Bài viết của một đệ tử Đại Pháp ở Trung Quốc

[MINH HUỆ 24 – 12 – 2012] Tôi từng đọc một bài viết trên Minh Huệ Net tháng 11 có tiêu đề “Ác giả quý mỹ giả tiện”, kể về nhà hiền triết Dương Tử (tức Dương Chu, một triết gia sống trong thời Chiến Quốc vào năm 403 – 221 trước Công Nguyên). Trên đường sang nước Tống, ông đã nghỉ chân tại một quán trọ. Người chủ quán có hai bà vợ, một người thì xinh đẹp, còn người kia không được hấp dẫn cho lắm. Ông nhận thấy rằng người vợ đẹp bị thờ ơ, trong khi người vợ giản dị lại được coi trọng hơn. Dương Tử thấy tò mò và hỏi nguyên do. Người chủ quán giải thích: “Người vợ đẹp đó tin rằng cô ấy rất đẹp, nhưng chúng tôi không thể nhận ra vẻ đẹp của cô ấy; còn người vợ kia cảm thấy rằng cô ấy không đẹp, nhưng chúng tôi thấy cô ấy đẹp hơn.” Dương Tử nói: “A ha, tôi sẽ nhớ điều này. Người có đức và khiêm nhường thì sẽ được kính trọng!”

Tôi đã cảm động sâu sắc bởi bài viết này. Suy ngẫm về việc tu luyện của bản thân mình, bất cứ lúc nào gặp mâu thuẫn và khó khăn, đó luôn là khi tôi cảm thấy thỏa mãn với bản thân về những mặt nào đó; lúc đó tôi sẽ gặp phải khảo nghiệm và khổ nạn tương ứng. Lúc đó, tôi thậm chí còn tự hỏi tại sao lại khó khăn quá như vậy.

Chẳng hạn, một đồng tu đang trải qua nghiệp bệnh mà có vẻ xuất phát từ một mâu thuẫn gia đình. Một đồng tu đến gặp anh ấy và hỏi: “Tại sao anh không vượt qua được một khảo nghiệm bình thường như vậy? Khi tôi gặp phải khảo nghiệm như vậy, tôi đã vượt qua…” Không lâu sau đó, người học viên này gặp phải nghiệp bệnh tương tự, và cô ấy đã không vượt qua khảo nghiệm. Lý do chính cho thất bại của cô là do tâm tự mãn. Cổ nhân có câu: “Thất bại là mẹ thành công.” Khi bạn thất bại, bạn sẽ chú ý đến những khuyết điểm của mình, nếu không, bạn sẽ không thể thoát ra khỏi tâm tự mãn và tự hài lòng với bản thân. Trong trường hợp này, bạn sẽ không bao giờ đề cao trong tu luyện; tất cả người khác tiến lên phía trước, nhưng bạn thì bị mắc kẹt bởi tâm tự mãn. Khảo nghiệm mà học viên này không thể vượt qua nhằm thức tỉnh cô và cho cô thấy khuyết điểm của mình.

Người khác tán dương chúng ta về những điều mà chúng ta cảm thấy chưa hài lòng với bản thân. Chẳng hạn, trong tu luyện, khi bạn chưa hài lòng về mức độ tập trung khi học Pháp, thì bạn sẽ cố hết sức để đề cao mặt này; khi bạn chưa hài lòng về sự tôn kính của mình đối với Sư phụ và Pháp, những người khác sẽ chú ý đến sự tận tâm của bạn đối với Pháp và Sư phụ; khi bạn chưa hài lòng với việc tu luyện tâm tính và tiêu trừ nghiệp bệnh, bạn sẽ dễ dàng vượt qua những khảo nghiệm này. Làm một điều phối viên, khi bạn tin rằng mình đang làm việc rất tốt và vẫn tự hỏi tại sao những người khác không phối hợp tốt với mình, thì hãy nghĩ – đó có phải là do tâm tự mãn và tự hài lòng với bản thân mình gây ra? Trên thực tế, Sư phụ đã dạy chúng ta:

“Tu luyện cần phải tu luyện trong ma nạn, [để] xem [đối với] thất tình lục dục chư vị có thể dứt bỏ hay không, có thể coi nhẹ hay không. Chư vị chấp trước chính vào những thứ ấy, thì chư vị không tu xuất lai được.” (Chuyển Pháp Luân)

Đôi khi rất khó để có thể phát hiện tâm tự mãn, và người ta thỉnh thoảng che đậy nó theo bản năng. Có một sự việc xảy ra đã nhắc nhở tôi chú ý tu khẩu. Đôi khi, tôi thường đùa giỡn mỗi khi gặp học viên A và B. Một ngày nọ tôi lại đùa giỡn; thì một học viên (lại) nhắc nhở tôi: “Chú ý nào, đừng nói nhảm.” Tôi không quan tâm, và nghĩ: “Đừng có lúc nào cũng căng thẳng như vậy, thoái mái chút đi.” Ngày hôm sau, tôi nhắc lại rằng tôi là ông chủ ở nhà. Đồng tu đó lại nói với tôi: “Đừng nói nhảm nữa.” Tôi nghĩ: “Tôi thậm chí không thể nói thế sao?” Lần thứ ba, tôi nghĩ rằng học viên A và B không hiểu rõ về một vấn đề tài chính. Một lời tục tĩu đã phát ra rất nhanh từ chính miệng tôi; tôi thấy sốc và phá ra cười. Những người khác cũng ngạc nhiên, và cảm thấy khó hiểu khi tôi làm thế. Những người quen tôi biết rằng tôi không chửi bậy, thậm chí khi tôi trải qua một khảo nghiệm tâm tính, tôi vẫn cảm thấy khá hài lòng về lời ăn tiếng nói của mình. Tuy nhiên, những khi mà chồng và con trai làm phiền tôi, tôi bảo họ đi ra chỗ khác và họ thường cười nhạo tôi khi tôi làm thế. Tôi chưa bao giờ suy nghĩ về điều đó, nhưng nhờ sự nhắc nhở của một đồng tu, tôi biết rằng tôi phải tu khẩu.

Sư phụ dạy chúng ta:

“Từ nay trở đi chư vị làm các việc thì trước hết phải nghĩ đến người khác, tu thành bậc Chính Giác vô tư vô ngã” (“Phật tính vô lậu” trong Tinh Tấn Yếu Chỉ)

Vũ trụ cũ là ích kỷ, vũ trụ mới là vị tha. Vì ích kỷ, một người có thể phản bội đồng tu; một người sẽ phạm lỗi vì ích kỷ. Để tiến vào thế giới mới, bạn phải tu bỏ sự ích kỷ. Kể từ nay, tôi sẽ tu bỏ tất cả những thứ mà không dựa trên Pháp.

Xin chỉ ra bất kỳ thiếu sót nào.

Hợp thập.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2012/12/24/浅说“谦虚”-266818.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2013/1/26/137248.html

Đăng ngày 01-03-2013. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share