[MINH HUỆ 21-11-2012] Gần đây, một số việc xảy ra trong cuộc sống của tôi đã giúp tôi ngộ ra tầm quan trọng của việc hợp thành một chỉnh thể và hợp tác với các bạn đồng tu.Tôi muốn chia sẻ nhận thức của mình về những vấn đề này.

1. Tháng 10 được coi là “tháng thu hoạch” ở Trung Quốc. Một số người nông dân có thành viên trong gia đình bị giam giữ bất hợp pháp vì họ tu luyện Pháp Luân Đại Pháp gặp rất nhiều khó khăn trong thời gian này của năm, chủ yếu là vì họ thiếu sự trợ giúp. Nhiều học viên đã đến thăm những gia đình này và giúp họ làm công việc đồng áng. Sự vô ngã và từ bi của các học viên đã giải quyết được tình trạng thiếu hụt nhân lực trong các gia đình và giúp làm sáng tỏ những hiểu lầm của các gia đình đối với Đại Pháp. Sự hỗ trợ ân cần của họ đã giúp giảm áp lực lên những gia đình này và hồng Pháp một cách tích cực. Điều này cho phép người dân thấy sự ngay chính và nhân từ của học viên Đại Pháp.

2. Do cảnh sát địa phương liên tục sách nhiễu học viên A, anh ấy buộc phải rời khỏi nhà mình và ở tại nhà học viên B. Vì họ nhận thức khác nhau về Pháp, A và B bắt đầu tranh luận với nhau. Việc này gây áp lực cho các học viên đang làm việc tại điểm sản suất tài liệu trong nhà của B. Mẹ của A, cũng là một học viên, đề nghị A đến ở cùng với tôi để anh ấy có thể tĩnh tâm học Pháp và nhanh chóng đề cao, làm cho B thoải mái tập trung vào những gì anh cần phải làm. Hai ngày sau, sau khi chia sẻ với học viên C, A lấy lại chính niệm của mình và trở về nhà.

3. Học viên B đã giúp học viên D mở một điểm sản xuất tài liệu mới. Sau một thời gian, D đã suy nghĩ lại về việc duy trì điểm sản xuất tài liệu, do chấp trước sợ hãi của anh ấy. B lo lắng về việc D thay đổi ý định và kể cho E. E nói với B: “Nếu D gặp khó khăn trong việc phát triển hạng mục, chúng ta nên lấy lại các thiết bị và trả lại tiền cho anh ấy. Chúng ta không nên đặt gánh nặng tài chính lên D.” B nói: “Hộp mực của máy in bị kẹt, vì thế nó không dùng được nữa.” E nói: “Chúng ta sẽ trả D theo giá gốc của máy in, vì chúng ta có thể sửa lại hộp mực.” B trả lời: “Trong nhà tôi không còn chỗ nữa, khắp nhà toàn là các thiết bị và vật tư.” E nói với B: “Không sao, nhà tôi còn chỗ.” Sau đó E kể cho B một câu chuyện mà cô đã đọc một thời gian dài trước đây trên Minh Huệ, về một học viên giúp những người khác thành lập một điểm sản xuất tài liệu và đồng thời đề cao bản thân. Cả B và E bắt đầu hướng nội. Vài ngày sau đó, B vui vẻ nói với E: “Tôi đã sửa được máy in của D! D hướng nội và tìm thấy sơ hở của mình, do đó tâm tính của anh ấy đã đề cao và anh ấy quyết định duy trì điểm sản xuất tài liệu.” Toàn bộ câu chuyện kết thúc tốt đẹp vì mọi người đều hướng nội và có chính niệm. Không ai đổ lỗi cho ai bất cứ điều gì, cũng không ai phàn nàn gi hết.

Ba câu chuyện này làm tôi suy nghĩ: “Một ‘chỉnh thể’ thực sự là gì?” Trên thực tế, nó không chỉ là việc các học viên hợp tác cùng nhau mỗi ngày, mà còn là việc hàng ngày họ đồng tâm và luôn quan tâm lẫn nhau. Đó là việc đặt bản thân họ trong một chỉnh thể và thật sự coi vấn đề của những người khác như vấn đề của chính mình. Các học viên trong ba câu chuyện này trải nghiệm các mức độ can nhiễu khác nhau. Tuy nhiên, khi các học viên khác nhìn thấy sơ hở, hay thiếu sót, họ tìm cách để bù đắp lại. Cuối cùng, tất cả mọi thứ diễn ra tốt đẹp. Đây là uy lực phi thường của Pháp triển hiện, đó cũng là cách cư xử mà Sư phụ muốn chúng ta có.

Khi Sư phụ đề cập tới vấn đề các học viên không hợp tác tốt  với nhau, tôi chỉ ngộ được thực tế rằng mỗi cá nhân nên hướng nội. Bây giờ, khi tôi thực sự đặt mình trong một chỉnh thể, tôi nhận ra rằng vì lợi ích của mọi chúng sinh, các học viên phải hướng nội vô điều kiện, bổ sung và hợp tác với nhau. Điều này đang làm hài hòa môi trường trực tiếp của chúng ta. Cuối cùng tôi đã hiểu tại sao Sư phụ luôn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hợp tác và hướng nội. Mỗi người đều đặc biệt và không hoàn hảo. Tuy nhiên, chỉ khi một học viên đặt bản thân trong một chỉnh thể, họ mới có thể sử dụng chính niệm và trí huệ để bù đắp cho những thiếu sót của người khác.

Khi chúng ta thật sự vô ngã – không có bất kỳ ý niệm về việc ai đúng ai sai – chúng ta sẽ dùng Pháp để chỉ dẫn suy nghĩ và hành động của mình. Vì vậy, chúng ta sẽ tự nhiên hành động như một chỉnh thể, cho phép uy lực màu nhiệm của Pháp Luân Đại Pháp triển hiện. Pháp thực sự có thể chính lại tất cả các nhân tố bất hảo. Khi tất cả các lạp tử của Pháp làm việc như một chỉnh thể, đó là biểu hiện của uy lực phi thường của Phật Pháp. Đây là hiểu biết của tôi về những gì Sư phụ muốn truyền đạt khi giảng “Đại Pháp viên dung bất phá” (Giảng Pháp tại Pháp hội miền Tây Mỹ Quốc năm 1999, tạm dịch)

Chúng ta không nên tập trung vào những sai lầm mà học viên mắc phải hay chấp trước của họ. Miễn là chúng ta có tâm hòa ái, từ bi, và khiêm tốn, chúng ta sẽ có thể bù đắp cho những thiếu sót của họ. Chỉ bằng cách này, tất cả mọi thứ chúng ta làm mới đạt được trạng thái ưu việt nhất.

Sư Phụ giảng:

“Vậy có người nói rằng chúng tôi cũng vì muốn có thể phối hợp tốt hơn nên mới đề xuất các ý kiến khác nhau, rằng họ mà không tiếp thu thì chúng tôi cảm thấy sự việc khó làm. Không phải như thế đâu. Làm đệ tử Đại Pháp mà nói, chính niệm đến từ Pháp, không phải là tu cho con người chư vị chủ ý tốt ra sao, cho con người chư vị có biện pháp cao minh thế nào, mà là tu cho khi đối đãi vấn đề thì chư vị có dùng chính niệm hay không. Nếu một cá nhân có chủ ý hoặc biện pháp chưa đủ hoàn thiện, dưới sự tổ chức của người phụ trách mọi người là có thể thảo luận một cách hợp lý. Nếu việc ấy không thể được chấp nhận hoặc không được tiếp thụ, mà chư vị cảm thấy hiển nhiên là cần thiết phải làm thế nào đó thì mới hoàn thiện hơn, trong tâm bèn bắt đầu tiêu cực. Thực ra, làm đệ tử Đại Pháp, lúc ấy nếu niệm ngay chính, điều nghĩ đến là tu luyện, là có trách nhiệm, là nên làm thật tốt, thì chư vị nên âm thầm khiến cho chỗ mà chư vị cảm thấy chưa hoàn thiện làm nó thực thi cho tốt, đó mới là điều đệ tử Đại Pháp nên làm. Nếu các đệ tử Đại Pháp đều có thể thực hiện như thế, thì việc gì cũng nhất định sẽ làm được hết sức tốt đẹp. ” … “Nhưng nếu mà chư vị chú trọng những thứ người thường ở bề mặt, thì chư vị chính là chấp trước, thì chư vị chính là nhân tâm. Không được chú trọng những cái đó, chư vị có thể âm thầm hoàn thành cho tốt những chỗ mà chư vị thấy còn thiếu sót, chư vị có thể lẳng lặng làm những gì chư vị cần làm, chư vị khiến chỗ còn chưa hoàn thiện của việc đó âm thầm tự mình làm cho nó được tốt, thì chư Thần sẽ bội phục lắm, nói rằng cá nhân ấy thật là giỏi lắm! Đó mới là điều đệ tử Đại Pháp nên làm. Ấy là một phương diện. Làm đệ tử Đại Pháp, tại những việc cần phối hợp mà khi tranh luận mãi không thôi hoặc khi thảo luận không hiệu quả, thì đều nên làm như thế, tà ác sẽ không còn biện pháp nào nữa để can nhiễu. ” (Tinh tấn hơn nữa)

Khi chúng ta thấy một vài thiếu sót trong hạng mục Đại Pháp, mà không phàn nàn, lặng lẽ bù đắp cho thiếu sót đó, chúng ta đang sử dụng chính niệm, do đó, những gì chúng ta đưa cho người khác sẽ là chính niệm. Điều này cho phép chúng ta vừa đồng hóa với các đặc tính của vũ trụ vừa thực hiện các yêu cầu của Đại Pháp đối với chúng ta. Như vậy, uy lực vĩ đại của Pháp sẽ triển hiện trước chúng ta và kết quả tự nhiên sẽ tốt. Ngược lại, nếu chúng ta có ý kiến ​​khác nhau hoặc phàn nàn về nhau, chúng ta đang biểu hiện những đặc tính ích kỉ của cựu vũ trụ. Lối suy nghĩ tiêu cực này chắc chắn sẽ thu hút vật chất xấu vào trường của một học viên.

Hướng nội là một công cụ có giá trị giúp một học viên đồng hóa với những đặc tính viên dung bất hoại của vũ trụ mới. Vũ trụ mới sẽ yêu cầu tất cả mọi người hướng nội bất cứ khi nào các vấn đề xuất hiện. Điều này sẽ cho phép mỗi tầng của vũ trụ tự nhiên bổ sung và hợp tác với tất cả các tầng khác của vũ trụ. Như vậy, đại khung vũ trụ sẽ có thể tự động khôi phục và trở về trạng thái tốt nhất của nó. Theo cách này, tất cả các chúng sinh sẽ trở nên bất diệt. Hãy nhớ rằng, chúng ta không chỉ là những sinh mệnh đơn lẻ, chúng ta cũng là một vũ trụ. Đây là cách chúng ta và đại khung thể này sẽ tồn tại trong tương lai.

Tôi hy vọng tất cả các học viên có thể bỏ tự ngã và ngừng buộc tội nhau về điều này hay điều khác. Chúng ta nên đặt bản thân trong Đại Pháp và hình thành một chỉnh thể bất phá. Đây là những gì vũ trụ mới cần, và cũng là tiêu chuẩn mà các học viên Đại Pháp phải đạt được.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2012/11/14/把自己摆在整体之中-265461.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2012/12/19/136706.html

Đăng ngày 22-1-2013. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share