Bài viết của một đệ tử tại Tianqing , Trung quốc

[MINH HUỆ 25-10-2008] Tôi có một nghề nghiệp rất tốt và kiếm được nhiều tiền mà hầu như ai cũng muốn cả. Nhưng chỉ có một số ít đệ tử biết tại sao.

Cách đây mấy năm, khi tôi mới bắt đầu vào nghề, cuộc sống rất khó khăn và tôi kiếm được ít tiền. Trong lúc đó, chúng tôi gặp nhiều khó khăn để in tài liệu giảng rõ sự thật tại địa phương chúng tôi. Không có nhiều địa điểm in tài liệu, và nhu cầu thì rất cao. Để giảm bớt áp lực cho một số đệ tử và đáp lại lời kêu gọi của mạng lưới Minh huệ (Hán ngữ) về “cơ sở in tài liệu mọc khắp nơi”, tôi dùng một số tiền tiết kiệm của tôi để mua máy móc in tài liệu.

Hy sinh cá nhân mình chỉ vì ý niệm cứu độ chúng sinh trong đầu, còn có điều gì không thể thay đổi được không? Một số người nói rằng số của tôi là giàu có vì tôi có nhiều đức độ, nhưng đây không phải là lý do quyết định. Trước khi thành một đệ tử Đại Pháp, tôi là người không nhà và sáng làm tối ăn. Những gì mà tôi có bây giờ là nhờ sự phù trợ của Sư phụ và Đại Pháp. Tiền mà dùng để cứu độ chúng sinh rất là xứng đáng. Nó cũng giống như tu luyện Pháp Luân Công. Những gì mất là được.

Đệ tử Đại Pháp không cần phải là nghèo khó. Bị nghèo khó là bị bức hại bởi thế lực cũ hay là người tu luyện tu không được tốt. Một số đệ tử thường nói về họ thiếu mất bao nhiêu nợ nần, một số họ rất chấp trước vào tiền bạc. Họ nghĩ rằng càng có nhiều tiền càng tốt. Chấp trước nặng nề này cứng còn hơn đá hoa cương. Họ không thể bước ra khỏi ý niệm người thường và không tài nào cứu độ chúng sinh một cách vô ngã được. Vậy thì ai là người thay đổi đời sống cá nhân của họ?

Một đệ tử Đại Pháp có sứ mạng thần thánh là cứu độ chúng sinh trên thế gian này. Nếu họ bị khó khăn về tài chính, thì làm sao làm tròn được sứ mạng này? Có phải đây là sự can nhiễu và bức hại không?

Tôi có nhớ là có một bài viết trên tờ “Minh Huệ Hằng tuần” về hai người đệ tử mà dựng nên một nơi để in ấn tài liệu khi cả hai người đều trong tình trạng rất khó khăn về tài chính. Họ in tài liệu Pháp Luân Công với số tiền mà họ dành dụm được từ số tiền chi thu hằng ngày của họ. Có những đệ tử khác muốn đóng góp tiền, nhưng họ từ chối. Tại sao họ không nhận? Sự giúp đỡ của người khác cũng là để cứu độ chúng sinh và chứng thực Pháp. Các đệ tử tại địa điểm in ấn đó, thì tại sao họ lại từ chối sự hỗ trợ có tính cách từ bi đó? Có phải chúng ta đang chứng thực Đại Pháp hay không? Hay chúng ta đang chứng thực cho mình? Sau khi từ chối sự hỗ trợ của người khác, thì có phải sự “khó khăn về tài chính” của họ là tự họ gây ra không?

Khi dựng nên một địa điểm in ấn, tài chánh cần phải rất chu đáo. Chúng ta hoàn toàn không đòi hỏi sự đóng góp của các đệ tử, nhưng từ chối sự đóng góp không phải là đúng như thế. Nếu cho phép chúng ta có thể đoán rằng chúng ta có thể giữ gìn sổ sách chu đáo, bảo quản tiền bạc đúng đắn, và xử dụng tiền bạc đúng nơi đúng chỗ. Nếu bạn không nhận tiền người khác, khi máy móc bị hư hỏng, bạn không có tiền sửa chữa hay thay thế, thì đó là sự mất mát về thời gian và sẽ làm chậm lại công trình cứu độ chúng sinh. Mọi việc cần phải dùng Pháp để phán xét hầu làm tốt công việc cứu độ chúng sinh. Làm được như thế, thì dầu có khó khăn đến đâu, thì cũng sẽ được giải quyết một cách rất tự nhiên.

Chúng ta không cần phải chú trọng đến vấn đề người khác nghĩ chúng ta như thế nào, hay người khác nói gì về chúng ta. Chỉ cần làm đúng, đi đúng trên con đường chứng thực Đại Pháp bằng chính niệm.


Bản tiếng Hán https://www.minghui.org/mh/articles/2008/10/25/188408.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2008/11/21/102416.html
Đăng ngày 25-11-2008; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản

Share