Bài viết của Hoa Thanh, phóng viên báo Minh Huệ ở Sydney, Australia
[MINH HUỆ 03-08-2012] Ông Lý Hồng Chí, người sáng lập Pháp Luân Công, lần đầu tiên giảng Pháp ở Sydney, Úc, vào năm 1996 để phổ truyền môn tập Pháp Luân Công và các nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn cho mọi người. Ngày 03 tháng 08 năm 2012 đã đánh dấu kỷ niệm năm thứ 16 của sự kiện trọng đại này. Các học viên Pháp Luân Công ở Sydney đã kỷ niệm sự kiện này bằng cách học bài kinh văn “Giảng Pháp ở Sydney”, kinh văn năm 1996 chính thức của ông Lý, và trìu mến hồi tưởng về ba bài giảng Pháp ở Úc của ông Lý.
Cô Meng là một trong những học viên có vinh dự được nghe bài giảng đầu tiên của ông Lý tại Sydney cách đây 16 năm. “16 năm đã trôi qua trong nháy mắt“, cô nói. Cô nhớ lại mình “đã cảm thấy cực kỳ thiêng liêng khi nghe Sư Phụ giảng” về việc tu luyện.
Cô Ngô, một cựu phóng viên, đã may mắn có mặt tại buổi họp báo được tổ chức trong chuyến tới thăm Úc lần thứ ba của Ông Lý. Cô kể lại việc mình bắt đầu tập Pháp Luân Công như thế nào.
Cô nói: “Khi Sư Phụ đến đây lần thứ ba, truyền thông thế giới đã bị sốc bởi cuộc thỉnh nguyện không được tổ chức, nhưng lại rất trật tự và ôn hòa của các học viên Pháp Luân Công [thỉnh nguyện ngày 25 tháng 04 ở Bắc Kinh yêu cầu thả tự do cho các đồng tu ở Thiên Tân [những người bị cảnh sát đánh đập và bắt giữ ngày hôm trước]. Nhiều hãng truyền thông Trung Quốc và phương Tây rất háo hức được phỏng vấn Sư Phụ. Tôi là một trong những phóng viên háo hức đặt câu hỏi. Tôi đã biên soạn một danh sách các câu hỏi. Câu hỏi đầu tiên [trong danh sách] của tôi là: ‘Tại sao Phật gia dùng hoa sen làm biểu tượng’. Những phóng viên chúng tôi đã được yêu cầu nghe bài giảng của Sư phụ và kinh nghiệm tu luyện của các học viên Pháp Luân Công trước cuộc họp báo. Sư Phụ đã trả lời câu hỏi của tôi trong bài giảng. Tôi thậm chí còn chưa hỏi Ngài! Tôi cảm thấy thật sửng sốt. Tôi đã rất ấn tượng và ngạc nhiên trước câu trả lời của Ngài. Tôi ngồi nghe bài giảng của Sư Phụ. Tôi cảm thấy như được bao bọc bởi một năng lượng mạnh mẽ. Tôi chú ý từng từ Sư Phụ nói. Tôi quyết định bắt đầu tập Pháp Luân Công ngay sau đó!”
Cô Ngô cho biết ban đầu cô đọc Chuyển Pháp Luân, ấn bản chính của Pháp Luân Công, với truy cầu về sức khỏe. Cô cảm thấy khó hiểu về việc nó được viết bằng ngôn ngữ rất đơn giản, trái ngược với các văn tự cổ Trung Quốc phức tạp trong các kinh sách Phật giáo cổ đại. Tuy vậy, cuối cùng cô cũng nhận ra rằng Sư Phụ đã chọn ngôn ngữ đơn giản để có thêm nhiều người có thể học Pháp Luân Công.
Cô Ngô cũng chia sẻ về khoảnh khắc hạnh phúc nhất của mình: “Tôi được bắt tay Sư Phụ sau khi phỏng vấn. Tôi đã đứng ngay trước mặt Ngài, nhưng lại không thể nhìn thấy rõ khuôn mặt đó. Khuôn mặt Ngài rất rạng rỡ. Tôi đã không thể thốt nên lời. Sư phụ nói với tôi: ‘Chư vị phải học Pháp nhiều hơn. Điều tôi nói cho chư vị là chân lý. Chư vị phải học Pháp nhiều hơn.’ Tôi thật quá may mắn!”
Một học viên Pháp Luân Công khác tại lễ kỷ niệm lần thứ 16 chia sẻ rằng cô ấy vừa thấy năm bông hoa Ưu Đàm nở tại nhà mình. Hoa Ưu Đàm là một từ tiếng Phạn với nghĩa “hoa mang điềm lành từ thiên thượng”. Theo kinh điển Phật giáo, cứ 3.000 năm, hoa mới nở một lần. Quyển 8 Kinh “Huệ Lâm Âm Nghĩa” ghi rõ: “Ưu Đàm Bà La hoa là loài hoa linh thiêng mang điềm lành, đây là Thiên hoa. Nếu một đấng Như Lai hoặc Đức Chuyển Luân Thánh Vương xuất hiện nơi thế giới con người, loài hoa này sẽ xuất hiện khắp nơi nhờ đại đức và đại ân của Ngài“. Hoa Ưu Đàm lần đầu tiên được phát hiện tại Hàn Quốc vào năm 1997. Kể từ đó, nó cũng đã được tìm thấy ở Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, California, New York, Texas và nhiều địa phương khác trên thế giới.
Các học viên Pháp Luân Công đã kết thúc buổi kỷ niệm lần thứ 16 bằng cách đồng thanh hát theo video “Ngợi ca ân huệ của Sư Phụ”.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2012/8/3/纪念师父澳洲传法十六周年-悉尼学员感恩-261110.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2012/8/11/134893.html
Đăng ngày: 21 –8– 2012. Bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai cho sát hơn với nguyên bản.