Bài viết của phóng viên Minh Huệ Trương Vận

[MINH HUỆ 15 – 08 – 2012] Trại hè sáu tuần Minh Huệ năm 2012 đã kết thúc thành công vào ngày 10 tháng 08, năm 2012. Đối với nhiều tiểu đệ tử Pháp Luân Công, khoảng thời gian đó dường như quá ngắn ngủi. “Con có thể trở lại vào năm tới không ạ?” “Con sẽ nhớ các giáo viên“. “Giá mà trại hè có thể kéo dài thêm“, đó là những lời tâm sự của các tiểu đệ tử trước khi họ ra về.

Các tiểu đệ tử tại trại hè Minh Huệ tập công

Các tiểu đệ tử tại trại hè Minh Huệ học Pháp

Trường Minh Huệ Toronto, tiền thân là nhà trẻ Đậu Đậu, được thành lập vào năm 2005. Hàng năm, có khoảng 50 học sinh tham gia trại hè này. Các em là những học viên Pháp Luân Đại Pháp trẻ đến từ khắp Canada, Nhật Bản, Hồng Kông, và Hàn Quốc. Cha mẹ của các em sẵn sàng đi một chặng đường dài để con cái của họ có được một môi trường tu luyện tốt. Năm nay, trại hè lại tiếp tục thành công; trong khóa học, các em đã học được rất nhiều điều và có rất nhiều niềm vui.

Thu được lợi ích từ khi còn nhỏ

Trình Trình năm nay 10 tuổi. Cậu bé bắt đầu đến nhà trẻ Đậu Đậu từ năm ba tuổi. Hàng năm, cậu đều đến trại hè trường Minh Huệ. “Mẹ cho con nghe bài giảng của Sư phụ trước khi con chào đời. Con có thể đọc thuộc’Hồng Ngâm’ năm con ba tuổi. Con bắt đầu đọc Chuyển Pháp Luân khi con bốn tuổi. Bây giờ con đã có thể tự đọc sách”, Trình Trình nói.

Con học cách đề cao tâm tính tại Trường Minh Huệ. Một lần, khi con biểu diễn tại một sự kiện cộng đồng, có một bạn đã cố lấy đôi giày của con. Con muốn đánh bạn ấy, nhưng ngay lập tức, con đã hướng nội. Con thấy rằng con có các tâm chấp trước như tâm tranh đấu, tâm hiển thị và tật đố. Chính vì con có những tâm chấp trước đó mà bạn ấy muốn lấy đôi giày của con. Con không những không muốn đánh bạn ấy nữa mà còn đối xử tốt với bạn ấy. Bạn ấy đã không lấy giày của con nữa. Sau đó, một lần khi trời mưa, bạn ấy đã cho con mượn ô.

Trình Trình kể tiếp: “Một lần khác, mẹ con chuẩn bị cho con một bữa trưa rất ngon. Khi bạn học của con nhìn thấy, tất cả bọn họ đều muốn thử ăn một chút. Con đã chia sẻ tất cả bữa trưa của mình với các bạn. Khi con nhìn thấy hộp thức ăn trống rỗng và con không còn gì để ăn, con cảm thấy hơi thất vọng. Sau đó, các bạn đã chia sẻ đồ ăn của họ với con. Bữa ăn đó thật phong phú.”

Nhạc Nhạc năm nay cũng mười tuổi. Cậu bé đã học ở trường Minh Huệ từ năm ba tuổi. “Con thích trường học vì con đã học được cách trở thành một đệ tử Đại Pháp chân chính ở đó“, Nhạc Nhạc nói.

Nhạc Nhạc đã kể một ví dụ. Một lần, cậu bé bị sốt và ăn không thấy ngon miệng. Cậu lo lắng rằng cậu sẽ không thể tham gia lễ diễu hành Pháp Luân Đại Pháp vào ngày hôm sau. “Ngày hôm sau, đầu của con vẫn còn bị đau. Cha mẹ nói với con rằng con sẽ ổn, vì vậy con vẫn đi. Con và các học viên khác đã phát rất nhiều tờ rơi Pháp Luân Đại Pháp cho khán giả, và nhiều người đã cảm ơn chúng con. Con không biết cơn sốt và đau đầu của mình đã biến mất lúc nào trong thời gian lễ diễu hành. Con cảm ơn Sư phụ vì đã cho con hồi phục nhanh như vậy“, Nhạc Nhạc nói.

Các tiểu đệ tử lần đầu tham dự trại hè

Bé Đậu Đậu chín tuổi đã chuyển đến Toronto vào năm ngoái và đó là lần đầu tiên cô bé tham dự trại hè Minh Huệ. “Việc học Pháp và luyện công với mọi người đã giúp con rất nhiều. Khi con ở một mình, con thường không thể hoàn thành tất cả năm bài công pháp. Khi con có câu hỏi trong buổi học, các giáo viên đã trả lời các câu hỏi giúp con“, Đậu Đậu nói.

Đậu Đậu bắt đầu học Pháp Luân Đại Pháp năm cô bé ba tuổi. Khi cô bé năm tuổi, mỗi ngày, mẹ cô đã đọc cho cô nghe một chương của Chuyển Pháp Luân. Thỉnh thoảng, cô bé học các kinh văn mới của Sư Phụ hoặc học thuộc các bài thơ trong Hồng Ngâm cùng mẹ.

Có một giai đoạn, Đậu Đậu cảm thấy môn này quá khó. Hầu hết thời gian trong giai đoạn đó, cô bé không thể ăn những gì cô thích, mua những gì cô muốn, hoặc chơi máy tính như những bạn khác. Cha mẹ luôn thúc giục cô “học Pháp, luyện công, và phát chính niệm.” “Con buộc bản thân mình làm những gì họ muốn, nhưng tâm trí của con lại ở một nơi khác.” Tham gia trường Minh Huệ lần này đã thay đổi thái độ miễn cưỡng của cô bé đối với môn tập.

Tại trại hè, các giáo viên đã dạy chúng con cách làm các đồ thủ công. Chúng con vẽ và cắt giấy nghệ thuật. Điều đó rất có ý nghĩa. Khi con có xung đột với các học sinh khác, các giáo viên sẽ nhắc nhở con phải suy nghĩ về nó dựa trên Pháp và thấy con đã làm sai điều gì. Nó cho phép con cải thiện bản thân mình“, Đậu Đậu chia sẻ.

Thần Thần mới đến từ Trung Quốc. Năm nay, cô bé mười tuổi. “Mẹ con kể rằng mẹ đã dạy con đọc Chuyển Pháp Luân khi con một tuổi. Trước khi con lên năm tuổi, con đã có thể tự mình đọc cuốn sách. Con có thể luyện bài công pháp thứ hai trong 30 phút năm con bốn tuổi. Nhưng khi con lớn lên, con không tập lâu như vậy được nữa. Sau khi con học ở trường Minh Huệ, con đã lại có thể luyện bài công pháp thứ hai trong 30 phút.”

Mỗi buổi sáng khi chúng con luyện công, con có thể cảm nhận được trường năng lượng mạnh mẽ. Khi con luyện bài công pháp thứ ba, tay con dễ dàng tự vận chuyển. Con cảm thấy rất thoải mái.”

Cô bé nói rằng bây giờ cô bé có thể ngồi tĩnh công trong 50 phút. Khi chân của cô bị đau, cô tự nhủ: “Nếu mình tháo chân ra, cục nghiệp đó sẽ không được loại bỏ. Mình sẽ tháo chân ra khi chân mình ngừng đau“. Bằng cách này, cô bé đã có thể kéo dài thêm một vài phút.

Bây giờ, Thần Thần có thể ngồi tĩnh công trong một tiếng với mẹ mình mỗi tối. Đôi khi, nó làm cô đau đến phát khóc, nhưng cô bé rất kiên trì. Cô cảm thấy rất may mắn và hạnh phúc khi có thể ở cùng với các học viên khác bên ngoài Trung Quốc. Cô bé sẽ trân quý môi trường mới.

Các học viên trẻ làm việc cùng nhau để hoàn thành một bài tập tại trại hè

Cảm động bởi sự ngây thơ của các em học sinh

Đây là năm đầu tiên cô Maria dạy tại trường Minh Huệ. Cô ấy dạy các em trong độ tuổi từ 6 – 8 tuổi. Cô ấy rất ấn tượng với một học sinh tên là Christ khi cậu bé nói với cô: “Con nghĩ rằng chúng con chưa học Pháp đủ.” Một số học sinh hoàn toàn không biết tiếng Trung Quốc trong khi một số khác đã học Chuyển Pháp Luân với cha mẹ từ khi chúng còn bé. Để quan tâm đến những em không biết tiếng Trung Quốc, Maria đã để cả lớp đọc cuốn sách một cách từ từ. Những gì Christ nói với Maria đã làm cô ấy nhận ra rằng bản chất thuần khiết của trẻ nhỏ biết rằng chúng phải học Pháp nhiều hơn.

Christ là một cậu bé tốt bụng. Cậu bé rất chu đáo và luôn quan tâm tới người khác. Cậu bé là lớp trưởng và thường tổ chức cho cả lớp chơi cùng nhau.

Một lần, Maria muốn trao một phần thưởng cho Christ vì cậu đã học Pháp một cách nghiêm túc. Christ nói với cô giáo: “Con không muốn có phần thưởng này. Con nghĩ rằng học Pháp một cách cẩn thận là điều con nên làm.” Maria đã rất cảm động khi nghe điều đó.

Maria có vài điều muốn chia sẻ với các bậc phụ huynh. Cô ấy hy vọng rằng các bậc phụ huynh có thể dạy con cái họ tiếng Trung Quốc khi chúng còn nhỏ. “Hãy dạy bọn trẻ tiếng Trung Quốc và để cho chúng đọc Chuyển Pháp Luân dù chỉ mười phút mỗi ngày. Bạn sẽ thấy kết quả sau khi bạn kiên trì trong một thời gian. Đây là những gì tôi đã làm với con gái mình. Bây giờ cháu đã mười tuổi. Cháu rất tò mò về những câu chuyện và những cuốn sách truyền thống của Trung Quốc, và cháu có thể dễ dàng hiểu được ý nghĩa của chúng.

“Bọn trẻ đang thay đổi, và tôi cũng vậy”

Judy dạy các em trong độ tuổi từ 3 – 5 tuổi. Đây là năm đầu tiên cô ấy dạy tại trường Minh Huệ. “Bọn trẻ đang thay đổi hàng ngày, tôi cũng vậy. Tôi đã học được rất nhiều từ những đứa trẻ trong sáng này. Đây là một việc vất vả, nhưng đáng giá“, Judy nói.

July cố gắng kiên nhẫn với các học sinh và giải thích các nguyên lý của Pháp cho chúng bằng ngôn ngữ mà chúng có thể hiểu được.

Ban đầu, bé Allen bốn tuổi đã không biết cách chia sẻ với các học sinh khác. Cậu bé cũng từ chối tuân thủ các quy định. Cậu ấy tự cho mình là trung tâm và thường nói: “Tôi muốn điều này… Tôi không muốn điều đó…” Thông qua học Pháp và ghi nhớ Luận Ngữ và các bài thơ trong Hồng Ngâm, Allen đã dần dần thay đổi. Bây giờ các học sinh khác rất thích chơi với cậu.

Học sinh nhỏ tuổi nhất là Diandian, cậu bé mới ba tuổi. Cậu bé rất hiếu động và chỉ thích chơi. Cậu không thích học Pháp hay luyện công. Sau trại hè sáu tuần, cậu bé đã có thể học thuộc lòng các bài thơ trong Hồng Ngâm và sẵn sàng học Pháp và luyện công với các học sinh khác. Bây giờ cậu là người đầu tiên giơ tay khi giáo viên hỏi ai có thể đọc thuộc lòng các bài thơ Hồng Ngâm trước lớp.

Các bậc phụ huynh cần giúp con em mình tu luyện.

Cô Hạ đã giảng dạy từ năm 2005. Học sinh của cô ở độ tuổi từ 9 – 11 tuổi. Các em học sinh rất yêu quý cô.

Với kinh nghiệm giảng dạy lâu năm của mình, cô Hạ thấy rằng các học sinh dành hầu hết thời gian của chúng trong xã hội bình thường, và khi chúng lớn lên, chúng đã học nhiều điều xấu. Mặc dù ở trường Minh Huệ, chúng có thể nhanh chóng sửa chữa các hành vi không đúng, cô Hạ vẫn muốn nhắc nhở các bậc cha mẹ rằng họ phải chú ý đến việc tu luyện của con em họ.

Để bọn trẻ ở trường Minh Huệ sáu tuần mỗi năm chắc chắn là chưa đủ. Các bậc phụ huynh cần phải dành thời gian và nỗ lực giúp đỡ con em mình tu luyện một cách thường xuyên. Họ cần kiên trì học Pháp và luyện công với con cái của mình mỗi ngày. Các em sẽ tránh được những hành vi xấu khi chúng đang ở trong Pháp. Nếu không, chúng có thể dễ dàng bị ô nhiễm trong xã hội người thường. Tôi hy vọng có thể thấy các em tiến bộ nhiều hơn vào năm tới“, cô Hạ nói.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2012/8/15/多伦多明慧学校暑期夏令营圆满结束(图)-261593.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2012/8/22/135114.html

Đăng ngày: 31-8-2012. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share