tăng gấp đôi số tiền. Tôi nói với cô ấy: “Đây không phải là vấn đề tiền bạc. Tôi chỉ không muốn đi đến nhà của học sinh. Nếu cháu muốn học, cháu cần phải đi đến nhà tôi”. Cô ấy lẩm bẩm một điều gì đó kiểu như “Ngày nay, mọi người sẽ làm bất cứ điều gì vì tiền.” Sau đó cô ấy gác máy.

Đây là hiểu biết của tôi về vấn đề này: Ngày nay, đạo đức đang trượt dốc. Nếu tôi đi đến nhà của học sinh để làm gia sư riêng, điều đó như thể tôi là một người hầu được trả tiền. Về mặt tâm lý, cậu học sinh đó và cha mẹ của cậu ở vị trí cao hơn và người giáo viên thấp kém hơn họ. Ngay cả người thường còn có sự tôn nghiêm, huống hồ là một học viên Đại Pháp. Theo tôi, một học sinh đầu tiên cần phải có một thái độ đúng đắn để học tập tốt. Cậu ấy cần phải chủ động đi đến nhà của giáo viên, chứ không phải là trả tiền cho giáo viên đến nhà của cậu ấy. Đo lường với các tiêu chuẩn của Đại Pháp, “gia sư tại nhà” là một khái niệm biến dị đi ngược lại với đạo lý đạo đức truyền thống. Nhưng con người thời nay đang quen với ý nghĩ như vậy và không ai nghĩ rằng nó là xấu. Tôi nghĩ rằng một khi văn hóa và đạo đức của con người trở lại con đường chính, “gia sư tại nhà” sẽ không còn tồn tại.

Vài ngày sau đó, tôi biết được rằng người phụ huynh đó đã trả tiền thuê một người khác làm gia sư tại nhà. Tuy nhiên, học sinh đó rất khó chiều và khiển trách gia sư. Chẳng bao lâu, cậu ấy đã sa thải người gia sư. Sau khi nghe điều này, tôi càng tin rằng rằng quyết định của tôi là đúng. Người thường làm việc vì lợi ích cá nhân. Họ có thể sa thải một người nào đó họ đã thuê. Tuy nhiên, chúng ta – các học viên Đại Pháp có sự tôn nghiêm của chúng ta. Làm sao chúng ta có thể bị điều khiển? Sau đó, người phụ huynh đưa học sinh đến nhà tôi. Cậu ấy không có thái độ kiêu ngạo và rất chân thành. Sau đó tôi nhận cậu ấy là học sinh của tôi.

Qua các sự việc trên, tôi ngộ ra những điều sau: Có một câu nói trong xã hội người thường: “Có tiền mua tiên cũng được”, điều đó có nghĩa rằng nếu bạn có tiền bạn có thể mua bất cứ điều gì. Đặc biệt là trong xã hội ngày nay, người lớn và trẻ em đều tin rằng đồng tiền là vạn năng. Tuy nhiên, chúng ta biết rằng điều đó là không đúng đối với các học viên Đại Pháp. Chúng ta không thể bị điều khiển bởi tiền bạc. Ngoài ra, học viên Đại Pháp là những người tốt theo tiêu chuẩn cao. Người tốt đáng được tôn trọng và tôn nghiêm. Vì vậy, chúng ta có quyền giữ sự tôn nghiêm của chúng ta.

Ví dụ ba: Chồng của bạn tôi rơi vào tình trạng hôn mê sau một căn bệnh đột ngột. Nhiều bạn bè và đồng nghiệp của anh ấy đã đến thăm anh. Tôi cũng đi cùng. Khi anh ở trong bệnh viện, bô vệ sinh của anh cần được đổ hơn mười lần một ngày. Nhiều bạn bè, người thân và đồng nghiệp của anh đã tình nguyện làm việc đó. Tuy nhiên, tôi chỉ giúp làm các công việc khác và không bao giờ đổ bô cho anh ấy. Trong mắt người bạn của tôi, tôi biết rằng cô ấy thực sự hy vọng rằng tôi sẽ làm điều đó dù chỉ một lần. Tôi đã không bao giờ làm. Sau đó cô ấy nói với tôi rằng cô có thể hiểu được, bởi vì tất cả các học viên Đại Pháp có tiêu chuẩn đạo đức cao. Sao cô ấy có thể yêu cầu một người tốt đổ bô được?

Theo tôi, chúng ta không nên làm điều đó từ cả khía cạnh tu luyện cá nhân và tu luyện trong thời kỳ Chính Pháp. Trong quá khứ, ngay sau khi một người quyết định tu luyện, người đó đã được coi như là bán thần. Làm sao con người có thể yêu cầu một vị thần đổ bô? Đó là bất kính với thần. Con người không biết rằng họ đang phạm tội. Chúng ta là các học viên Đại Pháp. Thật là một tội lỗi lớn mà một người phạm phải. Từ góc độ khác, các học viên Đại Pháp có sự tôn nghiêm. Làm sao chúng ta có thể phá hoại hình ảnh của chúng ta với tư cách là một đệ tử Đại Pháp? Nếu chúng ta cần phải giúp đỡ các thành viên trong gia đình của chúng ta, đó là trách nhiệm của chúng phải làm. Chúng ta đang sống trong xã hội, vì vậy chúng ta cần phải duy trì các nguyên tắc trong xã hội con người. Nó cũng là phù hợp với nguyên lý ở tầng thấp nhất trong xã hội con người của chúng ta.

Ví dụ bốn: Một đồng tu là một công nhân nước thải. Anh ấy sống gần nơi anh làm việc, do đó, anh có mùi hôi quanh năm. Bất cứ nơi nào anh đến, người ta có thể ngửi thấy anh ấy trước. Khi anh ấy đến nhóm học Pháp của chúng tôi, các đồng tu đã cố gắng không bịt mũi của họ vì nghĩ đến cảm giác của anh ấy. Học viên này đã không nghĩ rằng công việc của mình chẳng có gì sai. Lý luận của anh ấy là Sư phụ giảng: “Các ngành nghề trong xã hội đều nên tồn tại.” (Chuyển Pháp Luân)

Hơn nữa, ông chủ của anh ấy đã cố gắng để giữ anh bằng cách trì hoãn việc trả lương, cho thấy rằng cấp trên của anh đã có một ấn tượng tốt về anh. Các học viên Đại Pháp cần phải làm người tốt trong mọi hoàn cảnh. Với suy nghĩ này, anh đã làm công việc đó trong nhiều năm.

Cá nhân tôi nghĩ rằng một người tốt không giống như vậy. Là một người tốt không có nghĩa là làm bất cứ điều gì người khác yêu cầu bạn phải làm. Các học viên Đại Pháp không thể làm việc như công nhân nước thải. Chúng ta không nên làm loại công việc này chỉ xét từ góc độ sự tôn nghiêm của một học viên Đại Pháp. Mặc dù chúng ta không phân biệt đối xử với đồng tu vì nghề nghiệp của họ, nhưng người thường thì có. Vậy thì làm sao mà anh ấy có thể giảng chân tướng cho người khác trực diện? Chúng ta không nên làm loại công việc này xét từ quan điểm của các học viên nói chung. Những gì chúng ta làm hôm nay sẽ là tham chiếu cho con người tương lai. Người học viên này để lại gì cho tương lai? Làm sao để trở thành một nhân viên xử lý nước thải tốt chăng? Làm sao để đọc sách Đại Pháp trong một môi trường hôi hám chăng? Đó không phải là bất kính với chư Phật, Đạo, Thần, và thậm chí cả Sư Phụ sao? Hiện nay có rất nhiều loại ngành nghề khác nhau trong thế gian con người. Mặc dù không phải tất cả học viên đều có thể làm một công việc cao cấp, chúng ta cũng không nên làm nghề mà có thể ảnh hưởng tới việc người thường nhìn nhận chúng ta ra sao. Chúng ta nên cân nhắc vấn đề này một cách nghiêm túc trong việc xem xét về sự tôn nghiêm của chúng ta.

Nhiều học viên không quan tâm nhiều đến vấn đề tôn nghiêm với tư cách là một học viên Đại Pháp. Họ nghĩ rằng miễn là chúng ta tốt và những người khác nghĩ rằng chúng ta tốt, chúng ta có thể làm bất cứ điều gì. Họ không xem xét liệu nó có gây tổn hại tới sự tôn nghiêm của các học viên hay không. Trong thực tế, các học viên này hy sinh rất nhiều trong xã hội người thường, nhưng không được coi trọng. Hiệu quả của việc giảng chân tượng không lớn. Một số người thậm chí còn lợi dụng lòng tốt của chúng ta và bắt chúng ta làm điều này hay điều khác, do đó cố ý hoặc vô ý xúc phạm sự tôn nghiêm của các học viên. Tuy nhiên, một số học viên coi nhẹ nó. Ví dụ, một số học viên lớn tuổi đã làm tất cả việc nhà cho con cái của họ, bao gồm cả nấu ăn và chăm sóc các cháu. Họ bận rộn suốt cả ngày. Trong bữa ăn, con cháu của họ không quan tâm đến việc họ có ăn hay không mà chỉ quan tâm về bản thân mình. Sau khi ăn xong, họ đẩy các đĩa ăn sang một bên và rời khỏi bàn ăn. Các học viên lớn tuổi ăn thức ăn thừa và vẫn phải rửa bát. Các học viên không nghĩ rằng điều đó có gì sai và thậm chí cảm thấy hạnh phúc khi họ đề cập đến điều này cho người khác, nghĩ rằng họ là những người thật sự tốt. Tôi lo lắng về họ. Đó không phải là một người tốt, và thế hệ sau của chúng ta sẽ không tôn trọng chúng ta. Không phải là chúng ta làm hại họ sao?

Sự tôn nghiêm của học viên Đại Pháp thể hiện ở nhiều phương diện, từ nghề nghiệp của chúng ta, cách cư xử của chúng ta đến cách chúng ta ăn mặc. Nếu chúng ta nói to tiếng mà không chú ý tới hoàn cảnh thì mọi người sẽ tôn trọng chúng ta chăng? Họ sẽ nghe chân tướng của chúng ta chăng? Nếu chúng ta mặc quần áo nhăn nheo và dơ bẩn, con người sẽ còn xem xét tới sự tôn nghiêm của chúng ta chăng? Chú trọng đến sự tôn nghiêm của học viên chúng ta cũng là tôn trọng người khác. Hơn nữa, nó có chứa đựng các yếu tố cứu độ chúng sinh. Nói đúng ra, nó hàm chứa việc từ bi với chúng sinh.

Các học viên Đại Pháp cần phải là người tốt, nhưng chúng ta cũng cần duy trì sự tôn nghiêm của chúng ta. Một người tốt tuân theo các nguyên lý vũ trụ Chân – Thiện – Nhẫn. Đương nhiên, anh ta là một người với một tiêu chuẩn đạo đức cao. Ngay cả một người bình thường cũng coi trọng sự tôn nghiêm, huống hồ là những học viên – những người từ bi và khoan dung. Một người thường sẽ được hưởng lợi từ việc tôn trọng các học viên. Nếu chúng ta không chú ý đến sự tôn nghiêm của chúng ta, người thường sẽ không tôn trọng chúng ta và thậm chí sẽ kỳ thị chúng ta. Thế thì,chẳng phải chúng ta đã làm điều xấu với họ? Đồng thời, chúng ta cần nhớ rằng sự tôn nghiêm của các học viên không phải là “danh tiếng” trong xã hội người thường, mà là sự biểu hiện tự nhiên của huyền năng Đại Pháp. Huyền năng của Đại Pháp là bất khả xâm phạm. Vì vậy, sự tôn nghiêm của chúng ta cũng rất quan trọng. Duy trì sự tôn nghiêm của chúng ta cũng là một phương diện của việc chứng thực và duy hộ Pháp. Nếu chúng ta chú ý đến vấn đề này, người thường sẽ không coi thường chúng ta. Nếu các học viên được kính trọng bởi những người thường thì đó là sự triển hiện rõ nhất của huyền năng và từ bi của Đại Pháp.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2012/11/3/好人与尊严-264925.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2012/12/16/136683.html

Đăng ngày 08-03-2013. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share