Bài viết của học viên ở Trung Quốc
[MINH HUỆ 19-10-2008] Khi tôi bắt đầu tập luyện Pháp Luân Công, mọi bệnh tật của tôi đều biến mất. Tôi trở nên lạc quan, vui vẻ, yêu đời và công việc. Chồng tôi cũng ủng hộ việc tập luyện của tôi. Tuy nhiên, sau khi cuộc bức hại nổ ra vào ngày 20 tháng 7 năm 1999, anh ấy trở nên rất lo lắng và phản đối việc tôi ra ngoài liên lạc với các học viên khác và nhất mực phản đối tôi giảng chân tượng. Chồng tôi là một học giả nổi tiếng và luôn bận rộn. Đối với tôi, ngoài công việc và việc nhà, tôi chỉ trăn trở một điều là làm cách nào để làm tốt 3 việc. Tôi nghĩ “Anh ấy có sự nghiệp của mình, còn mình có mục tiêu của mình. Cả hai ta sẽ không can nhiễu đến nhau và có thể chung sống hòa thuận.” Nhưng con đường tu luyện không phải lúc nào cũng êm xuôi, và tôi đã gặp đi gặp lại những can nhiễu trong cuộc sống gia đình.
Can nhiễu đầu tiên
Sau khi tội ác gặt hái nội tạng học viên PLC của ĐCSTQ được vạch trần, tôi đẩy cao nỗ lực để giảng sự thật và cố gắng giảm bớt khối lượng việc nhà. Mỗi lần chồng tôi đi công tác về, tôi lại thấy không vui, vì khi anh ấy có mặt ở nhà, hoạt động của tôi phần nào bị hạn chế. Một lần, tôi tình cờ tìm được vài tấm ảnh đen anh ấy đã download trên Internet về máy tính. Khi tôi gặng hỏi với anh ấy về điều đó, anh ấy lẩn tránh và trách tôi đã không tạo ra một không khí ấm cúng trong gia đình. Cuối cùng, anh ấy thậm chí còn đòi ly hôn. Tôi nghĩ anh ta đã sai rành rành mà giờ còn đòi ly hôn! Không biết xã hội còn sót lại thứ đạo đức gì?!
Theo như yêu cầu của Đại Pháp, là một học viên tôi không được tranh cãi với người thường mà phải Nhẫn, nhưng tôi cảm thấy tôi không thể bị mất mặt, và để bảo vệ lòng tự trọng của mình, tôi không sẵn lòng tự mình làm lành với anh ấy. Mặt khác, tôi vẫn không thể nào buông bỏ được tình cảm. Tôi nghĩ, “30 năm qua, tôi đã hy sinh sự nghiệp của mình vì anh ta và vì con trai của chúng tôi, và tôi đã dành hết tâm trí và sức lực cho cái gia đình này. Làm sao mà anh ta có thể nhẫn tâm như vậy cơ chứ?” Tôi rất buồn và thấy đau lòng nhưng cùng lúc cũng rất tức giận. Đêm đó, tôi không ngủ được, tôi trằn trọc và thấy đau đớn. Cuối cùng, tôi quyết định nếu anh ta muốn ly dị thì hãy để anh ta đạt được điều đó. Tôi sẽ không nhượng bộ anh ấy.
Sư Phụ giảng, “Có người chỉ vì luyện công mà cãi nhau đến mức ly hôn.” (Bài giảng thứ 4, Chuyển Pháp Luân). Nhưng Sư Phụ không nói rằng chúng ta có thể ly hôn, thay vào đó, Người nói rằng khi người khác đối xử tệ với chúng ta, chúng ta phải rất bao dung và không hành xử như người thường. Chúng ta không thể đo lường bản thân theo pháp lý của người thường mà phải theo pháp lý siêu thường, bởi vì ở đây nó cũng liên quan đến vấn đề chuyển hóa nghiệp lực. Tôi hiểu pháp lý, nhưng để thực hành được thì khá khó khăn. Tôi đọc đi đọc lại phần “Được và Mất “ và “Chuyển hóa nghiệp lực” trong bài giảng thứ 4 của Chuyển Pháp Luân và tôi cũng học thuộc phần “Tu luyện chân chính”. Khi tôi đọc Pháp, tâm tôi xúc động sâu sắc và tôi cảm thấy rất xấu hổ. Tôi nói với Sư Phụ rằng tôi không muốn giữ những thứ dơ bẩn ở bên trong nữa và cầu xin Người giúp đỡ. Tôi cương quyết hành xử và tu luyện theo Pháp. Cuối cùng, tôi lấy được can đảm và nói với chồng mình, “Có thể em chưa cư xử đủ tốt. Em đã quá chú trọng đến những gì em muốn làm và bỏ qua cảm giác của anh”. Nhờ thế mà mâu thuẫn được giải quyết.
Can nhiễu lần thứ hai
Do chấp trước của tôi và do việc tôi giảng thanh với tâm không đủ trong sạch, tôi bị bắt giữ và bị đưa đến đồn cảnh sát địa phương. Cảnh sát muốn giữ tôi. Với sự điểm hóa và che chở của Sư Phụ, tôi đã từ bỏ tâm lo sợ, và với sự hỗ trợ chánh niệm kiên định của các bạn đồng tu, cảnh sát không thể quản thúc tôi được. Khi tôi về nhà, các thành viên trong gia đình trách mắng tôi trước mặt chồng tôi, nói rằng tôi đang can nhiễu đến sự nghiệp của anh ấy và tương lai của con trai tôi. Chồng tôi cũng hùa vào và mỉa mai tôi, “ Cô có thể thật sự giữ vẻ mặt bình thản đến chết đấy nhỉ? Cô có muốn trở thành thánh không?” Tôi nói với anh ta, “Anh là một học giả có học thức. Những người thân trong gia đình đã chết vì bị đàn áp vào thời kỳ Cách Mạng Văn hóa. Hôm nay, khi ĐCSTQ tàn nhẫn đàn áp biết bao nhiêu học viên Pháp Luân Công. Chúng tôi đã làm gì sai khi duy hộ công lý và vạch trần bức hại nào?”. Trước sự ngạc nhiên của tôi, anh ta nổi giận và đập bàn. Anh ta còn nói những điều bất kính về Sư Phụ.
Tôi cảm thấy tôi không làm gì sai nhưng đây lại là một kiếp nạn nữa.
Sư Phụ đã nói với chúng ta rằng khi có mâu thuẫn, chúng ta phải nhìn vào bên trong cho dù chúng ta đúng hay sai. Tôi trấn tĩnh lại và bắt đầu tìm sơ hở bên trong. Tôi nhận rằng tôi có tư tưởng làm người hùng trong giới người thường. Cha tôi đã từng hoạt động bí mật cho ĐCSTQ. Để theo đuổi cái gọi là “sự thật”, ông ấy đã hoàn toàn bất chấp sự an toàn và cuộc sống của chính mình. (Giờ ông ấy đã thức tỉnh). Tôi đã thực sự ngưỡng mộ sự táo bạo và can đảm không e sợ ở ông. Cảm giác này rất phù hợp với tư tưởng của người thường. Là một đệ tử Đại Pháp do Pháp mà thành, ở một khía cạnh nào đó, không có gì sai khi chúng ta dứt bỏ sinh tử theo góc độ Pháp, nhưng dứt bỏ sinh tử không có nghĩa là thừa nhận sự an bài của cựu thế lực, càng không phải thừa nhận việc cựu thế lực bức hại đến chết. Theo pháp lý cao tầng, vào thời kỳ Chính Pháp, đệ tự Đại Pháp gánh trách nhiệm cứu độ chúng sinh. Bị bỏ tù hay “tử vì đạo” không phải là con đường mà Sư Phụ an bài cho chúng ta; đó là an bài của cựu thế lực. Chúng ta ở đây để trợ Sư cứu độ chúng sinh và thực hiện thệ ước vạn cổ, vậy chúng ta phải nâng sự hiểu biết cao hơn mức người thường và chúng ta phải nhận thức Pháp từ trong Pháp và chiểu theo Pháp mà hành xử.
Tôi lại tìm ra một chấp trước nữa. Tôi luôn nói về cứu độ chúng sinh, nhưng sâu thẳm trong tâm, tôi đặt viên mãn và tu luyện là ưu tiên số 1, đặt chúng cao hơn cả gia đình mình. Mặc dù tôi đã nghĩ rằng tôi không tu luyện tốt và tôi không thể cứu được thân nhân của mình, tôi vẫn không thể vượt qua thực tế là tôi không buông bỏ được tính ích kỷ. Khi nhìn vào trong, tôi nhận ra rằng đúng là tôi đã ít quan tâm đến người khác. Ở nhà, tôi thường nói những điều gây tổn thương người khác và tôi luôn ra vẻ mình cao siêu hơn người khác. Tôi đã nghĩ cho dù chồng tôi thông thái thế nào, anh ấy vẫn chỉ là một người thường, và những gì anh ấy biết còn xa mới bằng những gì tôi học được trong Pháp. Tôi không tôn trọng anh ấy và những thành quả của anh ấy một cách thích đáng, và tôi vẫn còn giữ tâm tranh đấu. Bất cứ khi nào tôi không đồng ý với ý kiến nào đó, tôi sẽ tỏ ra rằng nó không đáng để mắt tới và hoàn toàn phớt lờ nó. Tôi cũng có tâm tật đố và tâm hiển thị và không làm như lời Sư Phụ dạy:
“Nếu chư vị luôn từ bi, lấy Thiện đãi người làm việc gì cũng luôn luôn cân nhắc đến người khác, mỗi khi gặp vấn đề thì trước hết nghĩ rằng” Việc này đối với người khác có thể chịu được không, đối với người khác có phương hại gì không, như vậy sẽ không xuất hiện vấn đề gì. Do đó, chư vị luyện công, cần theo tiêu chuẩn cao, tiêu chuẩn cao hơn nữa mà yêu cầu bản thân” (Bài giảng thứ 4, Chuyển Pháp Luân)
Làm việc gì cũng luôn cân nhắc đến người khác” Một câu đơn giản này đã phản ánh cảnh giới cao quý của một sinh mệnh vô ngã và giác ngộ. Đó là tiêu chuẩn cao nhất dành cho người tu luyện như chúng ta. Để làm được điều đó, chúng ta phải từng bước tống khứ các tâm chấp trước người thường trong tu luyện.
Sau đó, chồng tôi muốn tôi phải nói rõ quan điểm của mình. Hoặc là tôi ngừng việc ra ngoài giảng thanh hoặc là chúng tôi sẽ ly hôn. Tôi không nao núng trước sự đe dọa của anh ấy. Tôi không và không thể hứa hẹn điều gì đi ngược lại nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn với chồng của mình. Tôi chỉ nói với anh ấy “Em sẽ chịu trách nhiệm về cái gia đình này” Đồng thời, tôi cũng tự nhủ “Phủ nhận mọi sự an bài của cựu thế lực. Việc chứng thực Pháp và giảng thanh của đệ tử Đại Pháp là việc làm chân chính và thiêng liêng nhất trong vũ trụ này. Mình sẽ không thể bị bức hại và gia đình mình sẽ không bị “liên lụy”. Mình không được ly hôn. Mình phải đủ khả năng duy trì mối quan hệ gia đình bình thường.”
Tất nhiên, trước khi hiểu ra điều này, tôi đã nghĩ đến ly hôn. Nhưng cuối cùng, tôi phủ nhận lựa chọn đó bởi vì ly hôn sẽ gây ảnh hưởng xấu đến Đại Pháp. Ngoài ra, thiếu môi trường gia đình, tôi sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc chứng thực Pháp và chồng tôi có thể sẽ làm điều xấu đối với học viên Đại Pháp. Vì vậy tôi quyết định sẽ giữ lý trí mạnh mẽ và thể hiện tâm đại Nhẫn. Để chứng thực Pháp, tôi phải tiếp tục nhìn vào trong và chịu tủi nhục. Mỗi khi có mâu thuẫn trong gia đình, tôi lại tự nhủ “Chịu tủi nhục. Khó mà chịu đựng được,nhưng mình có thể làm được mà”
Chồng tôi thôi không bắt tôi phải bày tỏ quan điểm và cuộc sống chúng tôi lại trở lại bình thường.
Can nhiễu lần thứ 3
Tôi vẫn tiếp tục làm tốt 3 việc nhưng có vài việc tôi làm thì tôi không kể cho anh ấy
Điều đó khiến tôi thấy hơi khó chịu và tôi lo là anh ta sẽ lại muốn ly dị, đặc biệt nếu anh ta phát hiện ra những việc tôi đang làm. Vì vậy, tôi bắt đầu nghĩ về tài sản của chúng tôi. Do tôi có niệm bất hảo này, chị gái tôi gợi ý rằng tôi nên gửi một khoản tiền lấy tên chị ấy thì ít nhất tôi cũng có thể dành dụm được khoản tiền lương của mình. Có lẽ hầu hết người thường đều làm như vậy. Một hôm, chồng tôi đột ngột nói rõ là anh ấy muốn thay đổi dự tính của chúng tôi và sẽ không mua một ngôi nhà lớn hơn nữa. Anh ấy nói “ Chúng ta có thể mua một căn hộ mà người chủ của anh đang chào bán. Đó là một món tốt. Nếu chúng ta không ly hôn, chúng ta có thể chọn căn lớn hơn, nếu không chúng ta sẽ lấy căn nhỏ hơn. Anh đã ký hợp đồng và đặt cọc rồi”. Nghe vậy, tôi không thể kiềm chế cơn giận dữ. Làm sao mà anh ta lại có thể không giữ lời hứa và bất tín như vậy? Tư cách đạo đức của anh ta đã trở nên thật tồi tệ!
Khi tôi trầm tĩnh lại để học Pháp, tôi nhận thấy rằng chính tôi đã gây nên rắc rối này, đó là biểu hiện của ý niệm không chân chính của tôi trong không gian này. Tôi phải dứt bỏ chấp trước, đặc biệt là tâm tham đối với cái được của người thường và tiền bạc. Ly hôn hay không không phải là điều quan trọng nhất; mấu chốt là làm thể nào để đi theo con đường mà Sư Phụ đã an bài cho tôi và làm thế nào để tu luyện chiểu theo Pháp một cách đường đường chính chính. Nếu không, làm sao tôi có thể thể hiện được tôi đã tu luyện 10 năm qua?
Điều đó đã phát huy tác dụng. Ngày hôm sau, chồng tôi rút lại đề nghị và trở lại với kế hoạch ban đầu.
Can nhiễu lần thứ 4
Trước Thế vận hội, tà ác đã gia tăng đàn áp Pháp Luân Công và cảnh sát khu vực lại gọi tới gọi lui chồng tôi lên để hỏi xem tôi có ở nhà hay không và gây áp lực lên anh ấy. Chồng tôi trở nên lo lắng và căng thẳng. Anh ta quát tôi “Chỉ vì cô mà tôi không được yên và dự án nghiên cứu của tôi bị phá hỏng. Hãy ly hôn đi” Tôi hỏi anh ấy tôi đã làm gì thực sự tổn hại đến gia đình. Anh ta không nói được gì.
Tôi kiềm chế bản thân và không nói lời nào. Tôi nghĩ có nói cũng chẳng có ích gì. Tôi ngồi trước bàn trong phòng riêng và nhìn ảnh Sư Phụ một lúc lâu. Tôi có thật sự phải chọn con đường ly hôn không? Nếu cần phải vậy thì hãy làm như vậy thôi. Tôi trấn tĩnh lại và đến chỗ chồng tôi và nói, “ Được rồi, vì công việc của anh, em sẽ dọn ra ngoài, nhưng em cần 1 tuần để chuẩn bị” Tôi đi đến nhà một bạn đồng tu. Trên đường đi, tôi nghĩ “ Thực ra, bao nhiêu năm qua, kể từ khi cuộc bức hại bắt đầu,anh ấy đã phải chịu quá nhiều áp lực. Anh ta đã lo lắng và sống trong nỗi lo sợ sẽ gặp điều không hay hàng ngày. Nếu việc ly hôn có thể giải thoát anh ấy khỏi tất cả những chuyện này, thì mình cũng mừng cho anh ấy. Mình có niềm tin vững vàng vào Pháp và có Pháp ở trong tâm, mình cũng có Sư Phụ cầm tay dẫn mình đi trên con đường trở thành Thần, vậy nên mình có thể chịu đựng bất kỳ kiếp nạn nào. Nhưng anh ấy và những người không đắc Pháp mới đáng thương.” Vào giây phút ấy, tôi không thấy đau khổ gì cho bản thân; tôi không cảm thấy hối tiếc hay bất bình, mà chỉ có sự từ bi đối với anh ấy.
Tạ ơn Sư Phụ! Cuối cùng tôi cũng đã bắt đầu biết nghĩ đến người khác và thoát khỏi chữ tình. Tôi nhớ lại khi tôi mới tu luyện tôi có hiểu biết nông cạn về việc vứt bỏ tình cảm của người thường: Nếu tôi không có tình cảm với anh ta, tôi không thể tưởng tượng nổi mình có thể sống với anh ta cho dù chỉ thêm một ngày nữa. Điều đó là không thể. Giờ tôi đã thực sự hiểu chỉ khi có từ bi người ta mới dứt bỏ được tình cảm. Từ bi thật đẹp và cao thượng biết bao. Nó là một cảnh giới vô biên và tự tại. Trong quá khứ, tôi luôn như Sư Phụ nói “Từ lòng ích kỷ và nóng giận, họ than phiền về những bất công đối với mình.” Nhưng giờ đây, tôi đã bắt đầu hiểu ra rằng “Từ lòng hoan hỷ không thù hận, họ đón nhận khó khăn làm niềm vui” (“Cảnh giới” trong Tinh tấn yếu chỉ )
Ngày hôm sau, tôi viết cho anh ấy một mẩu giấy và đặt nó lên bàn của anh ấy cùng với bài giảng của Sư Phụ, tôi bảo anh ấy viết đơn ly hôn và nói với anh ấy rằng, trước đây, tôi e ngại không dám bảo anh đọc Pháp của Sư Phụ, giờ đã đến lúc rồi. Tôi nói với anh rằng chúng tôi có ly hôn hay không không quan trọng, mà quan trọng là anh không chối bỏ Đại Pháp.
Vài ngày qua đi, và tôi vẫn chăm sóc anh ấy như thường lệ. Cho đến giờ, anh không bao giờ còn nhắc đến chuyện ly hôn nữa. Dần dần, anh lại bắt đầu gọi tôi bằng tên thân mật và khi anh đi công tác, hầu như suốt ngày anh gọi cho tôi
Tôi sẽ thực hiện lời hứa bằng cách sống có trách nhiệm đối với gia đình mình. Tôi sẽ có trách nhiệm với anh ấy và với mọi người, và để họ có thể đắc Pháp trong tương lai. Chồng tôi đã nói rằng anh ấy sẽ thoái ĐCSTQ.
Hãy học Pháp tốt và tu luyện cá nhân tốt. Chỉ khi đó chúng ta mới có thể thực sự đem lại lợi ích cho gia đình mình. Ly hôn không phải là con đường mà Sư Phụ an bài cho tôi.
Ngày 18-10-2008
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2008/10/19/188019.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2008/11/2/101938.html
Đăng ngày 17-11-2008: Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.