Bài viết của Phi Kiệt, học viên Đại Pháp tại Trung Quốc Đại lục
[MINH HUỆ 01-10-2012] Trong hơn hai thập kỷ truyền giảng Pháp, Sư phụ đã dạy chúng ta phải tu luyện như thế nào. Theo thời gian một số hiện tượng tiêu cực đã xuất hiện và đôi lúc những sự việc đó rất nghiêm trọng. Trong thời gian đó, tôi nhớ rằng Sư phụ đã hướng dẫn cho các phụ đạo viên đọc Tinh Tấn Yếu Chỉ mười lần. Khi mọi thứ bị xáo động, nếu các học viên dùng Tinh Tấn Yếu Chỉ để đo lường cách hành xử của mình thì mọi việc sẽ trở nên rõ ràng.
Từ thuở đầu truyền Pháp Luân Đại Pháp, có đủ mọi loại can nhiễu, Sư phụ đã kịp thời công bố những kinh văn ngắn để chính lại hết thảy trạng thái của các học viên Đại Pháp. Từ năm 1992 đến năm 1999, các học viên Đại Pháp đã bước đi tốt trên con đường tu luyện của mình và duy trì được trạng thái thuần tịnh dưới sự dẫn dắt nghiêm minh của Sư phụ mà sau này đã trở thành nền tảng cho các học viên Đại Pháp duy hộ Pháp sau năm 1999. Thậm chí đến bây giờ, khi trải qua những hiện tượng tiêu cực, Tinh Tấn Yếu Chỉ vẫn dẫn dắt cho chúng ta cách làm thế nào cho chính và phân biệt được tốt và xấu.
Sau đó tôi chợt nhớ đến việc này:
Loại người làm loạn – một mình một kiểu
Ở một vùng, một học viên đã kêu gọi các học viên khác chỉ luyện bộ công pháp thứ năm của Pháp Luân Đại Pháp và dừng tập bốn bộ công pháp còn lại bởi vì anh ta nói rằng để đạt được một tầng thứ cao thì phải làm theo cách này vì anh ta đã đạt đến tầng thứ đó. Điều anh ta nói đã ảnh hưởng đến rất nhiều người trên một diện rộng và can nhiễu đến rất nhiều người. Loại người làm loạn này nguy hiểm đến mức mà Sư phụ đã cảnh báo về việc này nhiều lần trong Pháp, vậy tại sao lại có quá nhiều người làm theo ý tưởng này?
Sư phụ giảng:
“Chư vị ngộ ra được gì trong Đại Pháp, đều là một chút xíu của Pháp lý tồn tại trong một tầng thứ của Pháp lý vĩ đại vô biên mà thôi, quyết không được vì thế mà đưa ra định nghĩa cho Pháp hoặc một bộ phận nào của Pháp, thậm chí dù chỉ một câu. Nếu tuyên bố trước đại chúng, hoặc nói ra miệng, thì tội nghiệp đã thành, nặng nề, trầm trọng như núi như trời, thì làm sao tu nổi? Nếu có soán cải Đại Pháp, làm ra một bộ khác, thì tội lớn vô biên, sinh mệnh ấy khi hoàn trả ác nghiệp, thống khổ khi bị diệt hết từng tầng từng tầng là vĩnh viễn không bao giờ xong.” (“Kết luận chắc chắn”, Tinh Tấn Yếu Chỉ)
Khi các học viên làm loạn mà làm ra sự việc loại này là vì họ đã quên mất những lời cảnh tỉnh của Sư phụ.
Không thể hình thành một môi trường tổng thể
Các học viên Đại Pháp thích tụ họp quanh các đồng tu, vậy mục đích của việc tụ họp đó là gì? Đó có phải vì để tương trợ lẫn nhau không? Hay là để các chấp trước ảnh hưởng đến nhau? Hay là vì mục đích khác nữa? Bởi vì các học viên Đại Pháp có đủ cách khiến gây ra các cấp độ bức hại khác nhau đồng thời có rất nhiều sự ngờ vực và nghi kị lẫn nhau khiến chỉnh thể không thể tạo dựng được một môi trường tích cực toàn diện và phối hợp hiệu quả.
Sư phụ giảng:
“Phương thức tu luyện mà tôi lưu lại cho đệ tử Đại Pháp là sự bảo đảm cho đệ tử có thể thật sự đề cao lên, ví như tôi bảo chư vị đến công viên và mọi người luyện công tập thể sẽ hình thành một hoàn cảnh, hoàn cảnh ấy là biện pháp tốt nhất để cải biến bề mặt con người. Đệ tử Đại Pháp trong hoàn cảnh ấy với hành vi hình thành ở cảnh giới cao, kể cả từng lời nói từng hành động là có thể khiến người ta nhận thức chỗ thiếu sót của bản thân, có thể khiến người ta tìm được chỗ còn kém hơn, có thể cảm động con người, có thể dung luyện hành vi của người ta, có thể khiến người ta đề cao nhanh hơn, do đó các học viên mới hoặc đệ tử tự học nhất định phải đến luyện công ở điểm luyện công.” (“Hoàn Cảnh”, Tinh Tấn Yếu Chỉ)
Khi chúng ta tụ họp cùng nhau, liệu chúng ta có xét những điều chúng ta nói hay chắc chắn rằng những việc mà chúng ta làm là hành vi ở cảnh giới cao hơn so với người thường hay không. Khi chúng ta phát ra bầu không khí toàn những chấp trước thì chúng ta tạo nên một chỉnh thể bất phá chống lại sự bức hại tà ác như thế nào đây?
Phát ngôn khiến người khác nhầm lẫn
Tu luyện Đại Pháp không loại trừ việc xuất hiện những khả năng siêu nhiên. Nhưng trong xã hội người thường, chúng ta phải phân biệt được thật và giả tại các tầng không gian khác. Đôi lúc, khi gặp những người tuyên bố có thiên mục khai mở, trên bề mặt họ có vẻ khiêm tốn, nhưng về cơ bản người đó có tâm hiển thị. Tất nhiên, một số học viên Đại Pháp có thể thực sự nhìn thấy một số điều, một số thậm chí còn nhìn thấy những điều ngoạn mục ở các không gian khác. Nhưng nếu đó không phải vì để đề cao trong tu luyện hay vì để cứu độ chúng sinh thì khi nói về chuyện đó chỉ làm tăng thêm chấp trước cá nhân. Việc đó thậm chí còn có thể tệ hơn nếu người đó nói về những điều mà những người khác không hiểu được. Người đó có thể nghĩ rằng điều mà anh ta đang nói là nguyên lý của Pháp ở tầng cao hơn và khiến cho những người khác bị nhầm lẫn. Khi người đó không biết phải diễn giải tình huống như thế nào, anh ta sẽ nói: “Tôi nói điều đó à?” ngụ ý rằng “Pháp thân hay một vị Thần” đã nói điều đó qua miệng của anh ta.
Chẳng phải anh ta đã mất chủ ý thức của mình hay sao? Đối với loại người mà đi khắp nơi và rao giảng rằng anh ta siêu thường như thế nào, Sư phụ đã từng giảng một cách rõ ràng rằng:
“Thực ra thông thường những ai khai ngộ rồi đều là học viên không biểu hiện bản thân mà lặng lẽ thực tu, với tuổi tác khác nhau, nhìn ngoài là không có gì khác so với người bình thường, rất có thể là người trông không hề nổi bật. Tuy họ có hết thảy thần thông và biến hoá, nhưng phát hiện ra rằng con người vốn dĩ tựa như tiểu sinh vật, thật không đáng đem những cái đó ra dùng.” (“Thế nào là khai ngộ”, Tinh Tấn Yếu Chỉ)
Những người mà bản thân họ luôn nghĩ rằng mình là người có thiên mục khai mở thường hay bộc lộ ra tâm thái hiển thị và chấp trước mạnh mẽ. Chẳng lẽ họ không cảm thấy xấu hổ trước những người mà đạt đến viên mãn trong tu luyện hay sao?
Các kinh văn giả vẫn tiếp tục lưu truyền
Trong hơn mười năm qua, một số người mà vẫn luôn muốn biết thiên cơ và đang tìm kiếm đủ loại những cái được gọi là “những kinh văn chưa được công bố”, và đang cố tình lưu truyền những kinh văn đó cho bạn bè, khiến nhiều người đi lạc hướng. Trên thực tế, phân biệt giữa thật và giả không khó nhưng một số người trong bọn họ không biết làm như thế nào.
Sư phụ đã giảng cho chúng ta:
“Không nghe theo lời của tôi, không thể chiểu theo yêu cầu Đại Pháp mà làm thì có thể là đệ tử của tôi không? Đó chẳng phải là làm ngược lại với Đại Pháp sao? Đó chẳng phải là phá hoại là gì? Hỡi các đệ tử! Chư vị không thể là cứ đến khi tôi chỉ ra sự việc thì chư vị mới nhận thức ra, thực ra trong Pháp đều có rồi, vì sao không đọc sách cho nhiều? Tôi kiến nghị là ai ai cũng đều buông tâm xuống và đọc mười lần cuốn «Tinh Tấn Yếu Chỉ» mà chư vị gọi là kinh văn, tâm không tĩnh mà học Pháp thì vô dụng, hãy tĩnh tâm mà học” (“Một đòn nặng“, Tinh Tấn Yếu Chỉ)
Trên thực tế, nếu một người, sau khi nghe nhiều tin đồn lưu truyền hơn, không đề cao tâm tính của mình thì cá nhân đó sẽ gia tăng các chấp trước của mình mà không thu được bất cứ lợi ích nào.
Bất cứ khi nào thấy một hiện tượng mà đang can nhiễu hay đang làm hại Pháp, tôi luôn nhớ lại các kinh văn của Sư phụ vốn giúp tôi thấy được những thiếu sót của riêng mình cũng như các chấp trước riêng. Tôi hy vọng rằng tất cả chúng ta đều có thể xác định được đúng sai và không đi sai đường cũng như tất cả chúng ta đều có thể bước đi tốt trên chặng đường cuối cùng.
Dưới đây chỉ là một chút thể ngộ còn hạn hẹp của tôi về Pháp. Chỉ để các bạn tham khảo.
Bản tiếng Hán:https://www.minghui.org/mh/articles/2012/10/1/再看十遍《精進要旨》-263421.html
Bản tiếng Anh:https://en.minghui.org/html/articles/2012/11/7/136185.html
Đăng ngày 27-02-2013. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.